Năm 1988, Liên Xô đưa vào biên chế tàu sân bay Baku, đây là một trong 4 chiếc tuần dương hạm hạng nặng kết hợp tàu sân bay hạng trung thuộc lớp Kiev, một thiết kế độc đáo của Liên Xô, có tính năng công-thủ toàn diện. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Baku - Nguồn: WikipediaNhững chiếc tàu thuộc lớp Kiev với 1/3 thân tàu phía trước là tàu tuần dương hạng nặng, với những trang bị vũ khí khủng gồm 12 tên lửa chống hạm P-500 Bazalt; 192 tên lửa hải đối không và hai hải pháo 100 mm. Hai phần ba còn lại của con tàu về cơ bản là một tàu sân bay, với một sàn đáp góc và một nhà chứa máy bay. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Novorossijsk lớp Kiev - Nguồn: WikipediaBaku phục vụ trong hải quân Liên Xô một thời gian ngắn cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Nga được thừa kế con tàu, đổi tên thành Đô đốc Gorshkov và giữ nó trong biên chế của hải quân Nga cho đến năm 1996. Sau một vụ nổ nồi hơi, có thể là do thiếu bảo trì, Đô đốc Gorshkov phải nằm cảng. Ảnh: Chiếc Đô đốc Gorshkov khi còn hoạt động trong Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân Nga.Vào đầu những năm 2000, Ấn Độ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi tàu sân bay INS Viraat duy nhất của Ấn Độ thì sắp hết niên hạn sử dụng vào năm 2007. New Delhi cần nhanh chóng có một tàu sân bay thay thế chiếc INS Viraat. Ảnh: Tàu sân bay INS Viraat của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: WikipediaTuy nhiên nguồn cung cấp tàu sân bay rất hạn chế, các quốc gia duy nhất đóng tàu sân bay vào thời điểm đó là Mỹ, Pháp và Italy thì đóng những con tàu quá lớn so với yêu cầu của Ấn Độ. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ - Nguồn: WikipediaMay mắn đã đến với Ấn Độ (và thậm chí là cả Nga), năm 2004 Ấn Độ và Nga đã đạt được một thỏa thuận, theo đó Ấn Độ sẽ được tặng không chiếc Đô đốc Gorshkov, nhưng Ấn Độ sẽ trả 974 triệu USD cho Nga để nâng cấp nó lên thành một chiếc tàu sân bay theo đúng nghĩa. Ảnh: Chiếc Đô đốc Gorshkov khi còn hoạt động trong Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân Nga.Tuy nhiên đây là một hợp đồng mạo hiểm, với trọng lượng 44.500 tấn, Đô đốc Gorshkov là một con tàu chiến khổng lồ. Mặc dù chiếc Đô đốc Gorshkov đưa vào sử dụng chưa lâu, nhưng đã mất 8 năm nằm cảng; việc thiếu kinh phí bảo dưỡng và mùa đông khắc nghiệt của Nga đã làm con tàu xuống cấp nhanh chóng. Ảnh: Tàu Đô đốc Gorshkov đang nằm tại cảng - Nguồn: Hải quân Nga.Theo hợp đồng, Nga sẽ chuyển loại tàu này từ tàu sân bay trực thăng có sàn đáp một phần, thành tàu sân bay có đường phóng và sàn đáp chỉ dài 275 m. Nó có khả năng mang 24 máy bay chiến đấu MiG-29K và tối đa 10 máy bay trực thăng Kamov. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn ĐộTàu sân bay mới được trang bị radar, nồi hơi mới; lắp đặt dây bắt máy bay hạ cánh và thang máy trên boong mới. Con tàu được cải tạo lại với 2.700 phòng và khoang, 22 boong. Tàu sân bay "mới" sẽ được đặt tên là Vikramaditya, theo tên một vị vua Ấn Độ cổ đại. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ10. Một tàu sân bay thực sự với giá dưới một tỷ USD, đó là cái giá quá tốt để Ấn Độ sở hữu một tàu sân bay thực sự; nhưng phía Nga đã không thể đáp ứng được với cái giá 950 triệu USD theo đàm phán ban đầu, do năng lực của nhà thầu Sevmash quá kém. Ảnh: Máy bay MiG-29K cất cánh từ tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn ĐộQua 7 năm chậm tiến độ, khi trở thành chiếc INS Vikramaditya có thể hoạt động được, thì giá thành con tàu đã đội lên tới 2,2 tỷ USD; một cái giá không quá đắt với một chiếc tàu sân bay, nhưng thực sự cũng không hề rẻ. Ảnh: Máy bay MiG-29K cất cánh từ tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn ĐộCuối cùng Ấn Độ cũng có tàu sân bay, tuy nhiên việc bảo hành với một con tàu lớn như vậy là không hề đơn giản; ví dụ hệ thống động lực trên tàu, tất cả 8 nồi hơi đều mới, nhưng Ấn Độ đã phát hiện ra những khiếm khuyết của “trái tim” con tàu. