Bộ Quốc phòng Nga ngày 20/5 thông báo cánh quân Nam của nước này đã kiểm soát hoàn toàn làng Belogorovka ở tỉnh Lugansk, mục tiêu mà Ukraine tái kiểm soát trong chiến dịch phản công chớp nhoáng hồi tháng 9/2022.Trang Avia của Nga ngày 21/5 đăng video cuộc tập kích của pháo binh vào Belogorovka trước khi lục quân nước này chiếm được ngôi làng.Video cho thấy quân đội Nga "khai hỏa hàng trăm quả đạn vào các vị trí của binh sĩ Ukraine chỉ trong vòng vài phút", gây ra hàng loạt vụ nổ lớn liên tiếp, làm rực sáng cả khu vực."Chiến dịch tấn công Belogorovka bắt đầu bằng một đợt oanh tạc quy mô lớn, cùng với đó là đòn tập kích bằng pháo binh đóng vai trò quyết định, tạo điều kiện để lực lượng Nga nhanh chóng tiến lên và chiếm các vị trí then chốt trong làng", Avia Pro viết.Các tài khoản mạng xã hội ủng hộ Ukraine nhận định lực lượng Nga đã sử dụng pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad và pháo nhiệt áp TOS-1A để "rải thảm" hỏa lực vào làng Belogorovka."Hãy nhìn các vụ nổ cách xa nhau thế nào. Họ không ưu tiên sự chính xác mà chỉ muốn phủ kín hỏa lực lên toàn khu vực", một tài khoản bình luận.Ruslan Trad, chuyên gia thuộc viện nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở ở Mỹ, cho rằng lực lượng Nga đang áp dụng chiến thuật "tiêu thổ", phá hủy tất cả mọi thứ mà đối phương có thể sử dụng để duy trì sức kháng cự."Quân đội Nga sử dụng chiến thuật này thường xuyên tại Ukraine để tấn công phòng tuyến của đối phương", ông Ruslan Trad cho hay.Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A là một trong những loại vũ khí hàng đầu với hỏa lực cực mạnh của Nga được sử dụng trong xung đột Đông Âu đang diễn ra.Pháo phun lửa TOS-1A được thiết kế với mục đích tiêu diệt bộ binh đối phương trong công sự và trong các xe bọc thép hạng nhẹ.Loại vũ khí này có khả năng phóng các tên lửa khi phát nổ sẽ gây ra sát thương rất lớn với bộ binh của đối phương.Hệ thống pháo phản lực áp nhiệt TOS-1A là phiên bản mới nhất của hệ thống TOS-1, được đưa vào biên chế quân đội Nga từ năm 2001.Nga cũng từng xuất khấu pháo phản lực áp nhiệt TOS-1A sang các quốc gia như Azerbaijan, Iraq, Syria và Kazakhstan.Iraq từng sử dụng hệ thống phái này để tấn công phiến quân khủng bố IS, trong khi Syria cũng đã dùng hệ thống này để chống lại phiến quân đối lập.Pháo phản lực áp nhiệt TOS-1 do phòng thiết kế Omsk Transmash phát triển từ cuối những năm 1980.Loại vũ khí này ra đời nhằm đáp đáp ứng yêu cầu Quân đội Liên Xô đang khá vất vả tại chiến trường Afghanistan trước chiến thuật du kích của phiến quân.Từ tháng 12/1988-2/1989 hai pháo phản lực TOS-1 đã được triển khai ở Afghanistan và ngay lần đầu xuất hiện đã khiến phiến quân tại đây sợ hãi vì sức công phá mãnh liệt của chúng.Hệ thống TOS-1 được thiết kế để tiêu diệt sinh lực của đối phương bố trí tại các cứ điểm bất kể địa hình trống trải hay công sự kiên cố.TOS-1A giống với hệ thống phóng đa tên lửa, trong thời gian ngắn có thể phủ bão lửa xuống đầu đối phương.Chúng phóng ra nhiều mảnh đạn, lửa cháy và sóng xung kích trên khu vực rộng lớn bao trùm mục tiêu của đối phương.Cấu thành chính của hệ thống pháo phản lực áp nhiệt TOS-1 là xe phóng BM-1. Số lượng gồm 24 ống phóng xếp thành 3 hàng, mỗi hàng 8 ống.Phiên bản TOS-1A nâng cấp được thiết kế với ống phóng dài hơn.