Đài truyền hình Al-Manar của lực lượng dân quân Hezbollah hôm 25-1-2021 công bố ảnh chụp hai tiêm kích tàng hình F-35I "Adir" hoạt động trên bầu trời Lebanon, đánh dấu lần đầu tiên chiến đấu cơ tàng hình Israel được chụp ảnh từ dưới mặt đất trong lúc làm nhiệm vụ.Các bức ảnh được chụp từ khoảng cách xa, không đủ độ nét để xác định biên đội tiêm kích F-35I của Israel có mang theo thiết bị tăng độ phản xạ radar hay không. Tuy nhiên, chúng vẫn cho thấy chiến đấu cơ Israel mang theo giá treo tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X dưới cánh.Điều này khiến giới chuyên gia cho rằng những chiếc tiêm kích thế hệ năm F-35I đang hoạt động trong cấu hình cắt giảm tính tàng hình, nhằm tránh để lộ tín hiệu phản xạ radar thực sự.Tel Aviv khẳng định họ liên tục ở trong tình trạng xung đột quân sự, đòi hỏi phi đội F-35 phải có nhiều điểm vượt trội về công nghệ và khả năng hậu cần. Israel hiện là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ được quyền can thiệp và chỉnh sửa các hệ thống trên tiêm kích F-35 với sự chấp thuận của nhà sản xuất Lockheed Martin.F-35I Adir của không quân Israel chính là phiên bản sửa đổi hệ thống điện tử dựa trên F-35A của Mỹ.Tính năng tàng hình mạnh mẽ, hệ thống điện tử tiên tiến, kho vũ khí hiện đại, những chiếc chiến đấu cơ này được coi là “quái điểu” thống trị bầu trời Trung Đông.Điểm khác biệt lớn nhất trên F-35I là hệ thống chỉ huy, điều khiển và trao đổi thông tin và tình báo (C4I) tích hợp. C4I có vai trò đặc biệt với quân đội Israel khi phải đối phó với nhiều lực lượng sở hữu hàng nghìn đạn tên lửa có thể phóng vào lãnh thổ Israel bất kỳ lúc nào.Là một phần trong mạng lưới tác chiến hợp nhất, F-35 sẽ đóng vai trò nhanh chóng phát hiện ra các vị trí phóng tên lửa của đối phương để tìm phương án tiêu diệt.F-35I cũng được trang bị các loại vũ khí do Israel phát triển. Việc trang bị vũ khí nội địa giúp Không quân Israel tự chủ nguồn vũ khí trong điều kiện chiến tranh kéo dài và thúc đẩy công nghiệp quốc phòng trong nước.Việc F-35 thực chiến thành công đã giúp danh tiếng của loại máy bay này tăng lên đáng kể. Trước đó trong những cuộc tập trận đối kháng, F-35 cũng chứng tỏ sức mạnh khi thắng tuyệt đối các tiêm kích thế hệ thứ 4 hàng đầu phương Tây như F-15E, Rafale và EF-2000 Typhoon.Trong một cuộc họp ngày 22-05-2018, Tư lệnh không quân Israel Amikam Norkin tuyên bố, nước này đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm kích tàng hình F-35 vào thực chiến, khi tham gia hai nhiệm vụ không kích ở Syria.Ông cũng công bố hình ảnh một tiêm kích F-35I đeo thiết bị tăng diện tích phản xạ radar với dòng chú thích "trên bầu trời Beirut".Sau những sự kiện này có thể Mỹ sẽ tiếp tục nhận tới tấp các đơn đặt hàng từ nước ngoài. Riêng Israel họ đang lên kế hoạch trang bị tới 75 chiếc F-35I để nâng cao sức mạnh tại Trung Đông.Hiện quốc gia Trung Đông này đang sở hữu khoảng 20 chiếc F-35I. Những chiếc F-35I của không quân Israel được cho là nhiều lần thực hiện các phi vụ ở Syria thậm chí chúng còn ít nhất một lần xâm nhập không phận Iran.Ngoài Israel thì Saudi Arabia cũng đã kịp đặt mua những chiếc F-35 những giờ phút sau cùng của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump.Hiện đã có khoảng 1.000 chiếc F-35 với nhiều phiên bản được Mỹ sản xuất, ngoài trang bị trong nước, Mỹ còn tích cực chuyển giao loại vũ khí công nghệ cao này cho các đồng minh của mình.
