Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, một liên minh các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu đã áp các lệnh trừng phạt kinh tế, tài chính không thể khắc nghiệt hơn. Mục đích chính là làm tê liệt khả năng tiếp cận công nghệ phương Tây của Nga, từ đó cản trở khả năng duy trì sản xuất vũ khí của nước này.Các chuyên gia phương Tây hiện vẫn tiếp tục tranh luận về hiệu quả của các lệnh trừng phạt này, nhưng có một số số liệu thống kê đáng chú ý. Ví dụ, các thông tin truyền thông của Nga năm 2022 tiết lộ rằng, Nga chỉ sản xuất được 56 đạn tên lửa Kh-101 (AS-23) trước chiến tranh.Nhưng trong năm 2023, các nguồn tin tương tự khẳng định rằng, sản lượng vũ khí của Nga đã tăng vọt, khi sản xuất tới 420 tên lửa Kh-101 chỉ trong một năm. Con số này thể hiện mức tăng gấp tám lần, kể từ khi bắt đầu các gói trừng phạt của phương Tây bắt đầu vào năm 2022. Điều đáng chú ý là tên lửa hành trình Kh-101 bị Ukraine cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công ngày 8/7 vừa qua vào Bệnh viện nhi Ohmatdyt ở Kiev. Sự cố bi thảm này đã thúc đẩy giới truyền thông giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất tên lửa đang tăng lên của Nga.Mặc dù các thông tin về việc tăng sản lượng tên lửa Kh-101 đã xuất hiện vào năm ngoái, nhưng chúng ít được chú ý hơn trong bối cảnh có những thông tin “nóng hơn”. Nếu năm 2022, khi mổ xẻ tên lửa Kh-101, các chuyên gia Ukraine phát hiện ra nhiều thành phần như bộ xử lý, chip và chất bán dẫn có nguồn gốc từ Thụy Sĩ, Đài Loan và Mỹ, nhưng giờ thì khác. Vào tháng 3 vừa qua, một số cuộc tấn công bằng tên lửa Kh-101 của Nga cho thấy, sự thay đổi đáng kể trong việc sử dụng các thành phần điện tử của tên lửa nước này. Các nguồn tin từ Ukraine cho biết, Nga đang thay thế các linh kiện điện tử do phương Tây sản xuất bằng các sản phẩm được sản xuất trong nước.Qua kiểm tra các hệ thống dẫn đường của tên lửa Nga cho thấy, Nga đã thay thế hoàn toàn các linh kiện điện tử trên các tên lửa của họ, bao gồm tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến Kalibr, phóng từ trên không Kh-59 và Kh-101; cũng như tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander và tên lửa chống hạm P-500.Hệ thống dẫn đường CH-99 trong các tên lửa trên là rất quan trọng, mặc dù vẫn sử dụng một số linh kiện điện tử của phương Tây, nhưng nó ngày càng sử dụng nhiều linh kiện do Nga sản xuất. Các chuyên gia đánh giá, việc Nga dùng các linh kiện điện do họ sản xuất, cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong việc phát triển công nghệ bán dẫn.Những gì chúng ta đang thấy làm nổi bật chiến lược kép của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, khi vừa tận dụng các nguồn lực bên ngoài, vừa xây dựng năng lực trong nước. Theo ước tính từ Ukraine, xu hướng thay thế linh kiện nhập ngoại, bằng các thành phần của Nga sản xuất, phần lớn đã không được nhiều nhà bình luận chú ý.Tuy nhiên một số tờ báo nước ngoài đã xác định xu hướng này từ tháng 2/2023, trong đó có trang web Bulgarian Military, khi thông tin về một vụ sáp nhập trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao được Nhà nước Nga hỗ trợ. Cụ thể ở đây là sản xuất linh kiện điện tử.Rosatom, tập đoàn công nghệ lớn nhất của Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, đã thành lập một công ty con có tên là “Critical Information Systems (NGO KIS)”. Đáng chú ý là họ đã mua lại 100% cổ phần của một nhà phát triển vi xử lý địa phương, MCST Elbrus AD.Vào năm 2023, một cổ đông chủ chốt của MCST đã công khai thừa nhận rằng, công ty hạt nhân nổi tiếng này không có liên kết thương mại với MCST. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho biết, tập đoàn do nhà nước Nga điều hành, rõ ràng đang hoạt động theo chỉ thị của Chính phủ Nga.