Rõ ràng cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào hai căn cứ Mỹ trên đất Iraq là một động thái đầy mạo hiểm, tuy nhiên họ sẽ làm mọi cách để hạn chế tối đa thương vong cho Mỹ trong vụ tấn công ráng sáng 8/1/2020.Việc tránh làm thương vong quá nhiều cho binh sĩ Mỹ sẽ giúp tránh một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp, điều mà Iran sẽ cầm chắc thất bại.So cả về tiềm lực kinh tế và quân sự, Iran hiện tại còn thua Iraq thời điểm năm 1991, vì vậy đối đầu với Mỹ hiện tại gần như cầm chắc bị tiêu diệt.Bình luận trên CNN, cây bút Nick Paton Walsh nhận định, cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhắm vào hai căn cứ không quân Al Asad và Erbil của Quân đội Mỹ ở Iraq vào rạng sáng ngày 8/1 được "thiết kế" để gây ra các thiệt hại ở mức tối thiểu.Cuộc tấn công với thiệt hại trong tầm kiểm soát và không hướng đến mục tiêu khiến binh sĩ Mỹ thương vong, bởi Tehran không muốn leo thang chiến tranh.Về cơ bản người Iran thừa biết rằng, vào đầu giờ sáng, các binh sĩ Mỹ vẫn chưa ngủ dậy, hoạt động trong các căn cứ cũng không quá nhộn nhịp vào buổi sáng.Nếu tấn công vào thời điểm này sẽ không mang lại hiệu quả về mặt chiến thuật.Không những thế Tehran cũng hiểu nếu tấn công họ phải đối mặt với lực lượng phòng không mạnh của Mỹ tại hai căn cứ trên, một khi tên lửa đạn đạo Iran với số lượng lớn nhắm trực diện vào lính Mỹ trong căn cứ, lúc này các hệ thống Patriot sẽ hoạt động, phần thắng chưa chắc thuộc về Iran.Do đó các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào rạng sáng nay sẽ không thể giúp Tehran hoàn thành mục tiêu gây thương vong cho người Mỹ, như một số tướng lĩnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) từng tuyên bố trước đó.Một số nguồn tin chỉ trích hệ thống phòng không Mỹ đã không đánh chặn tên lửa, số khác lại cho rằng các hệ thống này đã bắn chặn các tên lửa nhắm vào khu vực đông lính Mỹ.Tuy nhiên có vẻ như các tên lửa Iran đã không nhắm thẳng vào lính Mỹ, chính vì vậy sau cuộc tấn công, tổng thống Trump cho rằng: "mọi thứ đều ổn". Nếu cuộc tấn công Iran gây thiệt hại nhân mạng lớn, chắc chắn Mỹ sẽ có đòn tấn công trả đũa.Ngay sau khi Tổng thống Mỹ cho biết "mọi thứ đều ổn", thì Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif liền thông báo chiến dịch trả đũa của Tehran nhằm vào Mỹ đã khép lại."Iran đã tiến hành và kết thúc các biện pháp tự vệ tương xứng theo Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc, nhằm vào căn cứ mà từ đó cuộc tấn công vũ trang hèn hạ nhằm vào các công dân và quan chức cấp cao của tôi đã được phát động," ông Zarif cho biết."Chúng tôi không tìm kiếm leo thang hay chiến tranh, nhưng sẽ tự vệ trước bất kỳ sự xâm lược nào," ngoại trưởng Iran cảnh báo. Động thái này của Iran cho thấy nước này lo sợ về một viễn cảnh Mỹ trả đũa bằng cuộc chiến toàn diện sẽ gây bất lợi cho họ.Tuy nhiên, đối với giới lãnh đạo Iran mà nói cuộc tấn công trên có ý nghĩa hết sức quan trọng bất kể nó có khiến người Mỹ chịu thiệt hại hay không, bởi sau cái chết của Thiếu tướng Qasem Soleimani - Tehran cần cho thế giới cũng như chính người dân của nước này thấy họ không yếu đuối và càng không dễ bị bắt nạt.Mặt khác mệnh lệnh trả thù cho tướng Soleimani đã được nói ra từ miệng Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei thì càng không thể rút lại, hay nói cho qua chuyện.Lãnh tụ tối cao Khamenei và các tướng lĩnh IRGC thừa khôn ngoan để hiểu họ không có cơ hội dành chiến thắng trong một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ, do đó một cuộc tấn công bằng tên lửa không gây ra quá nhiều thiệt hại được xem là cách tốt nhất để Tehran giữ thể diện cho mình.
