Với nhiệm vụ ném bom nguyên tử hoặc triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, trang bị của phi hành đoàn trên chiếc máy bay ném bom B-52 có phần đặc biệt hơn nhiều so với thông thường để đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn trong trường hợp chiếc B-52 không thể thoát khỏi vùng ảnh hưởng của quả bom.Phi công cùng phi hành đoàn của chiếc B-52 vào máy bay bằng cửa dưới bụng. Biên chế của một chiếc máy bay ném bom B-52 hiện đại ngày nay chỉ có năm người.Có thể dễ dàng nhận thấy lớp vỏ của những chiếc B-52 trong biên chế Không quân Mỹ hiện tại có phần đã khá cũ, bị bong, tróc sơn ở nhiều chỗ.Bên trong máy bay B-52, dù đã qua rất nhiều lần nâng cấp, hiện đại hoá nhưng cách thức điều khiển vẫn tương tự như cũ cùng với hàng loạt các hệ thống nút bấm, bảng điều khiển và màn hình hiển thị chi chít.Các hệ thống đồng hộ cơ vẫn được sử dụng để hiển thị thông số bay.Khi đi vào khoang lái, hệ thống đồng hồ cơ học thậm chí còn chi chít hơn. Đếm sơ sơ ở khu vực giữa bảng điều khiển đã có 32 đồng hồ cơ học, hai bên ghế lại của phi công lại có thêm hàng chục chiếc nữa.Thậm chí hệ thống cần đẩy công suất động cơ cũng rất nặng, cần sử dụng hai tay hoặc kết hợp sức đẩy của cả hai phi công khi gạt cần.Chiếc B-52 được hộ tống bởi một máy bay chiến đấu F-16 trong nhiệm vụ triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân từ trên không.Bảng điều khiển vũ khí hạt nhân trên máy bay ném bom B-52.Đầu tiên, phi hành đoàn sẽ cho mở cửa khoang bom và sau đó nhập tham số, toạ độ của mục tiêu cho tên lửa.Sau khi đã nhập tham số xong, phi hành đoàn sẽ nhấn nút phóng. Có thể nhận thấy hệ thống phóng này của chiếc B-52 có hai chế độ, trong đó một chế độ là tự động, một chế độ phóng bằng tay.Với chế độ phóng tự động, sau khi nhập tham số mục tiêu cho tên lửa, phi hành đoàn sẽ bay tới vị trí thích hợp để tên lửa tự động triển khai.Sau khi triển khai vũ khí, chiếc B-52 ngoặt trái 45 độ để thoát ly khỏi vùng ảnh hưởng. Kiểu ngoặt trái sau khi ném xong bom được các phi công Mỹ sử dụng từ Chiến tranh Việt Nam và bị ta bắt bài, không ít chiếc Pháo đài bay B-52 bị Phòng không Việt Nam bắn hạ khi đang thực hiện pha ngoặt trái cực kỳ "sách vở" này. Nguồn ảnh: BI.Mời độc giả xem Video: Mỹ rải thảm bom B-52 ở Khe Sanh để giải vây cho căn cứ bị quân giải phóng vây hãm.
Với nhiệm vụ ném bom nguyên tử hoặc triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, trang bị của phi hành đoàn trên chiếc máy bay ném bom B-52 có phần đặc biệt hơn nhiều so với thông thường để đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn trong trường hợp chiếc B-52 không thể thoát khỏi vùng ảnh hưởng của quả bom.
Phi công cùng phi hành đoàn của chiếc B-52 vào máy bay bằng cửa dưới bụng. Biên chế của một chiếc máy bay ném bom B-52 hiện đại ngày nay chỉ có năm người.
Có thể dễ dàng nhận thấy lớp vỏ của những chiếc B-52 trong biên chế Không quân Mỹ hiện tại có phần đã khá cũ, bị bong, tróc sơn ở nhiều chỗ.
Bên trong máy bay B-52, dù đã qua rất nhiều lần nâng cấp, hiện đại hoá nhưng cách thức điều khiển vẫn tương tự như cũ cùng với hàng loạt các hệ thống nút bấm, bảng điều khiển và màn hình hiển thị chi chít.
Các hệ thống đồng hộ cơ vẫn được sử dụng để hiển thị thông số bay.
Khi đi vào khoang lái, hệ thống đồng hồ cơ học thậm chí còn chi chít hơn. Đếm sơ sơ ở khu vực giữa bảng điều khiển đã có 32 đồng hồ cơ học, hai bên ghế lại của phi công lại có thêm hàng chục chiếc nữa.
Thậm chí hệ thống cần đẩy công suất động cơ cũng rất nặng, cần sử dụng hai tay hoặc kết hợp sức đẩy của cả hai phi công khi gạt cần.
Chiếc B-52 được hộ tống bởi một máy bay chiến đấu F-16 trong nhiệm vụ triển khai tên lửa mang đầu đạn hạt nhân từ trên không.
Bảng điều khiển vũ khí hạt nhân trên máy bay ném bom B-52.
Đầu tiên, phi hành đoàn sẽ cho mở cửa khoang bom và sau đó nhập tham số, toạ độ của mục tiêu cho tên lửa.
Sau khi đã nhập tham số xong, phi hành đoàn sẽ nhấn nút phóng. Có thể nhận thấy hệ thống phóng này của chiếc B-52 có hai chế độ, trong đó một chế độ là tự động, một chế độ phóng bằng tay.
Với chế độ phóng tự động, sau khi nhập tham số mục tiêu cho tên lửa, phi hành đoàn sẽ bay tới vị trí thích hợp để tên lửa tự động triển khai.
Sau khi triển khai vũ khí, chiếc B-52 ngoặt trái 45 độ để thoát ly khỏi vùng ảnh hưởng. Kiểu ngoặt trái sau khi ném xong bom được các phi công Mỹ sử dụng từ Chiến tranh Việt Nam và bị ta bắt bài, không ít chiếc Pháo đài bay B-52 bị Phòng không Việt Nam bắn hạ khi đang thực hiện pha ngoặt trái cực kỳ "sách vở" này. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Mỹ rải thảm bom B-52 ở Khe Sanh để giải vây cho căn cứ bị quân giải phóng vây hãm.