Tạp chí Air Force Magazine dẫn lời Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - tướng Stephen Wilson cho hay, Không quân Mỹ sẽ không nhận được bất kỳ chiếc B-52 mới tinh nào, Bộ tư lệnh không kích toàn cầu vẫn có thể lấy 1-2 hoặc nhiều hơn từ "nghĩa địa" Boneyard. Nguồn ảnh: Airliners.netBoneyard được duy trì bởi Tập đoàn bảo dưỡng - tái tạo hàng không vũ trụ (AMARG), là một cơ sở lữu trữ các máy bay đã ngừng hoạt động của Không quân Mỹ trong hàng chục năm qua. Rất nhiều trong số đó sau một thời gian bị phá hủy, nhưng nhiều chiếc vẫn được bảo quản lâu dài và sẵn sàng được đưa ra xuất khẩu hoặc tái sử dụng, trong số đó có máy bay B-52. Nguồn ảnh: RedditPháo đài bay B-52 được đưa vào sản xuất chiếc đầu tiên từ năm 1952, 10 năm sau đó dây chuyền chế tạo kết thúc với 744 chiếc được sản xuất, nhiều nhất là phiên bản D/E/F với 187 chiếc, phiên bản H hiện đại nhất chỉ có 14 chiếc. Nguồn ảnh: RedditĐến nay, ước tính Không quân Mỹ chỉ còn duy trì 76 chiếc B-52H, số còn lại đều đã được đưa vào Boneyard từ lâu. Nguồn ảnh: RedditQua các thông tin trên, có thể thấy việc tái sử dụng B-52 giống như “điệp vụ bất khả thi” vì đa số các máy bay đã được chế tạo cách đây nửa thế kỷ. Thế nhưng, thực tế, việc này đã và đang diễn ra. Nguồn ảnh: RedditĐể thay thế cho một chiếc B-52 bị hư hỏng hoàn toàn, năm 2015 Không quân Mỹ đã tái trang bị máy bay B-52H số hiệu 61-0007 mang biệt danh "Ghost Rider" lấy từ Boneyard. Nguồn ảnh: RedditTheo báo cáo của phòng công vụ liên đoàn ném bom 307, hầu hết các máy bay B-52 đều đã thực hiện hơn 17.000 giờ bay trước khi được đưa tới Boneyard, cho nên phải mất nhiều công sức của tập thể mới đưa nó trở lại hoạt động. Nguồn ảnh: Airliners.netMặc dù được phát triển từ những năm 1950, nhưng nhờ khung thân cơ sở tuyệt vời và kết hợp công nghệ hàng không mới nhất, các máy bay B-52 vẫn tung hoành không mệt mỏi kể từ năm 1955 tới nay. Nguồn ảnh: Airliners.netVới 8 động cơ TF33, B-52 có thể bay liên tục không nghỉ 16.232km, và có thể tiếp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm bay xa hơn nữa, trần bay 15.000m, tốc độ bay 1.047km/h. Nhờ có 8 động cơ, nên kể cả khi bắn hỏng 1-2 động cơ thì B-52 vẫn có thể lết về căn cứ hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm đê phi hành đoàn nhảy dù. Nguồn ảnh: Airliners.netB-52 có tải trọng lên tới 31 tấn bom, tuy nhiên trong thời đại tên lửa phòng không phát triển tới đỉnh cao, nó được tận dụng làm nền tảng mang phóng các tên lửa hành trình AGM-86 có tầm phóng vài nghìn km cho phép đứng từ cực ly siêu xa, ngoài tầm phòng không đối phương để bắn phá. Nguồn ảnh: Airliners.netVideo B-52 phóng vũ khí siêu thanh thế hệ mới. Nguồn: Youtube
Tạp chí Air Force Magazine dẫn lời Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - tướng Stephen Wilson cho hay, Không quân Mỹ sẽ không nhận được bất kỳ chiếc B-52 mới tinh nào, Bộ tư lệnh không kích toàn cầu vẫn có thể lấy 1-2 hoặc nhiều hơn từ "nghĩa địa" Boneyard. Nguồn ảnh: Airliners.net
Boneyard được duy trì bởi Tập đoàn bảo dưỡng - tái tạo hàng không vũ trụ (AMARG), là một cơ sở lữu trữ các máy bay đã ngừng hoạt động của Không quân Mỹ trong hàng chục năm qua. Rất nhiều trong số đó sau một thời gian bị phá hủy, nhưng nhiều chiếc vẫn được bảo quản lâu dài và sẵn sàng được đưa ra xuất khẩu hoặc tái sử dụng, trong số đó có máy bay B-52. Nguồn ảnh: Reddit
Pháo đài bay B-52 được đưa vào sản xuất chiếc đầu tiên từ năm 1952, 10 năm sau đó dây chuyền chế tạo kết thúc với 744 chiếc được sản xuất, nhiều nhất là phiên bản D/E/F với 187 chiếc, phiên bản H hiện đại nhất chỉ có 14 chiếc. Nguồn ảnh: Reddit
Đến nay, ước tính Không quân Mỹ chỉ còn duy trì 76 chiếc B-52H, số còn lại đều đã được đưa vào Boneyard từ lâu. Nguồn ảnh: Reddit
Qua các thông tin trên, có thể thấy việc tái sử dụng B-52 giống như “điệp vụ bất khả thi” vì đa số các máy bay đã được chế tạo cách đây nửa thế kỷ. Thế nhưng, thực tế, việc này đã và đang diễn ra. Nguồn ảnh: Reddit
Để thay thế cho một chiếc B-52 bị hư hỏng hoàn toàn, năm 2015 Không quân Mỹ đã tái trang bị máy bay B-52H số hiệu 61-0007 mang biệt danh "Ghost Rider" lấy từ Boneyard. Nguồn ảnh: Reddit
Theo báo cáo của phòng công vụ liên đoàn ném bom 307, hầu hết các máy bay B-52 đều đã thực hiện hơn 17.000 giờ bay trước khi được đưa tới Boneyard, cho nên phải mất nhiều công sức của tập thể mới đưa nó trở lại hoạt động. Nguồn ảnh: Airliners.net
Mặc dù được phát triển từ những năm 1950, nhưng nhờ khung thân cơ sở tuyệt vời và kết hợp công nghệ hàng không mới nhất, các máy bay B-52 vẫn tung hoành không mệt mỏi kể từ năm 1955 tới nay. Nguồn ảnh: Airliners.net
Với 8 động cơ TF33, B-52 có thể bay liên tục không nghỉ 16.232km, và có thể tiếp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm bay xa hơn nữa, trần bay 15.000m, tốc độ bay 1.047km/h. Nhờ có 8 động cơ, nên kể cả khi bắn hỏng 1-2 động cơ thì B-52 vẫn có thể lết về căn cứ hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm đê phi hành đoàn nhảy dù. Nguồn ảnh: Airliners.net
B-52 có tải trọng lên tới 31 tấn bom, tuy nhiên trong thời đại tên lửa phòng không phát triển tới đỉnh cao, nó được tận dụng làm nền tảng mang phóng các tên lửa hành trình AGM-86 có tầm phóng vài nghìn km cho phép đứng từ cực ly siêu xa, ngoài tầm phòng không đối phương để bắn phá. Nguồn ảnh: Airliners.net
Video B-52 phóng vũ khí siêu thanh thế hệ mới. Nguồn: Youtube