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn ĐộTrong chuyến di chuyển xa đầu tiên từ Nga đến Ấn Độ, chiếc Vikramaditya đã bị sự cố lò hơi và công ty Sevmash cho rằng, đó là những chiếc nồi hơi kém chất lượng của Trung Quốc; nhưng phía Trung Quốc phủ nhận việc xuất khẩu lò hơi lắp cho tàu Vikramaditya. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn ĐộCuối cùng Vikramaditya thiếu khả năng phòng ngự chủ động, khi tàu không có pháo sáng mồi bẫy để thu hút tên lửa chống hạm, và không có bất kỳ hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần nào như Phalanx của Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn ĐộMặc dù chiếc INS Vikramaditya đã vào biên chế của hải quân Ấn Độ, nhưng Hải quân Ấn Độ cũng phải đối mặt với việc bảo hành phức tạp, khi có tới 200 nhà thầu ở rất nhiều quốc gia cung cấp linh kiện, nhưng họ hoàn toàn không biết họ đang xuất khẩu các bộ phận cho một hệ thống vũ khí của nước ngoài. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ Video Nga chuyển giao tàu sân bay khổng lồ cho Ấn Độ - Nguồn: REUTERS
Năm 1988, Liên Xô đưa vào biên chế tàu sân bay Baku, đây là một trong 4 chiếc tuần dương hạm hạng nặng kết hợp tàu sân bay hạng trung thuộc lớp Kiev, một thiết kế độc đáo của Liên Xô, có tính năng công-thủ toàn diện. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Baku - Nguồn: Wikipedia
Những chiếc tàu thuộc lớp Kiev với 1/3 thân tàu phía trước là tàu tuần dương hạng nặng, với những trang bị vũ khí khủng gồm 12 tên lửa chống hạm P-500 Bazalt; 192 tên lửa hải đối không và hai hải pháo 100 mm. Hai phần ba còn lại của con tàu về cơ bản là một tàu sân bay, với một sàn đáp góc và một nhà chứa máy bay. Ảnh: Tuần dương hạm hàng không Novorossijsk lớp Kiev - Nguồn: Wikipedia
Baku phục vụ trong hải quân Liên Xô một thời gian ngắn cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Nga được thừa kế con tàu, đổi tên thành Đô đốc Gorshkov và giữ nó trong biên chế của hải quân Nga cho đến năm 1996. Sau một vụ nổ nồi hơi, có thể là do thiếu bảo trì, Đô đốc Gorshkov phải nằm cảng. Ảnh: Chiếc Đô đốc Gorshkov khi còn hoạt động trong Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân Nga.
Vào đầu những năm 2000, Ấn Độ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi tàu sân bay INS Viraat duy nhất của Ấn Độ thì sắp hết niên hạn sử dụng vào năm 2007. New Delhi cần nhanh chóng có một tàu sân bay thay thế chiếc INS Viraat. Ảnh: Tàu sân bay INS Viraat của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia
Tuy nhiên nguồn cung cấp tàu sân bay rất hạn chế, các quốc gia duy nhất đóng tàu sân bay vào thời điểm đó là Mỹ, Pháp và Italy thì đóng những con tàu quá lớn so với yêu cầu của Ấn Độ. Ảnh: Tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia
May mắn đã đến với Ấn Độ (và thậm chí là cả Nga), năm 2004 Ấn Độ và Nga đã đạt được một thỏa thuận, theo đó Ấn Độ sẽ được tặng không chiếc Đô đốc Gorshkov, nhưng Ấn Độ sẽ trả 974 triệu USD cho Nga để nâng cấp nó lên thành một chiếc tàu sân bay theo đúng nghĩa. Ảnh: Chiếc Đô đốc Gorshkov khi còn hoạt động trong Hải quân Nga - Nguồn: Hải quân Nga.
