Theo Defense News, Quân đội Mỹ vừa công bố về kế hoạch đầy tham vọng về việc trang bị lại cho quân đội Mỹ bằng các loại tổ hợp tên lửa và tổ hợp pháo binh tầm xa. Nguyên nhân khiến Mỹ đưa ra quyết định này là do những thành quả đáng kinh ngạc mà Nga đã đạt được.Cụ thể các lực lượng phòng thủ mặt đất của Nga có thể chống lại bộ binh Mỹ mà không cần sự hỗ trợ từ trên không. Lực lượng này của Nga đang chiếm ưu thế hơn hẳn so với Mỹ và điều này cho phép họ tạo sự khác biệt trong trường hợp xảy ra các cuộc xung đột trên mặt đất.Tướng Robert Brown thuộc Quân đội Mỹ nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ cần phải phát triển các hệ thống với bán kính hoạt động lớn nhất, có khả năng "bắt kịp" đối phương. Theo ông, người Mỹ cần những loại pháo có thể so sánh với tên lửa tầm xa. Ngoài ra, họ cũng cần phải có loại tên lửa với tầm bắn lên tới 499 km.Đồng quan điểm này, chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Rand Corporation John Gordon cũng cho rằng, do hiệu quả của các hệ thống phòng thủ của Nga nên các lực lượng mặt đất của Mỹ sẽ gặp bất lợi và cần thiết phải có sự hỗ trợ từ trên không.Theo ông Gordon, nếu xảy ra xung đột trong 7 đến 10 ngày đầu tiên, Nga sẽ giành lợi thế đáng kể trong việc tiến hành các hoạt động chiến đấu trên mặt đất. Ngoài ra, ông còn đặc biệt nhấn mạnh rằng, quân đội Nga đang sở hữu một lượng lớn các tổ hợp pháo binh vượt trội hơn hẳn so với Mỹ.Hiện nay lực lượng pháo binh của nhiều nước trên thế giới không ngừng được nâng cấp và chuyển sang các loại đầu đạn có độ chính xác cao. Đặc biệt là Nga, họ đã và đang tiếp tục hướng tới các loại đầu đạn khác nhau: đầu đạn thông minh, đầu đạn laser... Trong khi đó Mỹ tập trung phát triển các loại đầu đạn được dẫn đường bằng GPS.Ví dụ năm 2006, Mỹ chính thức tiếp nhận tổ hợp phóng M982 Excalibur. Quá trình thử nghiệm chiến đấu ở chiến trường Iraq tương đối hiệu quả với tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu khoảng 92% ở khoảng cách 40 km. Và sau đó phiên bản nâng cấp cuối cùng của chúng là Excalibur có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 57 km.Nhưng theo các chuyên gia, đầu đạn của Excalibur có một nhược điểm rất lớn. Tổ hợp này sử dụng hệ thống dẫn đường bằng GPS, vì vậy nếu trong điều kiện chiến tranh điện tử, hệ thống này sẽ hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Trong trường hợp xung đột với Nga với hệ thống tác chiến điện tử hiện đại thì hiệu quả của tổ hợp này gần như bằng không.Để đối đầu với các cuộc chiến tranh hiện đại trong tương lai, Mỹ cần phải bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại đầu đạn thế hệ mới. Một điều nữa khiến Mỹ phải chú ý đó là hiện nay các hệ thống phòng không của Nga rất nguy hiểm, vì vậy lực lượng không quân sẽ bị hạn chế hoạt động và trong trường hợp này nếu bộ binh của họ không được trang bị đầy đủ sẽ không thể giành ưu thế trước Nga.
Theo Defense News, Quân đội Mỹ vừa công bố về kế hoạch đầy tham vọng về việc trang bị lại cho quân đội Mỹ bằng các loại tổ hợp tên lửa và tổ hợp pháo binh tầm xa. Nguyên nhân khiến Mỹ đưa ra quyết định này là do những thành quả đáng kinh ngạc mà Nga đã đạt được.
Cụ thể các lực lượng phòng thủ mặt đất của Nga có thể chống lại bộ binh Mỹ mà không cần sự hỗ trợ từ trên không. Lực lượng này của Nga đang chiếm ưu thế hơn hẳn so với Mỹ và điều này cho phép họ tạo sự khác biệt trong trường hợp xảy ra các cuộc xung đột trên mặt đất.
Tướng Robert Brown thuộc Quân đội Mỹ nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ cần phải phát triển các hệ thống với bán kính hoạt động lớn nhất, có khả năng "bắt kịp" đối phương. Theo ông, người Mỹ cần những loại pháo có thể so sánh với tên lửa tầm xa. Ngoài ra, họ cũng cần phải có loại tên lửa với tầm bắn lên tới 499 km.
Đồng quan điểm này, chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu Rand Corporation John Gordon cũng cho rằng, do hiệu quả của các hệ thống phòng thủ của Nga nên các lực lượng mặt đất của Mỹ sẽ gặp bất lợi và cần thiết phải có sự hỗ trợ từ trên không.
Theo ông Gordon, nếu xảy ra xung đột trong 7 đến 10 ngày đầu tiên, Nga sẽ giành lợi thế đáng kể trong việc tiến hành các hoạt động chiến đấu trên mặt đất. Ngoài ra, ông còn đặc biệt nhấn mạnh rằng, quân đội Nga đang sở hữu một lượng lớn các tổ hợp pháo binh vượt trội hơn hẳn so với Mỹ.
Hiện nay lực lượng pháo binh của nhiều nước trên thế giới không ngừng được nâng cấp và chuyển sang các loại đầu đạn có độ chính xác cao. Đặc biệt là Nga, họ đã và đang tiếp tục hướng tới các loại đầu đạn khác nhau: đầu đạn thông minh, đầu đạn laser... Trong khi đó Mỹ tập trung phát triển các loại đầu đạn được dẫn đường bằng GPS.
Ví dụ năm 2006, Mỹ chính thức tiếp nhận tổ hợp phóng M982 Excalibur. Quá trình thử nghiệm chiến đấu ở chiến trường Iraq tương đối hiệu quả với tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu khoảng 92% ở khoảng cách 40 km. Và sau đó phiên bản nâng cấp cuối cùng của chúng là Excalibur có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 57 km.
Nhưng theo các chuyên gia, đầu đạn của Excalibur có một nhược điểm rất lớn. Tổ hợp này sử dụng hệ thống dẫn đường bằng GPS, vì vậy nếu trong điều kiện chiến tranh điện tử, hệ thống này sẽ hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Trong trường hợp xung đột với Nga với hệ thống tác chiến điện tử hiện đại thì hiệu quả của tổ hợp này gần như bằng không.
Để đối đầu với các cuộc chiến tranh hiện đại trong tương lai, Mỹ cần phải bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại đầu đạn thế hệ mới. Một điều nữa khiến Mỹ phải chú ý đó là hiện nay các hệ thống phòng không của Nga rất nguy hiểm, vì vậy lực lượng không quân sẽ bị hạn chế hoạt động và trong trường hợp này nếu bộ binh của họ không được trang bị đầy đủ sẽ không thể giành ưu thế trước Nga.