Sau khi Liên Xô tan rã, ước tính quân đội Ukraine được thừa hưởng tới hơn 20.000 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng hàng chục ngàn xe thiết giáp các loại, khiến cho lục quân nước này được đánh giá rất cao về sức mạnh.Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng không lớn đến mức như vậy và cũng vì không đáp ứng nổi kinh phí hoạt động, phần lớn số xe tăng của Ukraine đã được đưa vào diện niêm cất bảo quản.Tại Ukraine có một khu vực được coi là "nghĩa địa xe tăng" lớn nhất thế giới đặt tại nhà máy Kharkiv, nơi đây tập trung hàng ngàn xe tăng "báu vật" của Liên Xô như T-64, T-72 và T-80.Khi bùng nổ cuộc chiến tranh tại miền Đông và quan hệ với Nga trở nên căng thẳng, bên cạnh việc sản xuất mới thì Ukraine rất chú trọng đến việc phục hồi tính năng đi kèm hiện đại hóa cho số chiến xa trên.Truyền thông Ukraine vừa cho biết, nhà máy bọc thép Lviv thuộc sở hữu nhà nước tiếp tục chính sách nâng cấp và phục hồi những "cựu chiến binh Liên Xô" cho lực lượng vũ trang nước này.Theo Giám đốc của nhà máy - ông Viktor Androshchuk, việc tái cấu trúc chính của các phương tiện bọc thép này liên quan đến hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển hỏa lực.Những cỗ xe tăng đã cao tuổi này sẽ được trang bị hệ thống ngắm bắn quang học hiện đại mới với kính nhìn đêm, thiết bị liên lạc kỹ thuật số mới nhất và thậm chí cả hệ thống định vị vệ tinh.Ông Androshchuk lưu ý rằng trong quá trình hiện đại hóa xe tăng, cần phải chú trọng đến việc khôi phục các phẩm chất liên quan đến tính cơ động và chiến đấu trước đây vốn làm nên danh tiếng của chiến xa Liên Xô.Nhưng thực tế là hầu hết các thiết bị đến nhà máy ban đầu ở trong tình trạng khủng khiếp, và một số thậm chí còn trong tình trạng nguy kịch, rất khó phục hồi.Hơn nữa một số chiếc xe tăng đã phải cố gắng để tham gia vào cuộc chiến ở Donbass, và nhiều xe đã được đưa tới sửa chữa trong tình trạng trúng đạn pháo của đối phương.Các nhân viên của nhà máy đã phải tháo rời các loại xe tăng cũng như xe bọc thép "đến ốc vít cuối cùng". Đôi khi trong quá trình sửa chữa, xe tăng phải thay đổi động cơ hoặc các yếu tố của nó, và nhiều hơn nữa.Sau một hoặc hai tháng, một cỗ máy hoàn toàn mới sẽ ra khỏi dây chuyền lắp ráp của nhà máy, theo các kỹ sư, chúng sẵn sàng cho tất cả các tình huống của chiến tranh hiện đại.Theo một số báo cáo, trong hai năm qua, nhà máy Lviv đã mang lại cuộc sống thứ hai cho gần một trăm đơn vị xe bọc thép phục vụ trong hàng ngũ của lực lượng vũ trang Ukraine.Ví dụ, một nhóm gồm 6 chiếc T-64BV được nâng cấp đã trở lại phục vụ quân đội trong thời gian qua. Tiếp theo sẽ lần lượt là khoảng 15 "cựu chiến binh" như vậy.
Sau khi Liên Xô tan rã, ước tính quân đội Ukraine được thừa hưởng tới hơn 20.000 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng hàng chục ngàn xe thiết giáp các loại, khiến cho lục quân nước này được đánh giá rất cao về sức mạnh.
Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng không lớn đến mức như vậy và cũng vì không đáp ứng nổi kinh phí hoạt động, phần lớn số xe tăng của Ukraine đã được đưa vào diện niêm cất bảo quản.
Tại Ukraine có một khu vực được coi là "nghĩa địa xe tăng" lớn nhất thế giới đặt tại nhà máy Kharkiv, nơi đây tập trung hàng ngàn xe tăng "báu vật" của Liên Xô như T-64, T-72 và T-80.
Khi bùng nổ cuộc chiến tranh tại miền Đông và quan hệ với Nga trở nên căng thẳng, bên cạnh việc sản xuất mới thì Ukraine rất chú trọng đến việc phục hồi tính năng đi kèm hiện đại hóa cho số chiến xa trên.
Truyền thông Ukraine vừa cho biết, nhà máy bọc thép Lviv thuộc sở hữu nhà nước tiếp tục chính sách nâng cấp và phục hồi những "cựu chiến binh Liên Xô" cho lực lượng vũ trang nước này.
Theo Giám đốc của nhà máy - ông Viktor Androshchuk, việc tái cấu trúc chính của các phương tiện bọc thép này liên quan đến hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển hỏa lực.
Những cỗ xe tăng đã cao tuổi này sẽ được trang bị hệ thống ngắm bắn quang học hiện đại mới với kính nhìn đêm, thiết bị liên lạc kỹ thuật số mới nhất và thậm chí cả hệ thống định vị vệ tinh.
Ông Androshchuk lưu ý rằng trong quá trình hiện đại hóa xe tăng, cần phải chú trọng đến việc khôi phục các phẩm chất liên quan đến tính cơ động và chiến đấu trước đây vốn làm nên danh tiếng của chiến xa Liên Xô.
Nhưng thực tế là hầu hết các thiết bị đến nhà máy ban đầu ở trong tình trạng khủng khiếp, và một số thậm chí còn trong tình trạng nguy kịch, rất khó phục hồi.
Hơn nữa một số chiếc xe tăng đã phải cố gắng để tham gia vào cuộc chiến ở Donbass, và nhiều xe đã được đưa tới sửa chữa trong tình trạng trúng đạn pháo của đối phương.
Các nhân viên của nhà máy đã phải tháo rời các loại xe tăng cũng như xe bọc thép "đến ốc vít cuối cùng". Đôi khi trong quá trình sửa chữa, xe tăng phải thay đổi động cơ hoặc các yếu tố của nó, và nhiều hơn nữa.
Sau một hoặc hai tháng, một cỗ máy hoàn toàn mới sẽ ra khỏi dây chuyền lắp ráp của nhà máy, theo các kỹ sư, chúng sẵn sàng cho tất cả các tình huống của chiến tranh hiện đại.
Theo một số báo cáo, trong hai năm qua, nhà máy Lviv đã mang lại cuộc sống thứ hai cho gần một trăm đơn vị xe bọc thép phục vụ trong hàng ngũ của lực lượng vũ trang Ukraine.
Ví dụ, một nhóm gồm 6 chiếc T-64BV được nâng cấp đã trở lại phục vụ quân đội trong thời gian qua. Tiếp theo sẽ lần lượt là khoảng 15 "cựu chiến binh" như vậy.