Động thái này cho thấy, Chính phủ Nga đang thực hiện tài trợ cho lĩnh vực công nghệ cao. Các nhà phân tích ở Nga nhấn mạnh rằng, sự hỗ trợ của nhà nước đánh dấu một bước tiến đáng kể cho hoạt động sản xuất thiết bị quang khắc của Nga và báo hiệu sự xuất hiện của các nhà máy bán dẫn mới. Những diễn biến này rất quan trọng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang diễn ra.Bây giờ, chúng ta hãy tập trung vào các vật liệu được sử dụng để sản xuất tên lửa Kh-101. Các vật liệu chế tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là titan và nhôm. Nga nổi bật là một trong những nhà sản xuất titan hàng đầu thế giới. Trữ lượng titan khổng lồ và khả năng sản xuất tiên tiến của Nga, đã đưa nước này vào danh sách các nhà sản xuất titan hàng đầu trên toàn cầu.Khi nói đến sản xuất nhôm, Nga cũng là một quốc gia sản xuất chính trên trường quốc tế. Công ty nhôm Rusal là công ty lớn sản xuất nhôm lớn nhất thế giới. Trữ lượng bô-xít dồi dào và cơ sở hạ tầng sản xuất được xây dựng tốt của Nga, đã củng cố vai trò dẫn đầu của nước này trên thị trường nhôm toàn cầu.Tầm quan trọng chiến lược của việc sản xuất titan và nhôm ở Nga là không thể phủ nhận. Những vật liệu này rất quan trọng để chế tạo vũ khí tiên tiến, bao gồm cả tàu ngầm. Sự sẵn có của các nguồn tài nguyên này trong nước Nga cho phép họ sản xuất vũ khí, trong đó có tên lửa hiệu suất cao, hiện đại.Với nguồn tài nguyên khổng lồ của Nga dành cho khai thác và sản xuất, mặc dù thiếu hụt đáng kể các linh kiện điện tử trong nước, nhưng Moscow đã trên đường vượt qua rào cản này. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Nga có thể tăng cường sản xuất tên lửa, bao gồm cả tên lửa hành trình Kh-101 mà phương Tây không thể làm gì được. (Nguồn ảnh: TASS, Sputnik, Wikipedia, CNN).
Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, một liên minh các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu đã áp các lệnh trừng phạt kinh tế, tài chính không thể khắc nghiệt hơn. Mục đích chính là làm tê liệt khả năng tiếp cận công nghệ phương Tây của Nga, từ đó cản trở khả năng duy trì sản xuất vũ khí của nước này.
Các chuyên gia phương Tây hiện vẫn tiếp tục tranh luận về hiệu quả của các lệnh trừng phạt này, nhưng có một số số liệu thống kê đáng chú ý. Ví dụ, các thông tin truyền thông của Nga năm 2022 tiết lộ rằng, Nga chỉ sản xuất được 56 đạn tên lửa Kh-101 (AS-23) trước chiến tranh.
Nhưng trong năm 2023, các nguồn tin tương tự khẳng định rằng, sản lượng vũ khí của Nga đã tăng vọt, khi sản xuất tới 420 tên lửa Kh-101 chỉ trong một năm. Con số này thể hiện mức tăng gấp tám lần, kể từ khi bắt đầu các gói trừng phạt của phương Tây bắt đầu vào năm 2022.
Điều đáng chú ý là tên lửa hành trình Kh-101 bị Ukraine cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công ngày 8/7 vừa qua vào Bệnh viện nhi Ohmatdyt ở Kiev. Sự cố bi thảm này đã thúc đẩy giới truyền thông giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất tên lửa đang tăng lên của Nga.
Mặc dù các thông tin về việc tăng sản lượng tên lửa Kh-101 đã xuất hiện vào năm ngoái, nhưng chúng ít được chú ý hơn trong bối cảnh có những thông tin “nóng hơn”. Nếu năm 2022, khi mổ xẻ tên lửa Kh-101, các chuyên gia Ukraine phát hiện ra nhiều thành phần như bộ xử lý, chip và chất bán dẫn có nguồn gốc từ Thụy Sĩ, Đài Loan và Mỹ, nhưng giờ thì khác.
Vào tháng 3 vừa qua, một số cuộc tấn công bằng tên lửa Kh-101 của Nga cho thấy, sự thay đổi đáng kể trong việc sử dụng các thành phần điện tử của tên lửa nước này. Các nguồn tin từ Ukraine cho biết, Nga đang thay thế các linh kiện điện tử do phương Tây sản xuất bằng các sản phẩm được sản xuất trong nước.
