Vào đầu năm 2023, một trong những nhà sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất của Đức, Tập đoàn Rheinmetall AG, đã tuyên bố mong muốn cung cấp cho Ukraine hai hệ thống phòng không tầm ngắn Skynex, để đánh chặn UAV cỡ nhỏ.Nên nhớ, lần Skynex xuất hiện đầu tiên trước công chúng diễn ra chỉ hơn một năm trước - vào tháng 11/2021. Nhà sản xuất Rheinmetall AG từ lâu đã thành công trong việc sản xuất các hệ thống liên lạc và điều khiển, xe bọc thép, hệ thống pháo.Và hệ thống Skynex được Rheinmetall định vị là vũ khí then chốt trong hệ thống phòng không; bởi theo kết quả của chương trình thử nghiệm thực địa, Skynex được công nhận là có khả năng tiêu diệt hiệu quả UAV tự sát và Ukraine các loại.Theo giới phân tích, việc chuyển giao hệ thống phòng không mới nhất của Đức cho Ukraine, và thậm chí với số lượng quá ít như vậy, chẳng qua chỉ là thử nghiệm trong môi trường thực chiến, được ngụy trang dưới danh nghĩa "hỗ trợ quân sự".Tổ hợp phòng không mới nhất Skynex của Công ty Rheinmetall AG lấy thiết kế của pháo ổ quay Oerlikon Mk3 35 mm, sử dụng khung gầm của một chiếc xe tải địa hình HX. Nhà sản xuất Rheinmetall AG định vị sản phẩm của mình là hệ thống phòng không tầm ngắn, có khả năng chống lại hiệu quả không chỉ máy bay mà còn cả tên lửa. Đặc biệt là các phương tiện không người lái nhỏ, tốc độ chậm và bay thấp.Skynex có cơ số đạn chiến đấu là 250 viên, sử dụng cỡ nòng 35 mm của pháo tự động Oerlikon Mk3; sử dụng một số loại đạn, bao gồm đạn nổ phân mảnh, xuyên giáp và đạn phân mảnh với ngòi nổ có thể lập trình (AHEAD).Chức năng kích nổ có thể lập trình tại một điểm nhất định trong không gian, giúp tạo thành cái gọi là "đám mây mảnh đạn", bao trùm xung quanh UAV, khiến mục tiêu có thể bị tiêu diệt mà không cần đạn bắn trúng.Pháo Oerlikon Mk3 có tốc độ bắn 1.000 phát/phút và sơ tốc đầu nòng hơn 1.400 m/s. Phạm vi bắn, tùy thuộc vào loại đạn, thay đổi trong khoảng 4-5 km, trong khi phạm vi phát hiện mục tiêu của radar là từ 30-50 km.Cần lưu ý rằng về mặt kỹ thuật, pháo phòng không Skynex hoàn toàn có thể so sánh với Gepard, bởi vì cả hai loại đều có cỡ nòng 35 mm. Nhìn chung, Oerlikon Gun Mk3 có thể được xếp vào loại vũ khí công nghệ cao, do nó được tích hợp các radar tìm kiếm 2D/3D.Pháo Skynex có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cho phép nó được sử dụng như một hệ thống phòng không chiến thuật, chống lại mối đe dọa của tên lửa, pháo và đạn súng cối (C-RAM).Trong một hệ thống pháo phòng không Skynex, có tới bốn khẩu Oerlikon Mk3 và hệ thống trinh sát phát hiện mục tiêu, bao gồm camera ảnh nhiệt, radar theo dõi X-Band hỗ trợ chức năng tìm kiếm mục tiêu tự động và một máy đo khoảng cách laser.Ngoài ra, Skynex còn tương thích với bệ pháo phòng không đôi Oerlikon GDF009 TREO (35mm), radar chiến thuật 3D Oerlikon X-TAR3D Tactical và tên lửa Denel Cheetah C-RAM. Hệ thống này được sản xuất với hai phiên bản: di động (trên khung gầm xe bánh lốp 6x6) và cố định. Việc bàn giao hai hệ thống phòng không Skynex của Đức cho Ukraine nhằm mục đích thử nghiệm ở chiến trường. Tuy nhiên, giá thành của hệ thống pháo phòng không như vậy không hề rẻ, với