F-22 cho tới thời điểm hiện tại vẫn là dòng máy bay tiêm kích tàng hình mạnh nhất thế giới, tuy vậy từng có những vụ tai nạn hy hữu xảy ra đối với “chim ăn thịt”, khiến không quân Mỹ lâm vào cảnh “dở khóc dở cười”.Một trong số những vụ tai nạn đó xảy ra vào năm 2006, khi kính buồng lái một chiếc tiêm kích F-22 không chịu mở, “cầm tù” phi công bất đắcdĩ. Việc giải cứu phi công rất khó khăn và tốn kém.Cụ thể vào ngày 10/4/2006 tại căn cứ không quân Langley, máy bay chiến đấu F-22 mang số hiệu 03-041 thuộc Phi đội tiêm kích số 27 cùng viên phi công điều khiển nó trong quá trình chuẩn bị cho buổi bay huấn luyện đã gặp phải một sự cố hy hữu, khi cửa kính của buồng lái không hoạt động.Mọi nỗ lực của viên phi công từ bên trong buồng lái của chiếc F-22 đều thất bại, kể cả việc khởi động lại hệ thống điều khiển của máy bay, buộc phi công phải nhờ tới sự trợ giúp từ bên ngoài.Điều đáng nói là ngay cả khi có sự can thiệp từ đội ngũ nhân viên kỹ thuật mặt đất từ bên ngoài, cửa buồng lái chiếc F-22 vẫn đóng chặt. Sau nhiều giờ vật lộn với chiếc máy bay, các nhân viên của căn cứ Langley đã phải nhờ tới sự trợ giúp từ bộ phận kỹ thuật của Lockheed Martin và Văn phòng Chương trình Hệ thống F-22.Sau tất cả tư vấn kỹ thuật, biện pháp cuối cùng rất thô sơ được thực hiện: phá kính buồng lái chiếc F-22. Các cứu hộ viên kẻ vạch trên buồng lái, sau đó dùng cưa chuyên dụng để cắt kính giải cứu phi công.Với cấu tạo nhiều lớp của kính buồng lái F-22, các nhân viên cứu hộ của căn cứ Langley phải mất nhiều giờ mới có thể cắt một khoảng đủ rộng cho phép phi công chui ra.Chiếc tiêm kích F-22 lỗi buồng lái đã nhốt phi công suốt 5 giờ đồng hồ trước khi được giải cứu (từ 8h15 cho đến 13h15 chiều 10/4/2006).Đây là trải nghiệm khó quên đối với viên phi công này, nhất là trên một cỗ máy đắt tiền như F-22.Kính buồng lái chiếc F-22 số hiệu 03-041 đã bị phá nát và không thể tái sử dụng.Chi phí để thay thế kính buồng lái này có giá lên tới 182.000 USD.Sau tai nạn hy hữu này, một cuộc điều tra tỉ mỉ để tìm ra nguyên nhân đã được tiến hành để tránh lập lại tình trạng tương tự.F-22 Raptor hiện vẫn là chiến đấu cơ mạnh nhất của không quân Mỹ, chính thức có trong biên chế Không quân Mỹ từ năm 2005, lần đầu tiên tham gia nhiệm vụ phá hủy bộ chỉ huy của quân khủng bố IS năm 2015.F-22 là một cấu phần quan trọng tạo nênsức mạnh Không quân chiến thuật Mỹ nhờ kết hợp giữa khả năng tàng hình, độ cơ động cao, tích hợp nhiều thiết bị điện tử tinh vi và hệ thống vũ khí đầy uy lực. Đây được coi là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới.
F-22 cho tới thời điểm hiện tại vẫn là dòng máy bay tiêm kích tàng hình mạnh nhất thế giới, tuy vậy từng có những vụ tai nạn hy hữu xảy ra đối với “chim ăn thịt”, khiến không quân Mỹ lâm vào cảnh “dở khóc dở cười”.
Một trong số những vụ tai nạn đó xảy ra vào năm 2006, khi kính buồng lái một chiếc tiêm kích F-22 không chịu mở, “cầm tù” phi công bất đắcdĩ. Việc giải cứu phi công rất khó khăn và tốn kém.
Cụ thể vào ngày 10/4/2006 tại căn cứ không quân Langley, máy bay chiến đấu F-22 mang số hiệu 03-041 thuộc Phi đội tiêm kích số 27 cùng viên phi công điều khiển nó trong quá trình chuẩn bị cho buổi bay huấn luyện đã gặp phải một sự cố hy hữu, khi cửa kính của buồng lái không hoạt động.
Mọi nỗ lực của viên phi công từ bên trong buồng lái của chiếc F-22 đều thất bại, kể cả việc khởi động lại hệ thống điều khiển của máy bay, buộc phi công phải nhờ tới sự trợ giúp từ bên ngoài.
Điều đáng nói là ngay cả khi có sự can thiệp từ đội ngũ nhân viên kỹ thuật mặt đất từ bên ngoài, cửa buồng lái chiếc F-22 vẫn đóng chặt. Sau nhiều giờ vật lộn với chiếc máy bay, các nhân viên của căn cứ Langley đã phải nhờ tới sự trợ giúp từ bộ phận kỹ thuật của Lockheed Martin và Văn phòng Chương trình Hệ thống F-22.
Sau tất cả tư vấn kỹ thuật, biện pháp cuối cùng rất thô sơ được thực hiện: phá kính buồng lái chiếc F-22. Các cứu hộ viên kẻ vạch trên buồng lái, sau đó dùng cưa chuyên dụng để cắt kính giải cứu phi công.
Với cấu tạo nhiều lớp của kính buồng lái F-22, các nhân viên cứu hộ của căn cứ Langley phải mất nhiều giờ mới có thể cắt một khoảng đủ rộng cho phép phi công chui ra.
Chiếc tiêm kích F-22 lỗi buồng lái đã nhốt phi công suốt 5 giờ đồng hồ trước khi được giải cứu (từ 8h15 cho đến 13h15 chiều 10/4/2006).
Đây là trải nghiệm khó quên đối với viên phi công này, nhất là trên một cỗ máy đắt tiền như F-22.
Kính buồng lái chiếc F-22 số hiệu 03-041 đã bị phá nát và không thể tái sử dụng.
Chi phí để thay thế kính buồng lái này có giá lên tới 182.000 USD.
Sau tai nạn hy hữu này, một cuộc điều tra tỉ mỉ để tìm ra nguyên nhân đã được tiến hành để tránh lập lại tình trạng tương tự.
F-22 Raptor hiện vẫn là chiến đấu cơ mạnh nhất của không quân Mỹ, chính thức có trong biên chế Không quân Mỹ từ năm 2005, lần đầu tiên tham gia nhiệm vụ phá hủy bộ chỉ huy của quân khủng bố IS năm 2015.
F-22 là một cấu phần quan trọng tạo nênsức mạnh Không quân chiến thuật Mỹ nhờ kết hợp giữa khả năng tàng hình, độ cơ động cao, tích hợp nhiều thiết bị điện tử tinh vi và hệ thống vũ khí đầy uy lực. Đây được coi là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới.