Hãng thông tấn khu vực Trung Đông Al Masdar News vừa đăng tải báo cáo về hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ trong đất Syria hôm 10-4, nó đã thực hiện một vụ oanh kích vào vị trí tàn quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.Tuy nhiên điều đáng nói ở đây đó là Không quân Mỹ chẳng hề đưa ra bất cứ lời thông báo nào cho Nga hay xin phép chính quyền Damascus, vì vậy hành động này vẫn bị đánh giá là vi phạm chủ quyền Syria.Ngoài ra khi chưa thông báo trước, hoạt động của máy bay chiến đấu Mỹ chẳng thể xác định rằng liệu nó nhằm mục đích gây hại cho quân đội Nga và Syria hay không.Lực lượng phòng không Nga cũng như Syria từng nhiều lần tuyên bố sẵn sàng tấn công bất kỳ mục tiêu trên không nào vi phạm không phận của quốc gia Arab và có thể gây ra mối nguy cơ đối với quân đội đồng minh.Trong sự kiện vừa qua, thực chất quân đội Nga và Syria hoàn toàn có quyền ngay lập tức bắn hạ tiêm kích tàng hình Mỹ, nhất là khi vị trí oanh tạc của nó nằm trọn trong tầm bắn của các hệ thống phòng không S-300 và S-400.Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, phía Nga và Syria vẫn chưa cung cấp bất kỳ dữ liệu nào về sự kiện vừa diễn ra, ví dụ như việc radar cảnh giới của S-300/400 đã phát hiện ra máy bay F-35 như "thói quen" trước kia.Cần nhắc lại rằng trước đó, Nga đã tuyên bố radar 96L6 của S-400 phát hiện được tốp tiêm kích tàng hình F-35A của Anh từ cự ly ngoài 400 km, khi chúng còn ở trên biển Địa Trung Hải.Thậm chí phiên bản xuất khẩu của radar cảnh giới 96L6 là 96L6E thuộc hệ thống S-400 Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận diện được F-35A của Mỹ từ tận biên giới Iraq, tức là cách đó tới 350 km.Sự im lặng hoàn toàn của lực lượng phòng không Nga - Syria đã khiến các chuyên gia quân sự quốc tế nhận định rằng các tổ hợp S-300/400 này đã bị tiêm kích tàng hình F-35 qua mặt.Vậy nguyên nhân nào khiến trước đó radar của S-400 nhận diện được F-35 từ rất xa trong tình huống bình thường còn khi thực chiến thì chúng lại hoàn toàn bị "bịt mắt"?Lời giải thích được đưa ra đó là khi không làm nhiệm vụ chiến đấu, F-35 Lightning II thường thực hiện đường bay cao, nó còn mang theo thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar (RCS) có tên Luneberg Lens.Do tác dụng của khí tài trên khiến chỉ số RCS của chiếc F-35 lúc này chẳng khác gì tiêm kích thế hệ 4 thông thường, do vậy nó dễ dàng bị phát hiện ở cự ly xa.Nhưng khi làm nhiệm vụ chiến đấu, F-35 lại thường thực hiện đường bay thấp bám địa hình và loại bỏ khí tài Luneberg Lens, do vậy việc phát hiện ra nó là điều không dễ dàng.Vụ việc vừa mới xảy ra đã khiến cho tuyên bố của Nga rằng hệ thống phòng không S-400 của họ thừa khả năng phát hiện tiêm kích tàng hình F-35 từ ngoài 200 km trong mọi tình huống trở nên thiếu tin cậy
Hãng thông tấn khu vực Trung Đông Al Masdar News vừa đăng tải báo cáo về hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ trong đất Syria hôm 10-4, nó đã thực hiện một vụ oanh kích vào vị trí tàn quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Tuy nhiên điều đáng nói ở đây đó là Không quân Mỹ chẳng hề đưa ra bất cứ lời thông báo nào cho Nga hay xin phép chính quyền Damascus, vì vậy hành động này vẫn bị đánh giá là vi phạm chủ quyền Syria.
Ngoài ra khi chưa thông báo trước, hoạt động của máy bay chiến đấu Mỹ chẳng thể xác định rằng liệu nó nhằm mục đích gây hại cho quân đội Nga và Syria hay không.
Lực lượng phòng không Nga cũng như Syria từng nhiều lần tuyên bố sẵn sàng tấn công bất kỳ mục tiêu trên không nào vi phạm không phận của quốc gia Arab và có thể gây ra mối nguy cơ đối với quân đội đồng minh.
Trong sự kiện vừa qua, thực chất quân đội Nga và Syria hoàn toàn có quyền ngay lập tức bắn hạ tiêm kích tàng hình Mỹ, nhất là khi vị trí oanh tạc của nó nằm trọn trong tầm bắn của các hệ thống phòng không S-300 và S-400.
Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, phía Nga và Syria vẫn chưa cung cấp bất kỳ dữ liệu nào về sự kiện vừa diễn ra, ví dụ như việc radar cảnh giới của S-300/400 đã phát hiện ra máy bay F-35 như "thói quen" trước kia.
Cần nhắc lại rằng trước đó, Nga đã tuyên bố radar 96L6 của S-400 phát hiện được tốp tiêm kích tàng hình F-35A của Anh từ cự ly ngoài 400 km, khi chúng còn ở trên biển Địa Trung Hải.
Thậm chí phiên bản xuất khẩu của radar cảnh giới 96L6 là 96L6E thuộc hệ thống S-400 Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận diện được F-35A của Mỹ từ tận biên giới Iraq, tức là cách đó tới 350 km.
Sự im lặng hoàn toàn của lực lượng phòng không Nga - Syria đã khiến các chuyên gia quân sự quốc tế nhận định rằng các tổ hợp S-300/400 này đã bị tiêm kích tàng hình F-35 qua mặt.
Vậy nguyên nhân nào khiến trước đó radar của S-400 nhận diện được F-35 từ rất xa trong tình huống bình thường còn khi thực chiến thì chúng lại hoàn toàn bị "bịt mắt"?
Lời giải thích được đưa ra đó là khi không làm nhiệm vụ chiến đấu, F-35 Lightning II thường thực hiện đường bay cao, nó còn mang theo thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar (RCS) có tên Luneberg Lens.
Do tác dụng của khí tài trên khiến chỉ số RCS của chiếc F-35 lúc này chẳng khác gì tiêm kích thế hệ 4 thông thường, do vậy nó dễ dàng bị phát hiện ở cự ly xa.
Nhưng khi làm nhiệm vụ chiến đấu, F-35 lại thường thực hiện đường bay thấp bám địa hình và loại bỏ khí tài Luneberg Lens, do vậy việc phát hiện ra nó là điều không dễ dàng.
Vụ việc vừa mới xảy ra đã khiến cho tuyên bố của Nga rằng hệ thống phòng không S-400 của họ thừa khả năng phát hiện tiêm kích tàng hình F-35 từ ngoài 200 km trong mọi tình huống trở nên thiếu tin cậy