Vào tháng 4/1985, Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan, đã đến Trung Quốc để có một cuộc gặp ngoại giao với Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm (Li Xiannian). Đây là thời kỳ được đánh giá là “trăng mật” giữa Mỹ và Trung Quốc.Chuyến đi của Ronald Reagan đánh dấu lần thứ ba một tổng thống Mỹ tới Trung Quốc, kể từ chuyến công du lịch sử của Tổng thống Richard Nixon vào năm 1972. Chuyến đi của Reagan nhằm làm nổi bật mong muốn của Mỹ, nhằm cải thiện ngoại giao giữa hai quốc gia.Bây giờ sau ba mươi bảy năm, nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan (CSG-5) đã triển khai lần thứ hai đến Biển Đông trong năm nay, như một phần trong nỗ lực duy trì sự hiện diện rõ ràng của Mỹ trong khu vực, có vị trí chiến lược này.CSG-5 đã tiến vào Biển Đông vào ngày 24/9, chỉ vài tuần sau khi Bắc Kinh đơn phương ban hành các quy định hàng hải mới, yêu cầu tất cả các tàu quá cảnh vùng biển phải báo cáo lộ trình và điểm đến cho chính quyền Trung Quốc.Khi ở trong vùng biển trung lập, CSG-5 đã tiến hành các hoạt động huấn luyện bay, các cuộc tập trận tấn công trên biển, hoạt động chống tàu ngầm và huấn luyện chiến thuật phối hợp.Chuẩn đô đốc Will Pennington, chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 70 cho biết: “Chúng tôi mong muốn tận dụng những kinh nghiệm chiến đấu của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác đang phát triển nhanh chóng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để đảm bảo tự do an toàn hàng hải trên khu vực Biển Đông”.Việc Hải quân Mỹ triển khai nhóm tấn công tàu sân bay Ronald Reagan đến Trung Đông để hỗ trợ việc rút quân khỏi Afghanistan và nhanh chóng quay trở lại Thái Bình Dương, cho thấy sự linh hoạt và khả năng phản ứng nhanh của một lực lượng hải quân hàng đầu thế giới; Chuẩn đô đốc Pennington nói thêm.Hải quân Mỹ tuyên bố: Nhóm tàu tấn công CSG-5 cũng sẽ phối hợp với mạng lưới các đối tác và liên minh của mình, để đảm bảo an ninh hàng hải và dòng chảy thương mại tự do ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.“Hàng không mẫu hạm Ronald Reagan và tất cả các thành phần của nhóm tấn công đã hoạt động với khả năng không ngừng và cam kết trong suốt quá trình triển khai, thể hiện sức mạnh và khả năng phục hồi của nước Mỹ”, Đại úy Fred Goldhammer, sĩ quan chỉ huy của tàu Ronald Reagan cho biết thêm.Nhóm tấn công tàu sân bay đang hoạt động ở Biển Đông bao gồm tàu sân bay được triển khai ở tuyến trước duy nhất của Hải quân Mỹ bao gồm, tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76), Lực lượng phòng không trên tàu sân bay (CVW) 5, Lực lượng Đặc nhiệm 70 và Hải đội Khu trục (DESRON) 15;Nằm trong biên đội USS Ronald Reagan là tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Shiloh (CG 67). CSG-5 được triển khai tới khu vực hoạt động của Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, để hỗ trợ tự do hàng hải tại vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ là hạm đội lớn nhất của Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động hải quân thường xuyên, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ trong vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.Hạm đội 7 thường xuyên tương tác với 35 lực lượng hải quân các quốc gia khác, để xây dựng quan hệ đối tác, nhằm thúc đẩy an ninh hàng hải, giữ ổn định và ngăn chặn xung đột.Đầu tháng 9 vừa qua, Hạm đội 7 đã tiến hành một loạt cuộc tập trận ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. Ngoài ra, tàu khu trục USS Benfold (DDG-65) lớp Arliegh Burke của Hải quân Mỹ đã đi qua Biển Đông và có nhiều hành động "thử phản ứng" của Trung Quốc. Bắc Kinh đã lên án hành động của Mỹ và gọi việc triển khai tàu chiến của Hải quân Mỹ là một hành động không thể chấp nhận được; trong khi Hải quân Mỹ khẳng định, các tàu khu trục của nước này chỉ tiến hành các hoạt động thường lệ và nhằm duy trì tự do hàng hải theo thông lệ quốc tế. Nguồn ảnh: USnavy. Tàu khu trục lớp Arleigh Burke - Nòng cốt cho sức mạnh tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ. Nguồn: QPVN.
