Bất cứ khẩu pháo kéo nào cũng đều có kính ngắm. Tuy nhiên pháo binh sẽ bắn theo đường vòng, và có thể khẳng định trong phần lớn các trường hợp, lính pháo binh không hề nhìn thấy mục tiêu thông qua kính ngắm.Thực tế, khác với các loại vũ khí thông thường, kính ngắm của pháo binh sẽ không ngắm vào mục tiêu, mà ngắm vào cột tiêu (aiming post).Với pháo binh Mỹ, cột tiêu sẽ được đặt cách khẩu pháo 50 mét, thư ký pháo binh sẽ dựa vào tin tình báo, để tính toán đường đạn chính xác, sau đó dựa vào cột tiêu để thông báo độ cao đường ngắm cho từng khẩu đội.Các cột tiêu này được thiết kế rất đơn giản, nhưng khi triển khai cột tiêu, cần xác định thật chuẩn khoảng cách từ pháo tới cột, để thư ký pháo binh có thể ngắm bắn chính xác nhất.Và đây là cách pháo thủ ngắm bắn, khác hoàn toàn với cách ngắm bắn nhiều loại vũ khí thông thường, pháo binh sẽ ngắm vào cái cột tiêu - thay vì mục tiêu.Cách thức này đơn giản và hiệu quả tới nỗi, suốt cả trăm năm qua, dù những khẩu pháo có hiện đại tới đâu, các cột tiêu vẫn có thiết kế không đổi.Với các loại cối cỡ lớn như cối 80 hay cối 120, cách thức ngắm bắn cũng tương tự.Tất nhiên, điều quan trọng nhất trên chiến trường đó là tin tình báo, nghĩa là vị trí của mục tiêu, có thể được bán về từng khẩu đội thông qua máy bay không người lái, hoặc thông qua trinh sát pháo binh.Với các loại cối cỡ nhỏ như cối 60mm, do có mức độ cơ động khá cao, việc dựng cột tiêu được xem là không cần thiết. Thông thường, cối 60mm sẽ khai hỏa thử phát một, sau đó dựa trên đường đạn đầu tiên, để chỉnh lại đường đạn tiếp theo cho phù hợp với mục tiêu.Đây cũng là lý do cối và pháo nói chung, rất khó có thể tấn công trúng các mục tiêu di động. Đơn giản là vì pháo thủ không nhìn thấy mục tiêu, và thời gian chỉnh đường ngắm sẽ rất mất thời gian.Các loại pháo tự hành hiện đại ngày nay, đã có hệ thống tính toán đường đạn tự động. Tuy nhiên mọi pháo thủ đều phải biết cách tính toán bằng tay cho quỹ đạo đạn đạo, đề phòng khi máy móc gặp sự cố.Ngoài ra, hệ thống máy tính tính toán đạn đạo cũng chưa chắc đã hoạt động hiệu quả trong mọi trường hợp. Ví dụ như trong trận pháo kích ở đảo Yeonpyeong giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, phía Triều Tiên đã bắn tới 150 quả đạn pháo về phía Hàn Quốc, nhưng các hệ thống pháo tự hành của Hàn Quốc phải mất tới 13 phút mới có thể phản pháo, nguyên nhân là do sự cố máy tính đạn đạo.
Bất cứ khẩu pháo kéo nào cũng đều có kính ngắm. Tuy nhiên pháo binh sẽ bắn theo đường vòng, và có thể khẳng định trong phần lớn các trường hợp, lính pháo binh không hề nhìn thấy mục tiêu thông qua kính ngắm.
Thực tế, khác với các loại vũ khí thông thường, kính ngắm của pháo binh sẽ không ngắm vào mục tiêu, mà ngắm vào cột tiêu (aiming post).
Với pháo binh Mỹ, cột tiêu sẽ được đặt cách khẩu pháo 50 mét, thư ký pháo binh sẽ dựa vào tin tình báo, để tính toán đường đạn chính xác, sau đó dựa vào cột tiêu để thông báo độ cao đường ngắm cho từng khẩu đội.
Các cột tiêu này được thiết kế rất đơn giản, nhưng khi triển khai cột tiêu, cần xác định thật chuẩn khoảng cách từ pháo tới cột, để thư ký pháo binh có thể ngắm bắn chính xác nhất.
Và đây là cách pháo thủ ngắm bắn, khác hoàn toàn với cách ngắm bắn nhiều loại vũ khí thông thường, pháo binh sẽ ngắm vào cái cột tiêu - thay vì mục tiêu.
Cách thức này đơn giản và hiệu quả tới nỗi, suốt cả trăm năm qua, dù những khẩu pháo có hiện đại tới đâu, các cột tiêu vẫn có thiết kế không đổi.
Với các loại cối cỡ lớn như cối 80 hay cối 120, cách thức ngắm bắn cũng tương tự.
Tất nhiên, điều quan trọng nhất trên chiến trường đó là tin tình báo, nghĩa là vị trí của mục tiêu, có thể được bán về từng khẩu đội thông qua máy bay không người lái, hoặc thông qua trinh sát pháo binh.
Với các loại cối cỡ nhỏ như cối 60mm, do có mức độ cơ động khá cao, việc dựng cột tiêu được xem là không cần thiết. Thông thường, cối 60mm sẽ khai hỏa thử phát một, sau đó dựa trên đường đạn đầu tiên, để chỉnh lại đường đạn tiếp theo cho phù hợp với mục tiêu.
Đây cũng là lý do cối và pháo nói chung, rất khó có thể tấn công trúng các mục tiêu di động. Đơn giản là vì pháo thủ không nhìn thấy mục tiêu, và thời gian chỉnh đường ngắm sẽ rất mất thời gian.
Các loại pháo tự hành hiện đại ngày nay, đã có hệ thống tính toán đường đạn tự động. Tuy nhiên mọi pháo thủ đều phải biết cách tính toán bằng tay cho quỹ đạo đạn đạo, đề phòng khi máy móc gặp sự cố.
Ngoài ra, hệ thống máy tính tính toán đạn đạo cũng chưa chắc đã hoạt động hiệu quả trong mọi trường hợp. Ví dụ như trong trận pháo kích ở đảo Yeonpyeong giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, phía Triều Tiên đã bắn tới 150 quả đạn pháo về phía Hàn Quốc, nhưng các hệ thống pháo tự hành của Hàn Quốc phải mất tới 13 phút mới có thể phản pháo, nguyên nhân là do sự cố máy tính đạn đạo.