Rõ ràng cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào hai căn cứ Mỹ trên đất Iraq là một động thái đầy mạo hiểm, tuy nhiên họ sẽ làm mọi cách để hạn chế tối đa thương vong cho Mỹ trong vụ tấn công ráng sáng 8/1/2020.
Việc tránh làm thương vong quá nhiều cho binh sĩ Mỹ sẽ giúp tránh một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp, điều mà Iran sẽ cầm chắc thất bại.
So cả về tiềm lực kinh tế và quân sự, Iran hiện tại còn thua Iraq thời điểm năm 1991, vì vậy đối đầu với Mỹ hiện tại gần như cầm chắc bị tiêu diệt.
Bình luận trên CNN, cây bút Nick Paton Walsh nhận định, cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhắm vào hai căn cứ không quân Al Asad và Erbil của Quân đội Mỹ ở Iraq vào rạng sáng ngày 8/1 được "thiết kế" để gây ra các thiệt hại ở mức tối thiểu.
Cuộc tấn công với thiệt hại trong tầm kiểm soát và không hướng đến mục tiêu khiến binh sĩ Mỹ thương vong, bởi Tehran không muốn leo thang chiến tranh.
Về cơ bản người Iran thừa biết rằng, vào đầu giờ sáng, các binh sĩ Mỹ vẫn chưa ngủ dậy, hoạt động trong các căn cứ cũng không quá nhộn nhịp vào buổi sáng.
Nếu tấn công vào thời điểm này sẽ không mang lại hiệu quả về mặt chiến thuật.
Không những thế Tehran cũng hiểu nếu tấn công họ phải đối mặt với lực lượng phòng không mạnh của Mỹ tại hai căn cứ trên, một khi tên lửa đạn đạo Iran với số lượng lớn nhắm trực diện vào lính Mỹ trong căn cứ, lúc này các hệ thống Patriot sẽ hoạt động, phần thắng chưa chắc thuộc về Iran.
Do đó các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào rạng sáng nay sẽ không thể giúp Tehran hoàn thành mục tiêu gây thương vong cho người Mỹ, như một số tướng lĩnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) từng tuyên bố trước đó.
Một số nguồn tin chỉ trích hệ thống phòng không Mỹ đã không đánh chặn tên lửa, số khác lại cho rằng các hệ thống này đã bắn chặn các tên lửa nhắm vào khu vực đông lính Mỹ.
Tuy nhiên có vẻ như các tên lửa Iran đã không nhắm thẳng vào lính Mỹ, chính vì vậy sau cuộc tấn công, tổng thống Trump cho rằng: "mọi thứ đều ổn". Nếu cuộc tấn công Iran gây thiệt hại nhân mạng lớn, chắc chắn Mỹ sẽ có đòn tấn công trả đũa.
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ cho biết "mọi thứ đều ổn", thì Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif liền thông báo chiến dịch trả đũa của Tehran nhằm vào Mỹ đã khép lại.
"Iran đã tiến hành và kết thúc các biện pháp tự vệ tương xứng theo Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc, nhằm vào căn cứ mà từ đó cuộc tấn công vũ trang hèn hạ nhằm vào các công dân và quan chức cấp cao của tôi đã được phát động," ông Zarif cho biết.
"Chúng tôi không tìm kiếm leo thang hay chiến tranh, nhưng sẽ tự vệ trước bất kỳ sự xâm lược nào," ngoại trưởng Iran cảnh báo. Động thái này của Iran cho thấy nước này lo sợ về một viễn cảnh Mỹ trả đũa bằng cuộc chiến toàn diện sẽ gây bất lợi cho họ.
Tuy nhiên, đối với giới lãnh đạo Iran mà nói cuộc tấn công trên có ý nghĩa hết sức quan trọng bất kể nó có khiến người Mỹ chịu thiệt hại hay không, bởi sau cái chết của Thiếu tướng Qasem Soleimani - Tehran cần cho thế giới cũng như chính người dân của nước này thấy họ không yếu đuối và càng không dễ bị bắt nạt.
Mặt khác mệnh lệnh trả thù cho tướng Soleimani đã được nói ra từ miệng Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei thì càng không thể rút lại, hay nói cho qua chuyện.
Lãnh tụ tối cao Khamenei và các tướng lĩnh IRGC thừa khôn ngoan để hiểu họ không có cơ hội dành chiến thắng trong một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ, do đó một cuộc tấn công bằng tên lửa không gây ra quá nhiều thiệt hại được xem là cách tốt nhất để Tehran giữ thể diện cho mình.