Đạn rocket có chiều dài 3,3 m, nặng 173 kg và một loại dài 3,7m nặng 217 kg.Có ít nhất hai loại đạn được sử dụng là đạn cháy và đầu đạn áp nhiệt.Trong đó đáng sợ nhất là đầu đạn áp nhiệt, hay chúng còn được gọi là chất nổ chân không hoặc chất nổ nhiên liệu khí.Loại đầu đạn này khi phát nổ sẽ phủ lên một đám mây khí chất dễ cháy và gây ra nổ mạnh.Các công sự, boongke sẽ ngay lập tức bị vô hiệu hóa nếu chúng bị TOS-1A bị tấn công bằng loại đạn này.Hệ thống pháo phản lực áp nhiệt TOS-1A bắn được mỗi lần một tên lửa, hoặc hai quả liên tiếp trong thời gian 0.5 giây.Thời gian bắn hết 24 quả theo lý thuyết là từ 6 đến 12 giây.Vũ khí áp nhiệt được giới quân sự coi là "vũ khí nguyên tử không phóng xạ" bởi sức hủy diệt kinh hoàng của chúng.Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất.Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động này.Cũng chính ngọn lửa này tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ cực cao của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không, từ đó mọi sinh vật sẽ bị chết ngạt do thiếu dưỡng khí.Xe mang phóng của hệ thống TOS-1A được điều khiển bởi 3 thành viên gồm chỉ huy, pháo thủ và lái xe. Xe được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tân tiến.Mọi thao tác được thực hiện bên trong xe, đảm bảo an toàn cho tính mạng của tổ đội.Chỉ mất 90 giây để dàn xe này có thể thực hiện được một thao tác bắn phá mục tiêu khi đã phát hiện được kẻ địch.Bệ phóng pháo phản lực áp nhiệt TOS-1A được đặt trên khung gầm cải tiến từ xe tăng T-72A, trang bị động cơ V84MS chạy diesel với công suất 840 mã lực giúp xe cơ động tốt trên chiến trường.Đi kèm với xe mang phóng là xe nạp đạn TZM-T, xe được trang bị thêm cần cẩu để tiện vận chuyển tên lửa. Tổ đội lái TZM-T cũng gồm 3 người.Ông Alexei Goncharov, người đứng đầu Cơ quan phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Không quân Nga, nói rằng phương Tây không có đối thủ tương xứng với TOS-1A và hệ thống này có thể "gieo rắc sợ hãi cho kẻ thù".
Bộ Quốc phòng Nga ngày 20/5 thông báo cánh quân Nam của nước này đã kiểm soát hoàn toàn làng Belogorovka ở tỉnh Lugansk, mục tiêu mà Ukraine tái kiểm soát trong chiến dịch phản công chớp nhoáng hồi tháng 9/2022.
Trang Avia của Nga ngày 21/5 đăng video cuộc tập kích của pháo binh vào Belogorovka trước khi lục quân nước này chiếm được ngôi làng.
Video cho thấy quân đội Nga "khai hỏa hàng trăm quả đạn vào các vị trí của binh sĩ Ukraine chỉ trong vòng vài phút", gây ra hàng loạt vụ nổ lớn liên tiếp, làm rực sáng cả khu vực.
"Chiến dịch tấn công Belogorovka bắt đầu bằng một đợt oanh tạc quy mô lớn, cùng với đó là đòn tập kích bằng pháo binh đóng vai trò quyết định, tạo điều kiện để lực lượng Nga nhanh chóng tiến lên và chiếm các vị trí then chốt trong làng", Avia Pro viết.
Các tài khoản mạng xã hội ủng hộ Ukraine nhận định lực lượng Nga đã sử dụng pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad và pháo nhiệt áp TOS-1A để "rải thảm" hỏa lực vào làng Belogorovka.
"Hãy nhìn các vụ nổ cách xa nhau thế nào. Họ không ưu tiên sự chính xác mà chỉ muốn phủ kín hỏa lực lên toàn khu vực", một tài khoản bình luận.
Ruslan Trad, chuyên gia thuộc viện nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở ở Mỹ, cho rằng lực lượng Nga đang áp dụng chiến thuật "tiêu thổ", phá hủy tất cả mọi thứ mà đối phương có thể sử dụng để duy trì sức kháng cự.
"Quân đội Nga sử dụng chiến thuật này thường xuyên tại Ukraine để tấn công phòng tuyến của đối phương", ông Ruslan Trad cho hay.
Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A là một trong những loại vũ khí hàng đầu với hỏa lực cực mạnh của Nga được sử dụng trong xung đột Đông Âu đang diễn ra.
Pháo phun lửa TOS-1A được thiết kế với mục đích tiêu diệt bộ binh đối phương trong công sự và trong các xe bọc thép hạng nhẹ.
Loại vũ khí này có khả năng phóng các tên lửa khi phát nổ sẽ gây ra sát thương rất lớn với bộ binh của đối phương.