Tuy nhiên đây là một hợp đồng mạo hiểm, với trọng lượng 44.500 tấn, Đô đốc Gorshkov là một con tàu chiến khổng lồ. Mặc dù chiếc Đô đốc Gorshkov đưa vào sử dụng chưa lâu, nhưng đã mất 8 năm nằm cảng; việc thiếu kinh phí bảo dưỡng và mùa đông khắc nghiệt của Nga đã làm con tàu xuống cấp nhanh chóng. Ảnh: Tàu Đô đốc Gorshkov đang nằm tại cảng - Nguồn: Hải quân Nga.
Theo hợp đồng, Nga sẽ chuyển loại tàu này từ tàu sân bay trực thăng có sàn đáp một phần, thành tàu sân bay có đường phóng và sàn đáp chỉ dài 275 m. Nó có khả năng mang 24 máy bay chiến đấu MiG-29K và tối đa 10 máy bay trực thăng Kamov. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ
Tàu sân bay mới được trang bị radar, nồi hơi mới; lắp đặt dây bắt máy bay hạ cánh và thang máy trên boong mới. Con tàu được cải tạo lại với 2.700 phòng và khoang, 22 boong. Tàu sân bay "mới" sẽ được đặt tên là Vikramaditya, theo tên một vị vua Ấn Độ cổ đại. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ
10. Một tàu sân bay thực sự với giá dưới một tỷ USD, đó là cái giá quá tốt để Ấn Độ sở hữu một tàu sân bay thực sự; nhưng phía Nga đã không thể đáp ứng được với cái giá 950 triệu USD theo đàm phán ban đầu, do năng lực của nhà thầu Sevmash quá kém. Ảnh: Máy bay MiG-29K cất cánh từ tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ
Qua 7 năm chậm tiến độ, khi trở thành chiếc INS Vikramaditya có thể hoạt động được, thì giá thành con tàu đã đội lên tới 2,2 tỷ USD; một cái giá không quá đắt với một chiếc tàu sân bay, nhưng thực sự cũng không hề rẻ. Ảnh: Máy bay MiG-29K cất cánh từ tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ
Cuối cùng Ấn Độ cũng có tàu sân bay, tuy nhiên việc bảo hành với một con tàu lớn như vậy là không hề đơn giản; ví dụ hệ thống động lực trên tàu, tất cả 8 nồi hơi đều mới, nhưng Ấn Độ đã phát hiện ra những khiếm khuyết của “trái tim” con tàu. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ
Trong chuyến di chuyển xa đầu tiên từ Nga đến Ấn Độ, chiếc Vikramaditya đã bị sự cố lò hơi và công ty Sevmash cho rằng, đó là những chiếc nồi hơi kém chất lượng của Trung Quốc; nhưng phía Trung Quốc phủ nhận việc xuất khẩu lò hơi lắp cho tàu Vikramaditya. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ
Cuối cùng Vikramaditya thiếu khả năng phòng ngự chủ động, khi tàu không có pháo sáng mồi bẫy để thu hút tên lửa chống hạm, và không có bất kỳ hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần nào như Phalanx của Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ
Mặc dù chiếc INS Vikramaditya đã vào biên chế của hải quân Ấn Độ, nhưng Hải quân Ấn Độ cũng phải đối mặt với việc bảo hành phức tạp, khi có tới 200 nhà thầu ở rất nhiều quốc gia cung cấp linh kiện, nhưng họ hoàn toàn không biết họ đang xuất khẩu các bộ phận cho một hệ thống vũ khí của nước ngoài. Ảnh: Tàu sân bay Vikramaditya - Nguồn: Hải quân Ấn Độ
Video Nga chuyển giao tàu sân bay khổng lồ cho Ấn Độ - Nguồn: REUTERS