Vào tháng 4/1985, Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan, đã đến Trung Quốc để có một cuộc gặp ngoại giao với Chủ tịch Trung Quốc Lý Tiên Niệm (Li Xiannian). Đây là thời kỳ được đánh giá là “trăng mật” giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chuyến đi của Ronald Reagan đánh dấu lần thứ ba một tổng thống Mỹ tới Trung Quốc, kể từ chuyến công du lịch sử của Tổng thống Richard Nixon vào năm 1972. Chuyến đi của Reagan nhằm làm nổi bật mong muốn của Mỹ, nhằm cải thiện ngoại giao giữa hai quốc gia.
Bây giờ sau ba mươi bảy năm, nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan (CSG-5) đã triển khai lần thứ hai đến Biển Đông trong năm nay, như một phần trong nỗ lực duy trì sự hiện diện rõ ràng của Mỹ trong khu vực, có vị trí chiến lược này.
CSG-5 đã tiến vào Biển Đông vào ngày 24/9, chỉ vài tuần sau khi Bắc Kinh đơn phương ban hành các quy định hàng hải mới, yêu cầu tất cả các tàu quá cảnh vùng biển phải báo cáo lộ trình và điểm đến cho chính quyền Trung Quốc.
Khi ở trong vùng biển trung lập, CSG-5 đã tiến hành các hoạt động huấn luyện bay, các cuộc tập trận tấn công trên biển, hoạt động chống tàu ngầm và huấn luyện chiến thuật phối hợp.
Chuẩn đô đốc Will Pennington, chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 70 cho biết: “Chúng tôi mong muốn tận dụng những kinh nghiệm chiến đấu của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác đang phát triển nhanh chóng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để đảm bảo tự do an toàn hàng hải trên khu vực Biển Đông”.
Việc Hải quân Mỹ triển khai nhóm tấn công tàu sân bay Ronald Reagan đến Trung Đông để hỗ trợ việc rút quân khỏi Afghanistan và nhanh chóng quay trở lại Thái Bình Dương, cho thấy sự linh hoạt và khả năng phản ứng nhanh của một lực lượng hải quân hàng đầu thế giới; Chuẩn đô đốc Pennington nói thêm.
Hải quân Mỹ tuyên bố: Nhóm tàu tấn công CSG-5 cũng sẽ phối hợp với mạng lưới các đối tác và liên minh của mình, để đảm bảo an ninh hàng hải và dòng chảy thương mại tự do ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
“Hàng không mẫu hạm Ronald Reagan và tất cả các thành phần của nhóm tấn công đã hoạt động với khả năng không ngừng và cam kết trong suốt quá trình triển khai, thể hiện sức mạnh và khả năng phục hồi của nước Mỹ”, Đại úy Fred Goldhammer, sĩ quan chỉ huy của tàu Ronald Reagan cho biết thêm.
Nhóm tấn công tàu sân bay đang hoạt động ở Biển Đông bao gồm tàu sân bay được triển khai ở tuyến trước duy nhất của Hải quân Mỹ bao gồm, tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76), Lực lượng phòng không trên tàu sân bay (CVW) 5, Lực lượng Đặc nhiệm 70 và Hải đội Khu trục (DESRON) 15;
Nằm trong biên đội USS Ronald Reagan là tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Shiloh (CG 67). CSG-5 được triển khai tới khu vực hoạt động của Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, để hỗ trợ tự do hàng hải tại vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ là hạm đội lớn nhất của Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động hải quân thường xuyên, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ trong vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hạm đội 7 thường xuyên tương tác với 35 lực lượng hải quân các quốc gia khác, để xây dựng quan hệ đối tác, nhằm thúc đẩy an ninh hàng hải, giữ ổn định và ngăn chặn xung đột.
Đầu tháng 9 vừa qua, Hạm đội 7 đã tiến hành một loạt cuộc tập trận ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. Ngoài ra, tàu khu trục USS Benfold (DDG-65) lớp Arliegh Burke của Hải quân Mỹ đã đi qua Biển Đông và có nhiều hành động "thử phản ứng" của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã lên án hành động của Mỹ và gọi việc triển khai tàu chiến của Hải quân Mỹ là một hành động không thể chấp nhận được; trong khi Hải quân Mỹ khẳng định, các tàu khu trục của nước này chỉ tiến hành các hoạt động thường lệ và nhằm duy trì tự do hàng hải theo thông lệ quốc tế. Nguồn ảnh: USnavy.