giá khoảng 90,5 triệu euro, cộng thêm 4.000 euro cho mỗi viên đạn. Tuy nhiên, Chính phủ Đức đã quyết định trả tiền cho hai hệ thống này.Một vấn đề khó khăn với Ukraine đó là việc Thụy Sĩ đứng trung lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và bày tỏ sự không hài lòng với việc chuyển giao những khẩu pháo phòng không tự hành Gepard cho Ukraine, do loại đạn 35mm được sản xuất ở Thụy Sĩ.Một vấn đề nữa đó là thời gian giao hàng, theo đại diện của Rheinmetall, khách hàng sẽ không nhận được hệ thống Skynex trước năm 2024. Tuy nhiên hiện nay, Ukraine đang rất cần những hệ thống phòng không như Skynex, để chống lại mối đe dọa từ UAV tự sát Geran-2 của Nga. Khó khăn cuối cùng là số lượng Skynex được cung cấp, với hai tổ hợp gồm hai đài radar, hai đài chỉ huy và không quá tám khẩu pháo. Như vậy chỉ đủ bao phủ hai khu vực với bán kính 4-5 km và sẽ không thể trải rộng các vùng này trên một khoảng cách dài, vì lý do kỹ thuật thuần túy.Theo các phân tích, hệ thống Skynex mặc dù hiện đại, nhưng nó chỉ phù hợp với việc bảo vệ các mục tiêu điểm, chứ không phù hợp làm hệ thống phòng không dã chiến. Đặc biệt là với cơ số đạn ít ỏi, nó có thể nhanh chóng biến thành mục tiêu cho các loại UAV tự sát, trong một màn tiến công bão hòa.Đối với triển vọng xuất khẩu, nếu Skynex thể hiện được khả năng ở chiến trường Ukraine, đó sẽ là màn “chào sân” chói sáng; còn nếu không sẽ ngược lại. Bài học của UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ và gần đây là xe tăng Leopard 2 của Đức, còn nguyên giá trị với các hệ thống vũ khí của phương Tây.
Vào đầu năm 2023, một trong những nhà sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất của Đức, Tập đoàn Rheinmetall AG, đã tuyên bố mong muốn cung cấp cho Ukraine hai hệ thống phòng không tầm ngắn Skynex, để đánh chặn UAV cỡ nhỏ.
Nên nhớ, lần Skynex xuất hiện đầu tiên trước công chúng diễn ra chỉ hơn một năm trước - vào tháng 11/2021. Nhà sản xuất Rheinmetall AG từ lâu đã thành công trong việc sản xuất các hệ thống liên lạc và điều khiển, xe bọc thép, hệ thống pháo.
Và hệ thống Skynex được Rheinmetall định vị là vũ khí then chốt trong hệ thống phòng không; bởi theo kết quả của chương trình thử nghiệm thực địa, Skynex được công nhận là có khả năng tiêu diệt hiệu quả UAV tự sát và Ukraine các loại.
Theo giới phân tích, việc chuyển giao hệ thống phòng không mới nhất của Đức cho Ukraine, và thậm chí với số lượng quá ít như vậy, chẳng qua chỉ là thử nghiệm trong môi trường thực chiến, được ngụy trang dưới danh nghĩa "hỗ trợ quân sự".
Tổ hợp phòng không mới nhất Skynex của Công ty Rheinmetall AG lấy thiết kế của pháo ổ quay Oerlikon Mk3 35 mm, sử dụng khung gầm của một chiếc xe tải địa hình HX.
Nhà sản xuất Rheinmetall AG định vị sản phẩm của mình là hệ thống phòng không tầm ngắn, có khả năng chống lại hiệu quả không chỉ máy bay mà còn cả tên lửa. Đặc biệt là các phương tiện không người lái nhỏ, tốc độ chậm và bay thấp.
Skynex có cơ số đạn chiến đấu là 250 viên, sử dụng cỡ nòng 35 mm của pháo tự động Oerlikon Mk3; sử dụng một số loại đạn, bao gồm đạn nổ phân mảnh, xuyên giáp và đạn phân mảnh với ngòi nổ có thể lập trình (AHEAD).
