Sĩ quan không quân Mỹ Guy Reiser vào năm 2001 đã tham gia bay thử nghiệm máy bay chiến đấu MiG-29 phục vụ trong quân đội Ba Lan tại địa điểm gần Warsaw, ông ta chú ý đến khả năng cơ động nhanh của chiếc tiêm kích, nhưng điều này không thể bù đắp nhược điểm.Theo National Interest, tiêm kích MiG-29 Fulcrum được không quân Liên Xô triển khai vào thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh như một đối trọng với chiếc F-16 Fighting Falcon của Mỹ.MiG-29 Fulcrum cất cánh lần đầu tiên vào năm 1977. Kể từ đó đến hơn 40 năm sau, nó vẫn là một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất trên khắp hành tinh.Đến năm 2018, tổng số 820 chiếc MiG-29 vẫn đang phục vụ tại các quốc gia khác nhau, tương ứng với khoảng 6% chiến đấu cơ hoạt động trên toàn thế giới.Chuyên gia David Axe viết trong một bài báo do Forbes xuất bản cho rằng, 4 thập kỷ sau, ngôi sao MiG-29 đang bắt đầu mờ nhạt. Cho đến nay, hàng trăm chiếc máy như vậy vẫn còn được sử dụng ở nhiều quốc gia, nhưng ở Nga tuổi thọ của chúng đã sắp kết thúc.Nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Justin Bronk nhận xét, khi MiG-29 hai động cơ lần đầu được đưa vào biên chế năm 1982, đây là một bước tiến quan trọng của không quân Liên Xô."Tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng vượt trội, khả năng cơ động và hệ thống ngắm bắn đầu tiên cho tên lửa dẫn đường không đối không R-73 đã khiến nó gần như bất khả chiến bại trong trận chiến", ông Bronsk đánh giá.Nhưng trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, loại máy bay này không còn được ưa chuộng khi nhiều quốc gia, bao gồm cả Nga bắt đầu chuyển sang dùng các chiến đấu cơ lớn và mạnh hơn như Su-27 Flanker và các biến thể của nó.Ngày nay, lực lượng hàng không - vũ trụ Nga cùng với hải quân Nga chỉ có 98 chiếc MiG-29 các phiên bản, cùng với khoảng 460 chiếc Su-27 cũng như những cải tiến của chúng.Theo đại diện của báo chí phương Tây, điều này đồng nghĩa với việc đã đến lúc phải nói lời tạm biệt với dòng tiêm kích MiG-29, đây không phải nhận xét thiếu cơ sở khi Moskva cũng đang tìm cách "tống khứ" MiG-29 của mình dưới dạng viện trợ cho đồng minh.Những chiếc MiG-29 chế tạo mới bao gồm phiên bản hải quân cải tiến MiG-29K hay MiG-29M2 đã bị các quốc gia đặt hàng như Ấn Độ hay Ai Cập phàn nàn về chất lượng gần như ngay lập tức khi tiến hành khai thác.Biến thể tối tân nhất thuộc gia đình Fulcrum là chiếc MiG-35 thậm chí còn chưa được không quân Nga chấp nhận đưa vào biên chế, cho nên tiềm năng xuất khẩu của nó gần như bằng không, bất chấp mọi lời quảng cáo từ nhà sản xuất.Thành tích đối đầu "thảm họa" của MiG-29 trong thực chiến trước cả F-15/16 hay Su-27 cũng dẫn tới lo ngại cao, đặc biệt khi đối thủ của nó còn có bước hiện đại hóa xa hơn và mạnh hơn nhiều khi đặt cạnh chiếc Fulcrum.Tóm lại, những nhược điểm về tầm hoạt động, độ tin cậy của động cơ hay khung thân, đi kèm chi phí duy trì quá cao chính là vướng mắc chẳng thể khắc phục của MiG-29, do vậy báo chí phương Tây cho rằng thời điểm Fulcrum biến mất trên bầu trời không còn xa. Tuy nhiên, câu trả lời chính xác phải đợi qua thời gian.
