Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay là hai cường quốc quân sự hàng đầu Châu Á, đang có những đối đầu căng thẳng về vấn đề lãnh thổ, do đó, việc so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên luôn là một chủ đề hấp dẫn nhiều người. Trong đó, với khả năng hủy diệt diện rộng, nhanh chóng và tầm bắn xa, thứ vũ khí nguy hiểm không thể không kể đến đó là pháo phản lực phóng loạt tầm xa, cả Trung và Ấn đều sử hữu loại khí tài chết chóc này tuy nhiên ai mới là người dành lại thế ?
Ảnh: Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tầm xa BM-30 Smerch nổi tiếng của quân đội Nga.Năm 2006, quân đội Ấn Độ đã chính thức ký hợp đồng nhập khẩu 42 hệ thống pháo phản lực tầm xa BM-30 Smerch trị giá 500 triệu USD từ Nga, giúp lực lượng này có năng lực răn đe mặt đất nâng cao một cách rõ rệt, vượt xa khỏi tầm bắn của những tổ hợp pháo phản lực BM-21 Grad mà nước này đã sở hữu trước đó.
Ảnh: Pháo phản lực BM-30 Smerch của Ấn Độ tại một cuộc duyệt binh.Hệ thống BM-30 Smerch của Ấn Độ có khả năng bắn 7 loại rocket khác nhau cỡ 300mm với tầm bắn tối đa là 90km, mỗi hệ thống trang bị 12 ống phóng . Đây là loại khí tài vượt trội hoàn toàn với đối thủ trong khu vực thời bấy giờ - Pakistan, vốn chỉ sở hữu tổ hợp pháo tự hành M109 có tầm bắn xa nhất khoảng 30km.
Ảnh: Tổ hợp BM-30 Smerch của Ấn Độ.Phụ trách nhiệm vụ kiểm soát hỏa lực cho BM-30 Smerch Ấn Độ là hệ thống Vivari FCS có thể hoạt động tự động hoàn toàn hoặc thủ công. Một hệ thống này có thể điều khiển 6 bệ phóng Smerch và được đặt trong một xe chỉ huy riêng biệt, với sự hỗ trợ của một hoặc hai máy tính E-175 để tính toán dữ liệu đạn đạo và dẫn bắn mục tiêu. Xe chỉ huy còn có cả liên lạc vệ tinh và liên lạc sóng radio để có thể nhanh chóng nhận và triển khai các mệnh lệnh từ cấp trên đến các đơn vị.
Ảnh: Sĩ quan Ấn Độ giới thiệu về BM-30 Smerch của lực lượng pháo binh nước này.Pháo phản lực BM-30 của Ấn Độ có thể bắn các loại đạn nổ phá mảnh chống bộ binh, đạn chống tăng và tiêu diệt phương tiện, đạn nổ mạnh HE,… Dù vậy, trong giai đoạn 2011, Ấn Độ đã phàn nàn về việc đang gặp khó khăn trong cung cấp phụ tùng kịp thời cho các hệ thống BM-30 và gặp một số trục trặc trong quá trình vận hành. Dẫu vậy, BM-30 Smerch vẫn là một trong những hệ thống pháo phản lực có sức mạnh hàng đầu hiện nay.
Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa BM-30 của Ấn Độ.Trong khi đó, phía bên kia biên giới, Trung Quốc cũng đang vận hành một số lượng lớn các pháo phản lực phóng loạt tầm xa PHL-03 (Type 03) vốn cũng là phiên bản nội địa của BM-30 Smerch Nga do Trung Quốc tự chế tạo. Theo ước tính, hiện nay nước này đã đưa vào trang bị 320 hệ thống PHL-03.
Ảnh: Các xe phóng của hệ thống PHL-03 trên đường hành quân ra trận địa.PHL-03 được Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) chính thức đưa vào trang bị từ năm 2004. Tương tự BM-30 Smerch, nó cũng có 12 ống phóng sử dụng rocket cỡ 300mm, trọng lượng đạn 800kg và đầu đạn nặng 280kg. Về mặt lý thuyết, một loạt bắn của loại pháo phản lực này có thể san phẳng khu vực rộng 67 hectar.
