Đầu năm 2020, Belarus đã mang tổ hợp pháo phản lực phóng loạt đa nòng của mình ra trình làng ở một cuộc triển lãm. Nguồn ảnh: BMPD.Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt này của Belarus có tên Flute. Tổ hợp này có tới 80 ống phóng, mỗi ống phóng có cỡ nòng 80mm và đây cũng là lần đầu tiên, Flute được mang ra trưng bày công khai. Nguồn ảnh: BMPD.Toàn bộ cơ cấu phóng được đặt trên khung gầm của xe tải bọc thép Asilak 4x4 cho phép khả năng vượt địa hình tốt. Khoảng sáng gầm xe cũng giúp Asilak vượt qua được nhiều vật cản khi hành quân dã chiến. Nguồn ảnh: BMPD.Đặc biệt, Flute tương thích với các loại đạn pháo phản lực 80mm đời cũ từng được Liên Xô sản xuất trong quá khứ. Đây là một điểm mạnh của tổ hợp này khi nó tận dụng được đạn tồn kho số lượng lớn ở Nga và Belarus hiện nay. Nguồn ảnh: BMPD.Theo các thông tin được Belarus đăng tải, tổ hợp Flute sẽ được trang bị hệ thống bắn tự động kèm theo hệ thống dẫn đường vệ tinh. Hai hệ thống này khi kết hợp sẽ cho phép phóng đạn phản lực với độ chính xác cao dù bản thân đạn phản lực của Flute là loại không dẫn đường. Nguồn ảnh: BMPD.Quân đội Việt Nam hiện đang sử dụng hai tổ hợp pháo phản lực phóng loạt trong biên chế đó là pháo phản lực BM-14 và pháo phản lực BM-21. Nguồn ảnh: QDND.Cả hai tổ hợp pháo phản lực này đều đã có tuổi đời khá cao và dù được chúng ta nỗ lực nâng cấp liên tục nhưng cũng khó có thể kéo dài niên hạn sử dụng hoặc hiệu quả trong chiến đấu thêm một thời gian dài nữa. Nguồn ảnh: Danviet.Mặc dù vậy, các tổ hợp BM-14 và BM-21 của Việt Nam đều có cỡ nòng lớn hơn nhiều so với tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Flute mà Belarus vừa mới giới thiệu. Nguồn ảnh: QDND.Cụ thể, pháo phản lực BM-21 của Quân đội Việt Nam có cỡ nòng 122mm trong khi đó phiên bản BM-14 thậm chí còn có cỡ nòng lớn hơn, lên tới 140mm. Nguồn ảnh: QPVN.Với việc sử dụng cỡ nòng và cung cấp tầm bắn khác nhau, các tổ hợp BM-14 cũng như BM-21 có thể sử dụng phối hợp với Flute, cung cấp hoả lực "tầng tầng lớp lớp", phù hợp với từng loại mục tiêu và từng điều kiện tác chiến cụ thể khác nhau. Nguồn ảnh: QDND.Một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 cỡ nòng 122mm của Quân đội Việt Nam khai hoả trong khi tập trận. Nguồn ảnh: QDND. Video Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad - Nguồn: Reuters
Đầu năm 2020, Belarus đã mang tổ hợp pháo phản lực phóng loạt đa nòng của mình ra trình làng ở một cuộc triển lãm. Nguồn ảnh: BMPD.
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt này của Belarus có tên Flute. Tổ hợp này có tới 80 ống phóng, mỗi ống phóng có cỡ nòng 80mm và đây cũng là lần đầu tiên, Flute được mang ra trưng bày công khai. Nguồn ảnh: BMPD.
Toàn bộ cơ cấu phóng được đặt trên khung gầm của xe tải bọc thép Asilak 4x4 cho phép khả năng vượt địa hình tốt. Khoảng sáng gầm xe cũng giúp Asilak vượt qua được nhiều vật cản khi hành quân dã chiến. Nguồn ảnh: BMPD.
Đặc biệt, Flute tương thích với các loại đạn pháo phản lực 80mm đời cũ từng được Liên Xô sản xuất trong quá khứ. Đây là một điểm mạnh của tổ hợp này khi nó tận dụng được đạn tồn kho số lượng lớn ở Nga và Belarus hiện nay. Nguồn ảnh: BMPD.
Theo các thông tin được Belarus đăng tải, tổ hợp Flute sẽ được trang bị hệ thống bắn tự động kèm theo hệ thống dẫn đường vệ tinh. Hai hệ thống này khi kết hợp sẽ cho phép phóng đạn phản lực với độ chính xác cao dù bản thân đạn phản lực của Flute là loại không dẫn đường. Nguồn ảnh: BMPD.
Quân đội Việt Nam hiện đang sử dụng hai tổ hợp pháo phản lực phóng loạt trong biên chế đó là pháo phản lực BM-14 và pháo phản lực BM-21. Nguồn ảnh: QDND.
Cả hai tổ hợp pháo phản lực này đều đã có tuổi đời khá cao và dù được chúng ta nỗ lực nâng cấp liên tục nhưng cũng khó có thể kéo dài niên hạn sử dụng hoặc hiệu quả trong chiến đấu thêm một thời gian dài nữa. Nguồn ảnh: Danviet.
Mặc dù vậy, các tổ hợp BM-14 và BM-21 của Việt Nam đều có cỡ nòng lớn hơn nhiều so với tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Flute mà Belarus vừa mới giới thiệu. Nguồn ảnh: QDND.
Cụ thể, pháo phản lực BM-21 của Quân đội Việt Nam có cỡ nòng 122mm trong khi đó phiên bản BM-14 thậm chí còn có cỡ nòng lớn hơn, lên tới 140mm. Nguồn ảnh: QPVN.
Với việc sử dụng cỡ nòng và cung cấp tầm bắn khác nhau, các tổ hợp BM-14 cũng như BM-21 có thể sử dụng phối hợp với Flute, cung cấp hoả lực "tầng tầng lớp lớp", phù hợp với từng loại mục tiêu và từng điều kiện tác chiến cụ thể khác nhau. Nguồn ảnh: QDND.
Một tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 cỡ nòng 122mm của Quân đội Việt Nam khai hoả trong khi tập trận. Nguồn ảnh: QDND.
Video Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad - Nguồn: Reuters