Quân đội Nga đã đưa vào biên chế xe tăng T-14 Armata từ 2014. Đây sẽ là loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới của Nga, được hứa hẹn sản xuất với số lượng lớn tuy nhiên hiện tại số lượng T-14 được chế tạo vẫn chưa đáng kể, nhưng T-14 vẫn thành công hơn nhiều so với xe tăng T-95.Nga tham vọng thiết kế một mẫu xe tăng mới vượt trội hơn tất cả những xe tăng có năng lực nhất của phương Tây, cũng như bất kỳ xe tăng nào của Liên Xô trước đây, nhưng chương trình T-95 đã không thể vượt ra khỏi giai đoạn thử nghiệm.Nguồn gốc của xe tăng chủ lực T-95 thực sự bắt nguồn từ thời Liên Xô, khi Moscow nỗ lực tìm kiếm một loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới thay thế đội thiết giáp cũ kỹ của Liên Xô.Những nỗ lực đó được tiếp tục khi quân đội Nga thừa hưởng phần lớn kho xe tăng của Liên Xô, bao gồm cả những chiếc xe tăng chủ lực T-80 do nhà máy Omsktransmash sản xuất và xe tăng T-72 do Uralvagonzavod chế tạo.Nga vẫn tiếp tục sản xuất T-90, vào thời điểm đó T-90 được coi là loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga trước khi một loại xe tăng hiện đại hơn có thể được sản xuất. Và hai nhà máy xe tăng đều chạy đua phát triển một loại MBT mới.Nhà máy Omsktransmash đã khởi đầu bằng xe tăng Black Eagle (Đại bàng đen), về cơ bản được sinh ra từ T-80 nhưng có thiết kế nhiều khoang. Tuy nhiên, màn trình diễn của T-80 trong Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất rất mờ nhạt.Chính quyền Moscow đã mất niềm tin vào chương trình xe tăng Black Eagle và cùng với việc thiếu kinh phí chương tình xe tăng Đại bàng đen đã bị hủy bỏ vào năm 2001, sau đó công ty Omsktransmash nhanh chóng bị phá sản.Trong khi Đại bàng đen không gây được ấn tượng, thì nhà máy Uralvagonzavod vẫn đang nghiên cứu MBT trong chương trình Object 195. Được báo cáo lần đầu vào năm 1995, nó không được quân đội Nga chính thức thừa nhận cho đến năm 2000.Mục tiêu của chương trình T-95 là tạo ra một chiếc xe tăng được trang bị vũ khí mạnh hơn, bao gồm pháo chính 152mm có thể bắn các loại đạn thông thường cũng như tên lửa dẫn đường, đồng thời bảo vệ tốt hơn cho kíp lái ba người, trong đó bao gồm một chỉ huy, xạ thủ và lái xe.Xe tăng được thiết kế với ý tưởng tháp pháo không người lái điều khiển từ xa, trang bị bộ nạp đạn tự động cho súng chính. Ngoài ra, xe tăng còn có kính tiềm vọng toàn cảnh với máy ảnh nhiệt, cho phép người chỉ huy quét các mục tiêu và sau đó giao việc nhắm và bắn cho xạ thủ.Về kích thước, T-95 được cho là lớn hơn so với những chiếc MBT trước đó, đồng thời có kích thước và trọng lượng tương tự các xe tăng phương Tây như Challenger 2 của Anh, Leopard 2A7 của Đức và M1A2 Abrams của Mỹ.Điều đặc biệt là thiết kế tháp pháo điều khiển từ xa và súng hạng nặng là những tính năng được tìm thấy trong T-14 Armata, vì vậy rõ ràng T-95 đã đi trước thời đại. Tuy nhiên chỉ một số ít nguyên mẫu T-95 đã được chế tạo, đến năm 2011 chương trình này đã bị tạm dừng và Nga đã chuyển sang chế tạo xe tăng chủ lực Armata.T-95 có thể là bằng chứng ban đầu về khái niệm cho T-14 Armata với việc trang bị tháp pháo không người lái và thân xe có khoang cho kíp lái. Tuy nhiên, nhiều khả năng pháo 152mm đã quá mức cần thiết vì hiện tại T-14 vẫn đang trang bị pháo 125mm truyền thống.Vấn đề bây giờ là liệu T-14 có thực sự vượt qua được T-95 hay không, nhưng ít nhất nhìn vào hiện tại T-14 đã vượt qua giai đoạn nguyên mẫu và đó cũng là những điều mà T-14 thành công hơn so với xe tăng Đại bàng Đen hay T-95. Nguồn ảnh: BMDP. Xe tăng chủ lực T-14 Armata của Nga liệu có phải hình mẫu tương lai cho mọi loại chiến xa chủ lực? Nguồn: ArmiesPower.