Ảnh: Hệ thống PHL-3 khai hỏa.Dù là phiên bản nội địa hóa tuy nhiên đến nay, PHL-03 đã vượt trội hơn cả bản gốc của nó khi được người Trung Quốc trang bị loại rocket có tầm bắn xa hơn như đạn dẫn đường vệ tinh với sức hủy diệt mục tiêu cách xa 150km. Đặc biệt, đạn pháo của PHL-03 lại không hề tương thích ngược lại với hệ thống BM-30 nguyên bản của Nga hay Ấn Độ.
Ảnh: Biên đội hệ thống PHL-03 khai hỏa dồn dập.Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã đưa vào sử dụng khoảng 20 hệ thống pháo phản lực đa nòng tầm xa PCL-191 với 8 ống phóng rocket cỡ nòng 370mm, tầm bắn khoảng 300-350km. Ngoài ra nó cũng có thể triển khai với 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật đường kính 750mm và tầm bắn lên tới 500km.
Ảnh: Tổ hợp PCL-191 trong cuộc diễu binh trước quảng trường Thiên An Môn.Như vậy, có thể nói rằng, lực lượng pháo phản lực phóng loạt tầm xa của Trung Quốc đã vượt trội Ấn Độ cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, Trung Quốc còn hoàn toàn tự chủ quá trình sản xuất, có thể kiểm soát số lượng tổ hợp phù hợp với yêu cầu tác chiến trong khi đó Ấn Độ phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Nga với số lượng hạn chế. Chính vì vậy, không còn gì nghi ngờ, Lục quân Trung Quốc hiện nay đang sở hữu lực lượng pháo phản lực tầm xa hàng đầu Châu Á.
Ảnh: Tổ hợp pháo phản lực PCL-191 của Trung Quốc. Video Xem pháo phản lực BM-21 Việt Nam phóng đạn diệt mục tiêu - Nguồn: QPVN
Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay là hai cường quốc quân sự hàng đầu Châu Á, đang có những đối đầu căng thẳng về vấn đề lãnh thổ, do đó, việc so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên luôn là một chủ đề hấp dẫn nhiều người. Trong đó, với khả năng hủy diệt diện rộng, nhanh chóng và tầm bắn xa, thứ vũ khí nguy hiểm không thể không kể đến đó là pháo phản lực phóng loạt tầm xa, cả Trung và Ấn đều sử hữu loại khí tài chết chóc này tuy nhiên ai mới là người dành lại thế ?
Ảnh: Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tầm xa BM-30 Smerch nổi tiếng của quân đội Nga.
Năm 2006, quân đội Ấn Độ đã chính thức ký hợp đồng nhập khẩu 42 hệ thống pháo phản lực tầm xa BM-30 Smerch trị giá 500 triệu USD từ Nga, giúp lực lượng này có năng lực răn đe mặt đất nâng cao một cách rõ rệt, vượt xa khỏi tầm bắn của những tổ hợp pháo phản lực BM-21 Grad mà nước này đã sở hữu trước đó.
Ảnh: Pháo phản lực BM-30 Smerch của Ấn Độ tại một cuộc duyệt binh.
Hệ thống BM-30 Smerch của Ấn Độ có khả năng bắn 7 loại rocket khác nhau cỡ 300mm với tầm bắn tối đa là 90km, mỗi hệ thống trang bị 12 ống phóng . Đây là loại khí tài vượt trội hoàn toàn với đối thủ trong khu vực thời bấy giờ - Pakistan, vốn chỉ sở hữu tổ hợp pháo tự hành M109 có tầm bắn xa nhất khoảng 30km.
Ảnh: Tổ hợp BM-30 Smerch của Ấn Độ.