Qua kiểm tra các hệ thống dẫn đường của tên lửa Nga cho thấy, Nga đã thay thế hoàn toàn các linh kiện điện tử trên các tên lửa của họ, bao gồm tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến Kalibr, phóng từ trên không Kh-59 và Kh-101; cũng như tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander và tên lửa chống hạm P-500.
Hệ thống dẫn đường CH-99 trong các tên lửa trên là rất quan trọng, mặc dù vẫn sử dụng một số linh kiện điện tử của phương Tây, nhưng nó ngày càng sử dụng nhiều linh kiện do Nga sản xuất. Các chuyên gia đánh giá, việc Nga dùng các linh kiện điện do họ sản xuất, cho thấy sự tiến bộ đáng kể trong việc phát triển công nghệ bán dẫn.
Những gì chúng ta đang thấy làm nổi bật chiến lược kép của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, khi vừa tận dụng các nguồn lực bên ngoài, vừa xây dựng năng lực trong nước. Theo ước tính từ Ukraine, xu hướng thay thế linh kiện nhập ngoại, bằng các thành phần của Nga sản xuất, phần lớn đã không được nhiều nhà bình luận chú ý.
Tuy nhiên một số tờ báo nước ngoài đã xác định xu hướng này từ tháng 2/2023, trong đó có trang web Bulgarian Military, khi thông tin về một vụ sáp nhập trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao được Nhà nước Nga hỗ trợ. Cụ thể ở đây là sản xuất linh kiện điện tử.
Rosatom, tập đoàn công nghệ lớn nhất của Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, đã thành lập một công ty con có tên là “Critical Information Systems (NGO KIS)”. Đáng chú ý là họ đã mua lại 100% cổ phần của một nhà phát triển vi xử lý địa phương, MCST Elbrus AD.
Vào năm 2023, một cổ đông chủ chốt của MCST đã công khai thừa nhận rằng, công ty hạt nhân nổi tiếng này không có liên kết thương mại với MCST. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho biết, tập đoàn do nhà nước Nga điều hành, rõ ràng đang hoạt động theo chỉ thị của Chính phủ Nga.
Động thái này cho thấy, Chính phủ Nga đang thực hiện tài trợ cho lĩnh vực công nghệ cao. Các nhà phân tích ở Nga nhấn mạnh rằng, sự hỗ trợ của nhà nước đánh dấu một bước tiến đáng kể cho hoạt động sản xuất thiết bị quang khắc của Nga và báo hiệu sự xuất hiện của các nhà máy bán dẫn mới. Những diễn biến này rất quan trọng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt đang diễn ra.
Bây giờ, chúng ta hãy tập trung vào các vật liệu được sử dụng để sản xuất tên lửa Kh-101. Các vật liệu chế tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là titan và nhôm. Nga nổi bật là một trong những nhà sản xuất titan hàng đầu thế giới. Trữ lượng titan khổng lồ và khả năng sản xuất tiên tiến của Nga, đã đưa nước này vào danh sách các nhà sản xuất titan hàng đầu trên toàn cầu.
Khi nói đến sản xuất nhôm, Nga cũng là một quốc gia sản xuất chính trên trường quốc tế. Công ty nhôm Rusal là công ty lớn sản xuất nhôm lớn nhất thế giới. Trữ lượng bô-xít dồi dào và cơ sở hạ tầng sản xuất được xây dựng tốt của Nga, đã củng cố vai trò dẫn đầu của nước này trên thị trường nhôm toàn cầu.
Tầm quan trọng chiến lược của việc sản xuất titan và nhôm ở Nga là không thể phủ nhận. Những vật liệu này rất quan trọng để chế tạo vũ khí tiên tiến, bao gồm cả tàu ngầm. Sự sẵn có của các nguồn tài nguyên này trong nước Nga cho phép họ sản xuất vũ khí, trong đó có tên lửa hiệu suất cao, hiện đại.
Với nguồn tài nguyên khổng lồ của Nga dành cho khai thác và sản xuất, mặc dù thiếu hụt đáng kể các linh kiện điện tử trong nước, nhưng Moscow đã trên đường vượt qua rào cản này. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Nga có thể tăng cường sản xuất tên lửa, bao gồm cả tên lửa hành trình Kh-101 mà phương Tây không thể làm gì được. (Nguồn ảnh: TASS, Sputnik, Wikipedia, CNN).