Quân đội Nga đã đưa vào biên chế xe tăng T-14 Armata từ 2014. Đây sẽ là loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới của Nga, được hứa hẹn sản xuất với số lượng lớn tuy nhiên hiện tại số lượng T-14 được chế tạo vẫn chưa đáng kể, nhưng T-14 vẫn thành công hơn nhiều so với xe tăng T-95.
Nga tham vọng thiết kế một mẫu xe tăng mới vượt trội hơn tất cả những xe tăng có năng lực nhất của phương Tây, cũng như bất kỳ xe tăng nào của Liên Xô trước đây, nhưng chương trình T-95 đã không thể vượt ra khỏi giai đoạn thử nghiệm.
Nguồn gốc của xe tăng chủ lực T-95 thực sự bắt nguồn từ thời Liên Xô, khi Moscow nỗ lực tìm kiếm một loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới thay thế đội thiết giáp cũ kỹ của Liên Xô.
Những nỗ lực đó được tiếp tục khi quân đội Nga thừa hưởng phần lớn kho xe tăng của Liên Xô, bao gồm cả những chiếc xe tăng chủ lực T-80 do nhà máy Omsktransmash sản xuất và xe tăng T-72 do Uralvagonzavod chế tạo.
Nga vẫn tiếp tục sản xuất T-90, vào thời điểm đó T-90 được coi là loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga trước khi một loại xe tăng hiện đại hơn có thể được sản xuất. Và hai nhà máy xe tăng đều chạy đua phát triển một loại MBT mới.
Nhà máy Omsktransmash đã khởi đầu bằng xe tăng Black Eagle (Đại bàng đen), về cơ bản được sinh ra từ T-80 nhưng có thiết kế nhiều khoang. Tuy nhiên, màn trình diễn của T-80 trong Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất rất mờ nhạt.
Chính quyền Moscow đã mất niềm tin vào chương trình xe tăng Black Eagle và cùng với việc thiếu kinh phí chương tình xe tăng Đại bàng đen đã bị hủy bỏ vào năm 2001, sau đó công ty Omsktransmash nhanh chóng bị phá sản.
Trong khi Đại bàng đen không gây được ấn tượng, thì nhà máy Uralvagonzavod vẫn đang nghiên cứu MBT trong chương trình Object 195. Được báo cáo lần đầu vào năm 1995, nó không được quân đội Nga chính thức thừa nhận cho đến năm 2000.
Mục tiêu của chương trình T-95 là tạo ra một chiếc xe tăng được trang bị vũ khí mạnh hơn, bao gồm pháo chính 152mm có thể bắn các loại đạn thông thường cũng như tên lửa dẫn đường, đồng thời bảo vệ tốt hơn cho kíp lái ba người, trong đó bao gồm một chỉ huy, xạ thủ và lái xe.
Xe tăng được thiết kế với ý tưởng tháp pháo không người lái điều khiển từ xa, trang bị bộ nạp đạn tự động cho súng chính. Ngoài ra, xe tăng còn có kính tiềm vọng toàn cảnh với máy ảnh nhiệt, cho phép người chỉ huy quét các mục tiêu và sau đó giao việc nhắm và bắn cho xạ thủ.
Về kích thước, T-95 được cho là lớn hơn so với những chiếc MBT trước đó, đồng thời có kích thước và trọng lượng tương tự các xe tăng phương Tây như Challenger 2 của Anh, Leopard 2A7 của Đức và M1A2 Abrams của Mỹ.
Điều đặc biệt là thiết kế tháp pháo điều khiển từ xa và súng hạng nặng là những tính năng được tìm thấy trong T-14 Armata, vì vậy rõ ràng T-95 đã đi trước thời đại. Tuy nhiên chỉ một số ít nguyên mẫu T-95 đã được chế tạo, đến năm 2011 chương trình này đã bị tạm dừng và Nga đã chuyển sang chế tạo xe tăng chủ lực Armata.
T-95 có thể là bằng chứng ban đầu về khái niệm cho T-14 Armata với việc trang bị tháp pháo không người lái và thân xe có khoang cho kíp lái. Tuy nhiên, nhiều khả năng pháo 152mm đã quá mức cần thiết vì hiện tại T-14 vẫn đang trang bị pháo 125mm truyền thống.
Vấn đề bây giờ là liệu T-14 có thực sự vượt qua được T-95 hay không, nhưng ít nhất nhìn vào hiện tại T-14 đã vượt qua giai đoạn nguyên mẫu và đó cũng là những điều mà T-14 thành công hơn so với xe tăng Đại bàng Đen hay T-95. Nguồn ảnh: BMDP.
Xe tăng chủ lực T-14 Armata của Nga liệu có phải hình mẫu tương lai cho mọi loại chiến xa chủ lực? Nguồn: ArmiesPower.