Sĩ quan không quân Mỹ Guy Reiser vào năm 2001 đã tham gia bay thử nghiệm máy bay chiến đấu MiG-29 phục vụ trong quân đội Ba Lan tại địa điểm gần Warsaw, ông ta chú ý đến khả năng cơ động nhanh của chiếc tiêm kích, nhưng điều này không thể bù đắp nhược điểm.
Theo National Interest, tiêm kích MiG-29 Fulcrum được không quân Liên Xô triển khai vào thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh như một đối trọng với chiếc F-16 Fighting Falcon của Mỹ.
MiG-29 Fulcrum cất cánh lần đầu tiên vào năm 1977. Kể từ đó đến hơn 40 năm sau, nó vẫn là một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất trên khắp hành tinh.
Đến năm 2018, tổng số 820 chiếc MiG-29 vẫn đang phục vụ tại các quốc gia khác nhau, tương ứng với khoảng 6% chiến đấu cơ hoạt động trên toàn thế giới.
Chuyên gia David Axe viết trong một bài báo do Forbes xuất bản cho rằng, 4 thập kỷ sau, ngôi sao MiG-29 đang bắt đầu mờ nhạt. Cho đến nay, hàng trăm chiếc máy như vậy vẫn còn được sử dụng ở nhiều quốc gia, nhưng ở Nga tuổi thọ của chúng đã sắp kết thúc.
Nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Justin Bronk nhận xét, khi MiG-29 hai động cơ lần đầu được đưa vào biên chế năm 1982, đây là một bước tiến quan trọng của không quân Liên Xô.
"Tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng vượt trội, khả năng cơ động và hệ thống ngắm bắn đầu tiên cho tên lửa dẫn đường không đối không R-73 đã khiến nó gần như bất khả chiến bại trong trận chiến", ông Bronsk đánh giá.
Nhưng trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, loại máy bay này không còn được ưa chuộng khi nhiều quốc gia, bao gồm cả Nga bắt đầu chuyển sang dùng các chiến đấu cơ lớn và mạnh hơn như Su-27 Flanker và các biến thể của nó.
Ngày nay, lực lượng hàng không - vũ trụ Nga cùng với hải quân Nga chỉ có 98 chiếc MiG-29 các phiên bản, cùng với khoảng 460 chiếc Su-27 cũng như những cải tiến của chúng.
Theo đại diện của báo chí phương Tây, điều này đồng nghĩa với việc đã đến lúc phải nói lời tạm biệt với dòng tiêm kích MiG-29, đây không phải nhận xét thiếu cơ sở khi Moskva cũng đang tìm cách "tống khứ" MiG-29 của mình dưới dạng viện trợ cho đồng minh.
Những chiếc MiG-29 chế tạo mới bao gồm phiên bản hải quân cải tiến MiG-29K hay MiG-29M2 đã bị các quốc gia đặt hàng như Ấn Độ hay Ai Cập phàn nàn về chất lượng gần như ngay lập tức khi tiến hành khai thác.
Biến thể tối tân nhất thuộc gia đình Fulcrum là chiếc MiG-35 thậm chí còn chưa được không quân Nga chấp nhận đưa vào biên chế, cho nên tiềm năng xuất khẩu của nó gần như bằng không, bất chấp mọi lời quảng cáo từ nhà sản xuất.
Thành tích đối đầu "thảm họa" của MiG-29 trong thực chiến trước cả F-15/16 hay Su-27 cũng dẫn tới lo ngại cao, đặc biệt khi đối thủ của nó còn có bước hiện đại hóa xa hơn và mạnh hơn nhiều khi đặt cạnh chiếc Fulcrum.
Tóm lại, những nhược điểm về tầm hoạt động, độ tin cậy của động cơ hay khung thân, đi kèm chi phí duy trì quá cao chính là vướng mắc chẳng thể khắc phục của MiG-29, do vậy báo chí phương Tây cho rằng thời điểm Fulcrum biến mất trên bầu trời không còn xa. Tuy nhiên, câu trả lời chính xác phải đợi qua thời gian.