Chức năng kích nổ có thể lập trình tại một điểm nhất định trong không gian, giúp tạo thành cái gọi là "đám mây mảnh đạn", bao trùm xung quanh UAV, khiến mục tiêu có thể bị tiêu diệt mà không cần đạn bắn trúng.
Pháo Oerlikon Mk3 có tốc độ bắn 1.000 phát/phút và sơ tốc đầu nòng hơn 1.400 m/s. Phạm vi bắn, tùy thuộc vào loại đạn, thay đổi trong khoảng 4-5 km, trong khi phạm vi phát hiện mục tiêu của radar là từ 30-50 km.
Cần lưu ý rằng về mặt kỹ thuật, pháo phòng không Skynex hoàn toàn có thể so sánh với Gepard, bởi vì cả hai loại đều có cỡ nòng 35 mm. Nhìn chung, Oerlikon Gun Mk3 có thể được xếp vào loại vũ khí công nghệ cao, do nó được tích hợp các radar tìm kiếm 2D/3D.
Pháo Skynex có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cho phép nó được sử dụng như một hệ thống phòng không chiến thuật, chống lại mối đe dọa của tên lửa, pháo và đạn súng cối (C-RAM).
Trong một hệ thống pháo phòng không Skynex, có tới bốn khẩu Oerlikon Mk3 và hệ thống trinh sát phát hiện mục tiêu, bao gồm camera ảnh nhiệt, radar theo dõi X-Band hỗ trợ chức năng tìm kiếm mục tiêu tự động và một máy đo khoảng cách laser.
Ngoài ra, Skynex còn tương thích với bệ pháo phòng không đôi Oerlikon GDF009 TREO (35mm), radar chiến thuật 3D Oerlikon X-TAR3D Tactical và tên lửa Denel Cheetah C-RAM. Hệ thống này được sản xuất với hai phiên bản: di động (trên khung gầm xe bánh lốp 6x6) và cố định.
Việc bàn giao hai hệ thống phòng không Skynex của Đức cho Ukraine nhằm mục đích thử nghiệm ở chiến trường. Tuy nhiên, giá thành của hệ thống pháo phòng không như vậy không hề rẻ, với giá khoảng 90,5 triệu euro, cộng thêm 4.000 euro cho mỗi viên đạn. Tuy nhiên, Chính phủ Đức đã quyết định trả tiền cho hai hệ thống này.
Một vấn đề khó khăn với Ukraine đó là việc Thụy Sĩ đứng trung lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và bày tỏ sự không hài lòng với việc chuyển giao những khẩu pháo phòng không tự hành Gepard cho Ukraine, do loại đạn 35mm được sản xuất ở Thụy Sĩ.
Một vấn đề nữa đó là thời gian giao hàng, theo đại diện của Rheinmetall, khách hàng sẽ không nhận được hệ thống Skynex trước năm 2024. Tuy nhiên hiện nay, Ukraine đang rất cần những hệ thống phòng không như Skynex, để chống lại mối đe dọa từ UAV tự sát Geran-2 của Nga.
Khó khăn cuối cùng là số lượng Skynex được cung cấp, với hai tổ hợp gồm hai đài radar, hai đài chỉ huy và không quá tám khẩu pháo. Như vậy chỉ đủ bao phủ hai khu vực với bán kính 4-5 km và sẽ không thể trải rộng các vùng này trên một khoảng cách dài, vì lý do kỹ thuật thuần túy.
Theo các phân tích, hệ thống Skynex mặc dù hiện đại, nhưng nó chỉ phù hợp với việc bảo vệ các mục tiêu điểm, chứ không phù hợp làm hệ thống phòng không dã chiến. Đặc biệt là với cơ số đạn ít ỏi, nó có thể nhanh chóng biến thành mục tiêu cho các loại UAV tự sát, trong một màn tiến công bão hòa.
Đối với triển vọng xuất khẩu, nếu Skynex thể hiện được khả năng ở chiến trường Ukraine, đó sẽ là màn “chào sân” chói sáng; còn nếu không sẽ ngược lại. Bài học của UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ và gần đây là xe tăng Leopard 2 của Đức, còn nguyên giá trị với các hệ thống vũ khí của phương Tây.