Trong khí thế chiến thắng như chẻ tre của Quân đội Đế quốc Nhật Bản, Tưởng Giới Thạch với tư cách là người đứng đầu Quốc dân đảng, đã nhận ra tình hình nguy cấp ở phía bắc Bắc Kinh và gây áp lực buộc Trương Học Lương phải giao quyền chỉ huy cho Hà Ứng Khâm, người được mệnh danh là "Tướng may mắn".Để "câu giờ" cho quân tiếp viện, đến từ miền nam và miền trung Trung Quốc, Hà Ứng Khâm đã điều động bốn quân đoàn bộ binh (trung bình mỗi quân đoàn có 14.000 quân), giao chiến với quân Nhật trong cuộc chiến giành lại bức tường Vạn Lý Trường Thành.Quân đoàn 29 dưới sự chỉ huy của tướng Tống Triết Viễn, đảm nhiệm tiến công hướng Tây Phong Khẩu; Quân đoàn 32 đảm nhiệm chiếm lại Long Khẩu. Một số đơn vị của Quân đoàn 7 và Quân đoàn 67, đảm nhiệm phòng ngự Cổ Bắc Khẩu, nơi có một con đèo rộng 24km, với danh lam thắng cảnh "Cổng trời phía Nam" là trung tâm.Để bù đắp cho việc thiếu hỏa lực, các chỉ huy Trung Quốc đã cố gắng sử dụng chiến thuật tập kích, tạo cơ hội cho bộ binh trang bị đao và súng ngắn của họ áp sát để chiến đấu với Quân đội Nhật Bản, được trang bị súng trường Arisaka Kiểu 38 và súng máy hạng nhẹ Nambu. Những trận chiến đấu giáp la cà diễn ra đẫm máu, gây thiệt hại lớn cả hai bên.Tướng Tống Triết Viễn thậm chí còn thành lập một “Tiểu đoàn gươm đao” gồm 500 quân, được huấn luyện võ thuật. Đêm ngày 11/3/1933, hai thợ săn địa phương dẫn đường cho “Tiểu đoàn gươm đao” và hai lữ đoàn bộ binh đi theo con đường mòn phía sau, tập kích phòng tuyến của quân Nhật.Sau nửa đêm, toán chiến binh Trung Quốc dùng gươm áp đảo một đơn vị kỵ binh của Nhật đang ngủ ở cánh phải, trong khi lực lượng bên trái xông vào nơi đóng quân và sở chỉ huy của pháo binh Nhật Bản tại Bạch Đài Tử. Quân Trung Quốc dùng lựu đạn và gươm, đao trong một cuộc hỗn chiến với quân Nhật.Theo thông tin của Quân đoàn 29, trận tập kích đã phá hủy 18 khẩu pháo và một số xe bọc thép của quân Nhật, trước khi rút lui vào lúc bình minh. Quân đội Trung Quốc tại Tây Phong Khẩu đã mở thêm một số cuộc tập kích vào ban đêm và đẩy lùi hai mươi cuộc tấn công vào các công sự của Vạn Lý Trường Thành.Trong khi đó, vào ngày 7/3, Quân đoàn 17 của Quốc dân đảng đã chiếm lại Cổ Bắc Khẩu từ quân Nhật. Nhưng năm ngày sau, họ bị Sư đoàn 8 của Nhật Bản đánh bật khỏi vị trí; một số chỉ huy sư đoàn và trung đoàn của quân đội Quốc dân đảng bị giết hoặc bị thương.Tuy nhiên, việc tiếp tục sử dụng chiến thuật phòng thủ cơ động và các cuộc tập kích ban đêm thường xuyên, trong đó họ sử dụng hiệu quả súng tiểu liên MP18 mua gấp từ Đức, đã khiến quân Nhật bị đóng quân dọc theo con đèo bị thiệt hại nặng.Tuy nhiên, bộ binh Nhật vẫn kiên trì với mục đích ban đầu và sẵn sàng xông vào một cuộc hỗn chiến bằng lưỡi lê. Quan trọng hơn, họ có sự yểm trợ của không quân, thiết giáp và pháo binh; còn quân Quốc dân đảng thì không.Tuyến phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành bắt đầu thất thủ vào đầu tháng Tư. Vào ngày 11/4, Sư đoàn 6 của Quân đội Nhật Bản đột phá đèo Long Khẩu và bắt đầu tiến về phía Thiên An, cắt đứt đường tiếp tế của các đơn vị Trung Quốc đang bảo vệ những con đèo lân cận.Từng quân đoàn phòng ngự của Trung Quốc bị đánh lui, hầu hết đều bị thương vong khoảng 33%. Đến ngày 20/5/1933, các đơn vị đồn trú cuối cùng của Trung Quốc trên Vạn Lý Trường Thành buộc phải rút lui, để ngỏ con đường tới Bắc Kinh và Thiên Tân.Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hòa bình đã diễn ra ở Thượng Hải trong thời gian giao tranh và các quốc gia phương Tây, lo sợ cho sự an toàn của công dân của họ ở Bắc Kinh, đã gây áp lực buộc chính phủ Nhật Bản phải đình chiến. Ngày 22/5, Trung Quốc ký Hiệp định đình chiến Đường Quốc, khiến giao tranh Trung - Nhật tạm dừng.Về mặt ngắn hạn, các hành động phòng thủ của quân đội Quốc dân đảng với trang bị kém dọc theo Vạn Lý Trường Thành, đã giúp Tưởng Giới Thạch có đủ thời gian để ngăn chặn một cuộc tấn công trực tiếp của Quân đội Nhật Bản vào Bắc Kinh.Tuy nhiên, khi Trung Quốc mất quyền kiểm soát Vạn Lý Trường Thành, thì không chỉ Bắc Kinh, Thiên Tân mà toàn bộ đồng bằng đông bắc của Trung Quốc đã không còn những tuyến phòng thủ, để có thể ngăn chặn hiệu quả đường tiến cho quân Nhật.Và bốn năm sau (năm 1937), khi Nhật Bản bắt đầu lại cuộc chiến lần thứ hai, quân Nhật đã lấy cớ là một binh sĩ của họ mất tích, để mở cuộc tấn công với lực lượng lớn nhằm vào Trung Quốc tại cầu Marco Polo (khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Nhật Bản lúc bấy giờ). Bắc Kinh đã thất thủ chỉ sau hai tuần, tiếp theo là Thượng Hải và thủ đô Nam Kinh của Quốc dân đảng sau bốn tháng.Vạn Lý Trường Thành thực sự đã chứng tỏ hiệu quả đối với một chướng ngại vật phòng thủ được xây dựng từ trước đó sáu thế kỷ. Và trong cuộc chiến đó, những người lính Trung Quốc đã thể hiện lòng dũng cảm và khả năng thích ứng trong việc sử dụng các loại "vũ khí cổ đại" theo ý của họ.Tuy nhiên, việc phòng thủ thụ động cùng lòng dũng cảm của quân đội Quốc dân đảng, không thể chiếm ưu thế trong thời đại chiến tranh cơ giới, với vũ khí hiện đại như máy bay, pháo hạm và xe tăng. Những lực lượng trang bị kém như quân đội Trung Quốc khi đó, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nguồn ảnh: QQ. Lính Trung Quốc với trang bị kém và không được huấn luyện kỹ càng, phải vất vả chống lại quân đội Nhật Bản được tổ chúc cực kỳ chuyên nghiệp. Nguồn: TheArchive.
Trong khí thế chiến thắng như chẻ tre của Quân đội Đế quốc Nhật Bản, Tưởng Giới Thạch với tư cách là người đứng đầu Quốc dân đảng, đã nhận ra tình hình nguy cấp ở phía bắc Bắc Kinh và gây áp lực buộc Trương Học Lương phải giao quyền chỉ huy cho Hà Ứng Khâm, người được mệnh danh là "Tướng may mắn".
Để "câu giờ" cho quân tiếp viện, đến từ miền nam và miền trung Trung Quốc, Hà Ứng Khâm đã điều động bốn quân đoàn bộ binh (trung bình mỗi quân đoàn có 14.000 quân), giao chiến với quân Nhật trong cuộc chiến giành lại bức tường Vạn Lý Trường Thành.
Quân đoàn 29 dưới sự chỉ huy của tướng Tống Triết Viễn, đảm nhiệm tiến công hướng Tây Phong Khẩu; Quân đoàn 32 đảm nhiệm chiếm lại Long Khẩu. Một số đơn vị của Quân đoàn 7 và Quân đoàn 67, đảm nhiệm phòng ngự Cổ Bắc Khẩu, nơi có một con đèo rộng 24km, với danh lam thắng cảnh "Cổng trời phía Nam" là trung tâm.
Để bù đắp cho việc thiếu hỏa lực, các chỉ huy Trung Quốc đã cố gắng sử dụng chiến thuật tập kích, tạo cơ hội cho bộ binh trang bị đao và súng ngắn của họ áp sát để chiến đấu với Quân đội Nhật Bản, được trang bị súng trường Arisaka Kiểu 38 và súng máy hạng nhẹ Nambu. Những trận chiến đấu giáp la cà diễn ra đẫm máu, gây thiệt hại lớn cả hai bên.
Tướng Tống Triết Viễn thậm chí còn thành lập một “Tiểu đoàn gươm đao” gồm 500 quân, được huấn luyện võ thuật. Đêm ngày 11/3/1933, hai thợ săn địa phương dẫn đường cho “Tiểu đoàn gươm đao” và hai lữ đoàn bộ binh đi theo con đường mòn phía sau, tập kích phòng tuyến của quân Nhật.
Sau nửa đêm, toán chiến binh Trung Quốc dùng gươm áp đảo một đơn vị kỵ binh của Nhật đang ngủ ở cánh phải, trong khi lực lượng bên trái xông vào nơi đóng quân và sở chỉ huy của pháo binh Nhật Bản tại Bạch Đài Tử. Quân Trung Quốc dùng lựu đạn và gươm, đao trong một cuộc hỗn chiến với quân Nhật.
Theo thông tin của Quân đoàn 29, trận tập kích đã phá hủy 18 khẩu pháo và một số xe bọc thép của quân Nhật, trước khi rút lui vào lúc bình minh. Quân đội Trung Quốc tại Tây Phong Khẩu đã mở thêm một số cuộc tập kích vào ban đêm và đẩy lùi hai mươi cuộc tấn công vào các công sự của Vạn Lý Trường Thành.
Trong khi đó, vào ngày 7/3, Quân đoàn 17 của Quốc dân đảng đã chiếm lại Cổ Bắc Khẩu từ quân Nhật. Nhưng năm ngày sau, họ bị Sư đoàn 8 của Nhật Bản đánh bật khỏi vị trí; một số chỉ huy sư đoàn và trung đoàn của quân đội Quốc dân đảng bị giết hoặc bị thương.
Tuy nhiên, việc tiếp tục sử dụng chiến thuật phòng thủ cơ động và các cuộc tập kích ban đêm thường xuyên, trong đó họ sử dụng hiệu quả súng tiểu liên MP18 mua gấp từ Đức, đã khiến quân Nhật bị đóng quân dọc theo con đèo bị thiệt hại nặng.
Tuy nhiên, bộ binh Nhật vẫn kiên trì với mục đích ban đầu và sẵn sàng xông vào một cuộc hỗn chiến bằng lưỡi lê. Quan trọng hơn, họ có sự yểm trợ của không quân, thiết giáp và pháo binh; còn quân Quốc dân đảng thì không.
Tuyến phòng thủ của Vạn Lý Trường Thành bắt đầu thất thủ vào đầu tháng Tư. Vào ngày 11/4, Sư đoàn 6 của Quân đội Nhật Bản đột phá đèo Long Khẩu và bắt đầu tiến về phía Thiên An, cắt đứt đường tiếp tế của các đơn vị Trung Quốc đang bảo vệ những con đèo lân cận.
Từng quân đoàn phòng ngự của Trung Quốc bị đánh lui, hầu hết đều bị thương vong khoảng 33%. Đến ngày 20/5/1933, các đơn vị đồn trú cuối cùng của Trung Quốc trên Vạn Lý Trường Thành buộc phải rút lui, để ngỏ con đường tới Bắc Kinh và Thiên Tân.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hòa bình đã diễn ra ở Thượng Hải trong thời gian giao tranh và các quốc gia phương Tây, lo sợ cho sự an toàn của công dân của họ ở Bắc Kinh, đã gây áp lực buộc chính phủ Nhật Bản phải đình chiến. Ngày 22/5, Trung Quốc ký Hiệp định đình chiến Đường Quốc, khiến giao tranh Trung - Nhật tạm dừng.
Về mặt ngắn hạn, các hành động phòng thủ của quân đội Quốc dân đảng với trang bị kém dọc theo Vạn Lý Trường Thành, đã giúp Tưởng Giới Thạch có đủ thời gian để ngăn chặn một cuộc tấn công trực tiếp của Quân đội Nhật Bản vào Bắc Kinh.
Tuy nhiên, khi Trung Quốc mất quyền kiểm soát Vạn Lý Trường Thành, thì không chỉ Bắc Kinh, Thiên Tân mà toàn bộ đồng bằng đông bắc của Trung Quốc đã không còn những tuyến phòng thủ, để có thể ngăn chặn hiệu quả đường tiến cho quân Nhật.
Và bốn năm sau (năm 1937), khi Nhật Bản bắt đầu lại cuộc chiến lần thứ hai, quân Nhật đã lấy cớ là một binh sĩ của họ mất tích, để mở cuộc tấn công với lực lượng lớn nhằm vào Trung Quốc tại cầu Marco Polo (khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Nhật Bản lúc bấy giờ). Bắc Kinh đã thất thủ chỉ sau hai tuần, tiếp theo là Thượng Hải và thủ đô Nam Kinh của Quốc dân đảng sau bốn tháng.
Vạn Lý Trường Thành thực sự đã chứng tỏ hiệu quả đối với một chướng ngại vật phòng thủ được xây dựng từ trước đó sáu thế kỷ. Và trong cuộc chiến đó, những người lính Trung Quốc đã thể hiện lòng dũng cảm và khả năng thích ứng trong việc sử dụng các loại "vũ khí cổ đại" theo ý của họ.
Tuy nhiên, việc phòng thủ thụ động cùng lòng dũng cảm của quân đội Quốc dân đảng, không thể chiếm ưu thế trong thời đại chiến tranh cơ giới, với vũ khí hiện đại như máy bay, pháo hạm và xe tăng. Những lực lượng trang bị kém như quân đội Trung Quốc khi đó, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nguồn ảnh: QQ.
Lính Trung Quốc với trang bị kém và không được huấn luyện kỹ càng, phải vất vả chống lại quân đội Nhật Bản được tổ chúc cực kỳ chuyên nghiệp. Nguồn: TheArchive.