Đài truyền hình Al-Manar của lực lượng dân quân Hezbollah hôm 25-1-2021 công bố ảnh chụp hai tiêm kích tàng hình F-35I "Adir" hoạt động trên bầu trời Lebanon, đánh dấu lần đầu tiên chiến đấu cơ tàng hình Israel được chụp ảnh từ dưới mặt đất trong lúc làm nhiệm vụ.
Các bức ảnh được chụp từ khoảng cách xa, không đủ độ nét để xác định biên đội tiêm kích F-35I của Israel có mang theo thiết bị tăng độ phản xạ radar hay không. Tuy nhiên, chúng vẫn cho thấy chiến đấu cơ Israel mang theo giá treo tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X dưới cánh.
Điều này khiến giới chuyên gia cho rằng những chiếc tiêm kích thế hệ năm F-35I đang hoạt động trong cấu hình cắt giảm tính tàng hình, nhằm tránh để lộ tín hiệu phản xạ radar thực sự.
Tel Aviv khẳng định họ liên tục ở trong tình trạng xung đột quân sự, đòi hỏi phi đội F-35 phải có nhiều điểm vượt trội về công nghệ và khả năng hậu cần. Israel hiện là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ được quyền can thiệp và chỉnh sửa các hệ thống trên tiêm kích F-35 với sự chấp thuận của nhà sản xuất Lockheed Martin.
F-35I Adir của không quân Israel chính là phiên bản sửa đổi hệ thống điện tử dựa trên F-35A của Mỹ.
Tính năng tàng hình mạnh mẽ, hệ thống điện tử tiên tiến, kho vũ khí hiện đại, những chiếc chiến đấu cơ này được coi là “quái điểu” thống trị bầu trời Trung Đông.
Điểm khác biệt lớn nhất trên F-35I là hệ thống chỉ huy, điều khiển và trao đổi thông tin và tình báo (C4I) tích hợp. C4I có vai trò đặc biệt với quân đội Israel khi phải đối phó với nhiều lực lượng sở hữu hàng nghìn đạn tên lửa có thể phóng vào lãnh thổ Israel bất kỳ lúc nào.
Là một phần trong mạng lưới tác chiến hợp nhất, F-35 sẽ đóng vai trò nhanh chóng phát hiện ra các vị trí phóng tên lửa của đối phương để tìm phương án tiêu diệt.
F-35I cũng được trang bị các loại vũ khí do Israel phát triển. Việc trang bị vũ khí nội địa giúp Không quân Israel tự chủ nguồn vũ khí trong điều kiện chiến tranh kéo dài và thúc đẩy công nghiệp quốc phòng trong nước.
Việc F-35 thực chiến thành công đã giúp danh tiếng của loại máy bay này tăng lên đáng kể. Trước đó trong những cuộc tập trận đối kháng, F-35 cũng chứng tỏ sức mạnh khi thắng tuyệt đối các tiêm kích thế hệ thứ 4 hàng đầu phương Tây như F-15E, Rafale và EF-2000 Typhoon.
Trong một cuộc họp ngày 22-05-2018, Tư lệnh không quân Israel Amikam Norkin tuyên bố, nước này đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm kích tàng hình F-35 vào thực chiến, khi tham gia hai nhiệm vụ không kích ở Syria.
Ông cũng công bố hình ảnh một tiêm kích F-35I đeo thiết bị tăng diện tích phản xạ radar với dòng chú thích "trên bầu trời Beirut".
Sau những sự kiện này có thể Mỹ sẽ tiếp tục nhận tới tấp các đơn đặt hàng từ nước ngoài. Riêng Israel họ đang lên kế hoạch trang bị tới 75 chiếc F-35I để nâng cao sức mạnh tại Trung Đông.
Hiện quốc gia Trung Đông này đang sở hữu khoảng 20 chiếc F-35I. Những chiếc F-35I của không quân Israel được cho là nhiều lần thực hiện các phi vụ ở Syria thậm chí chúng còn ít nhất một lần xâm nhập không phận Iran.
Ngoài Israel thì Saudi Arabia cũng đã kịp đặt mua những chiếc F-35 những giờ phút sau cùng của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump.
Hiện đã có khoảng 1.000 chiếc F-35 với nhiều phiên bản được Mỹ sản xuất, ngoài trang bị trong nước, Mỹ còn tích cực chuyển giao loại vũ khí công nghệ cao này cho các đồng minh của mình.