Hệ thống pháo phản lực áp nhiệt TOS-1A là phiên bản mới nhất của hệ thống TOS-1, được đưa vào biên chế quân đội Nga từ năm 2001.
Nga cũng từng xuất khấu pháo phản lực áp nhiệt TOS-1A sang các quốc gia như Azerbaijan, Iraq, Syria và Kazakhstan.
Iraq từng sử dụng hệ thống phái này để tấn công phiến quân khủng bố IS, trong khi Syria cũng đã dùng hệ thống này để chống lại phiến quân đối lập.
Pháo phản lực áp nhiệt TOS-1 do phòng thiết kế Omsk Transmash phát triển từ cuối những năm 1980.
Loại vũ khí này ra đời nhằm đáp đáp ứng yêu cầu Quân đội Liên Xô đang khá vất vả tại chiến trường Afghanistan trước chiến thuật du kích của phiến quân.
Từ tháng 12/1988-2/1989 hai pháo phản lực TOS-1 đã được triển khai ở Afghanistan và ngay lần đầu xuất hiện đã khiến phiến quân tại đây sợ hãi vì sức công phá mãnh liệt của chúng.
Hệ thống TOS-1 được thiết kế để tiêu diệt sinh lực của đối phương bố trí tại các cứ điểm bất kể địa hình trống trải hay công sự kiên cố.
TOS-1A giống với hệ thống phóng đa tên lửa, trong thời gian ngắn có thể phủ bão lửa xuống đầu đối phương.
Chúng phóng ra nhiều mảnh đạn, lửa cháy và sóng xung kích trên khu vực rộng lớn bao trùm mục tiêu của đối phương.
Cấu thành chính của hệ thống pháo phản lực áp nhiệt TOS-1 là xe phóng BM-1. Số lượng gồm 24 ống phóng xếp thành 3 hàng, mỗi hàng 8 ống.
Phiên bản TOS-1A nâng cấp được thiết kế với ống phóng dài hơn.
Đạn rocket có chiều dài 3,3 m, nặng 173 kg và một loại dài 3,7m nặng 217 kg.
Có ít nhất hai loại đạn được sử dụng là đạn cháy và đầu đạn áp nhiệt.
Trong đó đáng sợ nhất là đầu đạn áp nhiệt, hay chúng còn được gọi là chất nổ chân không hoặc chất nổ nhiên liệu khí.
Loại đầu đạn này khi phát nổ sẽ phủ lên một đám mây khí chất dễ cháy và gây ra nổ mạnh.
Các công sự, boongke sẽ ngay lập tức bị vô hiệu hóa nếu chúng bị TOS-1A bị tấn công bằng loại đạn này.
Hệ thống pháo phản lực áp nhiệt TOS-1A bắn được mỗi lần một tên lửa, hoặc hai quả liên tiếp trong thời gian 0.5 giây.
Thời gian bắn hết 24 quả theo lý thuyết là từ 6 đến 12 giây.
Vũ khí áp nhiệt được giới quân sự coi là "vũ khí nguyên tử không phóng xạ" bởi sức hủy diệt kinh hoàng của chúng.
Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này là sử dụng các sóng chấn động hội tụ vào một điểm để tạo sức công phá cao nhất.
Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động này.
Cũng chính ngọn lửa này tạo ra sức sát thương rất lớn do nhiệt độ cực cao của nó tỏa ra xung quanh và rút tất cả không khí vào trong ngọn lửa tạo thành một vùng chân không, từ đó mọi sinh vật sẽ bị chết ngạt do thiếu dưỡng khí.
Xe mang phóng của hệ thống TOS-1A được điều khiển bởi 3 thành viên gồm chỉ huy, pháo thủ và lái xe. Xe được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tân tiến.
Mọi thao tác được thực hiện bên trong xe, đảm bảo an toàn cho tính mạng của tổ đội.
Chỉ mất 90 giây để dàn xe này có thể thực hiện được một thao tác bắn phá mục tiêu khi đã phát hiện được kẻ địch.
Bệ phóng pháo phản lực áp nhiệt TOS-1A được đặt trên khung gầm cải tiến từ xe tăng T-72A, trang bị động cơ V84MS chạy diesel với công suất 840 mã lực giúp xe cơ động tốt trên chiến trường.
Đi kèm với xe mang phóng là xe nạp đạn TZM-T, xe được trang bị thêm cần cẩu để tiện vận chuyển tên lửa. Tổ đội lái TZM-T cũng gồm 3 người.
Ông Alexei Goncharov, người đứng đầu Cơ quan phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Không quân Nga, nói rằng phương Tây không có đối thủ tương xứng với TOS-1A và hệ thống này có thể "gieo rắc sợ hãi cho kẻ thù".