Phụ trách nhiệm vụ kiểm soát hỏa lực cho BM-30 Smerch Ấn Độ là hệ thống Vivari FCS có thể hoạt động tự động hoàn toàn hoặc thủ công. Một hệ thống này có thể điều khiển 6 bệ phóng Smerch và được đặt trong một xe chỉ huy riêng biệt, với sự hỗ trợ của một hoặc hai máy tính E-175 để tính toán dữ liệu đạn đạo và dẫn bắn mục tiêu. Xe chỉ huy còn có cả liên lạc vệ tinh và liên lạc sóng radio để có thể nhanh chóng nhận và triển khai các mệnh lệnh từ cấp trên đến các đơn vị.
Ảnh: Sĩ quan Ấn Độ giới thiệu về BM-30 Smerch của lực lượng pháo binh nước này.
Pháo phản lực BM-30 của Ấn Độ có thể bắn các loại đạn nổ phá mảnh chống bộ binh, đạn chống tăng và tiêu diệt phương tiện, đạn nổ mạnh HE,… Dù vậy, trong giai đoạn 2011, Ấn Độ đã phàn nàn về việc đang gặp khó khăn trong cung cấp phụ tùng kịp thời cho các hệ thống BM-30 và gặp một số trục trặc trong quá trình vận hành. Dẫu vậy, BM-30 Smerch vẫn là một trong những hệ thống pháo phản lực có sức mạnh hàng đầu hiện nay.
Ảnh: Hệ thống pháo phản lực phóng loạt tầm xa BM-30 của Ấn Độ.
Trong khi đó, phía bên kia biên giới, Trung Quốc cũng đang vận hành một số lượng lớn các pháo phản lực phóng loạt tầm xa PHL-03 (Type 03) vốn cũng là phiên bản nội địa của BM-30 Smerch Nga do Trung Quốc tự chế tạo. Theo ước tính, hiện nay nước này đã đưa vào trang bị 320 hệ thống PHL-03.
Ảnh: Các xe phóng của hệ thống PHL-03 trên đường hành quân ra trận địa.
PHL-03 được Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) chính thức đưa vào trang bị từ năm 2004. Tương tự BM-30 Smerch, nó cũng có 12 ống phóng sử dụng rocket cỡ 300mm, trọng lượng đạn 800kg và đầu đạn nặng 280kg. Về mặt lý thuyết, một loạt bắn của loại pháo phản lực này có thể san phẳng khu vực rộng 67 hectar.
Ảnh: Hệ thống PHL-3 khai hỏa.
Dù là phiên bản nội địa hóa tuy nhiên đến nay, PHL-03 đã vượt trội hơn cả bản gốc của nó khi được người Trung Quốc trang bị loại rocket có tầm bắn xa hơn như đạn dẫn đường vệ tinh với sức hủy diệt mục tiêu cách xa 150km. Đặc biệt, đạn pháo của PHL-03 lại không hề tương thích ngược lại với hệ thống BM-30 nguyên bản của Nga hay Ấn Độ.
Ảnh: Biên đội hệ thống PHL-03 khai hỏa dồn dập.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã đưa vào sử dụng khoảng 20 hệ thống pháo phản lực đa nòng tầm xa PCL-191 với 8 ống phóng rocket cỡ nòng 370mm, tầm bắn khoảng 300-350km. Ngoài ra nó cũng có thể triển khai với 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật đường kính 750mm và tầm bắn lên tới 500km.
Ảnh: Tổ hợp PCL-191 trong cuộc diễu binh trước quảng trường Thiên An Môn.
Như vậy, có thể nói rằng, lực lượng pháo phản lực phóng loạt tầm xa của Trung Quốc đã vượt trội Ấn Độ cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, Trung Quốc còn hoàn toàn tự chủ quá trình sản xuất, có thể kiểm soát số lượng tổ hợp phù hợp với yêu cầu tác chiến trong khi đó Ấn Độ phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Nga với số lượng hạn chế. Chính vì vậy, không còn gì nghi ngờ, Lục quân Trung Quốc hiện nay đang sở hữu lực lượng pháo phản lực tầm xa hàng đầu Châu Á.
Ảnh: Tổ hợp pháo phản lực PCL-191 của Trung Quốc.
Video Xem pháo phản lực BM-21 Việt Nam phóng đạn diệt mục tiêu - Nguồn: QPVN