Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông Nga đăng tải, lực lượng lính đánh thuê Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, vừa hứng chịu thương vong nặng nề, sau khi bị tấn công bởi tổ hợp pháo phản lực Smerch.Những hình ảnh ghi lại tại hiện trường vụ tấn công, cho thấy các đuôi đạn 9N235 được dùng với tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Smerch vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị phá hủy hoàn toàn.Theo nhiều nguồn tin, vụ tấn công nhắm vào một toán lính đánh thuê Thổ Nhĩ Kỳ, đang đóng quân ở phía Bắc Syria. Mặc dù vậy, chưa rõ thương vong của lực lượng này sau khi hứng chịu "mưa bom bão lửa" từ tổ hợp Smerch.Có tên đầy đủ là BM-30 Smerch, loại pháo phản lực này còn được biết tới với biệt danh "cơn bão" hoặc "cơn lốc".Smerch được coi là tổ hợp pháo phản lực mạnh nhất đang phục vụ trong quân đội Nga. Loại pháo phản lực này được ra đời từ cuối thời kỳ Liên Xô, có mặt trong biên chế quân đội Nga từ năm 1989 tới nay.Sức mạnh của tổ hợp BM-30 đến từ kích thước khổng lồ của nó, loại đạn được sử dụng là 9M55 hoặc 9M528, có đường kính lên tới 300mm.Do có kích thước đầu đạn quá lớn, mỗi tổ hợp pháo phản lực Smerch chỉ mang theo được 12 ống phóng. Bù lại, kích thước lớn cho phép tầm bắn của tổ hợp này vượt trội hoàn toàn mọi loại pháo phản lực thông khác.Cụ thể, pháo phản lực phóng loạt Smerch của Nga có tầm bắn lên tới 90 km, sức công phá đủ để san phẳng một khu vực rộng tới 60 hec-ta.Giống như nhiều loại pháo phản lực phóng loạt khác, nhược điểm chí tử của Smerch đó là nó có thời gian tái nạp đạn rất lâu sau mỗi lần bắn. Ngoài ra, tổ hợp này còn cần xe chở đạn riêng biệt, quá trình nạp đạn rất cồng kềnh và phức tạp.BM-30 Smerch sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, trong đó bao gồm đạn nổ mảnh, đạn nổ mạnh hay đạn nổ mạnh văng mảnh. Trọng lượng mỗi quả đạn từ 800 tới 815 kg, trong đó đầu đạn thường nặng khoảng 243 kg.Trên thế giới hiện tại đang có hàng chục quốc gia sở hữu và sử dụng pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch trong biên chế.Một điều bất ngờ đó là Ấn Độ sở hữu tới 162 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt loại này, nhiều gấp rưỡi so với quân số của Nga.Loại pháo phản lực phóng loạt này cũng đã được Trung Quốc sao chép, cho ra đời phiên bản PHL-03. Truyền thông Trung Quốc quảng cáo, PHL-03 có sức mạnh vượt trội hơn cả phiên bản gốc của Nga, do sử dụng loại đạn do Trung Quốc tự chế tạo trong nước.Tại Syria, không rõ quân đội nước này đang sở hữu bao nhiêu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Smerch trong tay, tuy nhiên từ năm 2014, quân đội Syria được cho là đã nhận những tổ hợp Smerch đầu tiên do phía Nga viện trợ. Nguồn ảnh: Pinterest. Kinh hãi với sức mạnh của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt có khả năng hủy diệt bán kính 67 hec-ta mỗi lần bắn. Nguồn: QPVN.
Theo thông tin mới nhất vừa được truyền thông Nga đăng tải, lực lượng lính đánh thuê Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, vừa hứng chịu thương vong nặng nề, sau khi bị tấn công bởi tổ hợp pháo phản lực Smerch.
Những hình ảnh ghi lại tại hiện trường vụ tấn công, cho thấy các đuôi đạn 9N235 được dùng với tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Smerch vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị phá hủy hoàn toàn.
Theo nhiều nguồn tin, vụ tấn công nhắm vào một toán lính đánh thuê Thổ Nhĩ Kỳ, đang đóng quân ở phía Bắc Syria. Mặc dù vậy, chưa rõ thương vong của lực lượng này sau khi hứng chịu "mưa bom bão lửa" từ tổ hợp Smerch.
Có tên đầy đủ là BM-30 Smerch, loại pháo phản lực này còn được biết tới với biệt danh "cơn bão" hoặc "cơn lốc".
Smerch được coi là tổ hợp pháo phản lực mạnh nhất đang phục vụ trong quân đội Nga. Loại pháo phản lực này được ra đời từ cuối thời kỳ Liên Xô, có mặt trong biên chế quân đội Nga từ năm 1989 tới nay.
Sức mạnh của tổ hợp BM-30 đến từ kích thước khổng lồ của nó, loại đạn được sử dụng là 9M55 hoặc 9M528, có đường kính lên tới 300mm.
Do có kích thước đầu đạn quá lớn, mỗi tổ hợp pháo phản lực Smerch chỉ mang theo được 12 ống phóng. Bù lại, kích thước lớn cho phép tầm bắn của tổ hợp này vượt trội hoàn toàn mọi loại pháo phản lực thông khác.
Cụ thể, pháo phản lực phóng loạt Smerch của Nga có tầm bắn lên tới 90 km, sức công phá đủ để san phẳng một khu vực rộng tới 60 hec-ta.
Giống như nhiều loại pháo phản lực phóng loạt khác, nhược điểm chí tử của Smerch đó là nó có thời gian tái nạp đạn rất lâu sau mỗi lần bắn. Ngoài ra, tổ hợp này còn cần xe chở đạn riêng biệt, quá trình nạp đạn rất cồng kềnh và phức tạp.
BM-30 Smerch sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, trong đó bao gồm đạn nổ mảnh, đạn nổ mạnh hay đạn nổ mạnh văng mảnh. Trọng lượng mỗi quả đạn từ 800 tới 815 kg, trong đó đầu đạn thường nặng khoảng 243 kg.
Trên thế giới hiện tại đang có hàng chục quốc gia sở hữu và sử dụng pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch trong biên chế.
Một điều bất ngờ đó là Ấn Độ sở hữu tới 162 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt loại này, nhiều gấp rưỡi so với quân số của Nga.
Loại pháo phản lực phóng loạt này cũng đã được Trung Quốc sao chép, cho ra đời phiên bản PHL-03. Truyền thông Trung Quốc quảng cáo, PHL-03 có sức mạnh vượt trội hơn cả phiên bản gốc của Nga, do sử dụng loại đạn do Trung Quốc tự chế tạo trong nước.
Tại Syria, không rõ quân đội nước này đang sở hữu bao nhiêu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Smerch trong tay, tuy nhiên từ năm 2014, quân đội Syria được cho là đã nhận những tổ hợp Smerch đầu tiên do phía Nga viện trợ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kinh hãi với sức mạnh của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt có khả năng hủy diệt bán kính 67 hec-ta mỗi lần bắn. Nguồn: QPVN.