Từ năm 1939, phát xít Đức đã mở đầu chiến tranh thế giới thứ hai bằng việc xâm lược Ba Lan, cách chiến đấu với khí tài hiện đại và cơ giới hỗ trợ bộ binh của Đức vốn đã bị "lộ bài" ngay từ khi xâm lược Ba Lan nhưng các nước khác ở châu Âu lại không mấy chú ý đến điều này và đã phải trả một cái giá rất đắt. Ảnh: Hàng phòng thủ của Pháp xây dựng theo kiểu... CTTG 1 với những khẩu đại bác cỡ 220 mm chậm chạp và vô dụng trước lực lượng thiết giáp tốc độ cao của Đức. Nguồn ảnh: Historyimages.Các máy bay Đức đang ném bom vào tuyến phòng thủ của Pháp, ảnh chụp ngày 21/6/1940. Nguồn ảnh: Historyimages.Hệ thống phòng thủ của Pháp được xây dựng theo kiểu chiến hào nhiều lớp như trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy nhiên các lực lượng thiết giáp Đức lại không giằng co từng đoạn chiến hào một mà xông thẳng qua, chặn đường tiếp tế của lực lượng tiền phương Pháp khiến người Pháp không khỏi bàng hoàng với lối đánh nhanh đến "kinh hồn bạt vía này". Nguồn ảnh: Historyimages.Cũng vào mùa hè năm 1940, Hà Lan phải chịu chung số phận với nước Pháp khi chạm chán với đội quân thiện chiến nhất thế giới thời bấy giờ. Ảnh: Thành phố Rotterdam của Hà Lan bị đánh bom bởi các máy bay Đức. Nguồn ảnh: Historyimages.Trong ngày 14/5/1940, một lệnh ngừng bắn đã được Đức đưa ra để Hà Lan sơ tán dân chúng ra khỏi Rotterdam, tuy nhiên lệnh ngừng bắn chỉ kéo dài có 3 tiếng rưỡi không thể đủ để toàn bộ dân chúng bên trong thành phố này sơ tán kịp. Kết quả là trận bom của Đức lúc 13h22 phút cùng ngày đã giết chết 3000 người vô tội. Nguồn ảnh: Historyimages.Khung cảnh hoang tàn đổ nát ở thành phố Rotterdam sau khi chịu trận oanh tạc của Không quân Đức Quốc Xã ngày 14/5/1940. Nguồn ảnh: Historyimages.Bức ảnh nhục nhã nhất trong lịch sử nước Pháp khi chưa tới 15 ngày, quân Đức đã tràn ngập lãnh thổ Pháp đến tận biên giới Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: Historyimages.Lính thuộc địa Pháp trong đội quân Lê Dương bị bắt làm tù binh sau khi đầu hàng quân Đức. Nguồn ảnh: Historyimages.Quân Đức diễu hành trong thủ đô Paris, trớ trêu thay con đường diễu hành của phát xít Đức sẽ đi đúng với lộ trình cách đấy hơn 20 năm người Pháp đã diễu hành mừng chiến thắng trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Historyimages.Trên đường tiến vào Bỉ, một chiếc xe tăng Đức bị hỏng đang được kéo ra vì nó đã chặn mất con đường độc đạo trên một cây cầu. Ảnh chụp năm 1944. Nguồn ảnh: Historyimages.Các phóng viên chiến trường của hãng CBS đưa về cuộc chiến tranh đang lên đến đỉnh điểm căng thẳng ở châu Âu những tháng đầu năm 1940. Nguồn ảnh: Historyimages.Một gia đình người Bỉ tìm cách chạy sang Pháp tị nạn. Rất tiếc cho những người tị nạn xấu số này là nước Pháp cũng không trụ vững được thêm bấy lâu trước khi bị Phát Xít Đức tiêu diệt. Nguồn ảnh: Historyimages.Những người phụ nữ Bỉ vẫy tay từ biệt chồng, con ra trận bảo vệ đất nước. Ảnh chụp ngày 11/5/1940. Nguồn ảnh: Historyimages.Pháo binh Anh chiến đấu cùng Bỉ chống lại bước tiến của quân Đức. Ảnh chụp ngày 30/5/1940. Nguồn ảnh: Historyimages.Một trại tù binh chiến tranh với hàng vạn binh lính Pháp bị bắt chỉ sau 10 ngày Đức xâm lược Pháp. Nguồn ảnh: Historyimages.
Từ năm 1939, phát xít Đức đã mở đầu chiến tranh thế giới thứ hai bằng việc xâm lược Ba Lan, cách chiến đấu với khí tài hiện đại và cơ giới hỗ trợ bộ binh của Đức vốn đã bị "lộ bài" ngay từ khi xâm lược Ba Lan nhưng các nước khác ở châu Âu lại không mấy chú ý đến điều này và đã phải trả một cái giá rất đắt. Ảnh: Hàng phòng thủ của Pháp xây dựng theo kiểu... CTTG 1 với những khẩu đại bác cỡ 220 mm chậm chạp và vô dụng trước lực lượng thiết giáp tốc độ cao của Đức. Nguồn ảnh: Historyimages.
Các máy bay Đức đang ném bom vào tuyến phòng thủ của Pháp, ảnh chụp ngày 21/6/1940. Nguồn ảnh: Historyimages.
Hệ thống phòng thủ của Pháp được xây dựng theo kiểu chiến hào nhiều lớp như trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy nhiên các lực lượng thiết giáp Đức lại không giằng co từng đoạn chiến hào một mà xông thẳng qua, chặn đường tiếp tế của lực lượng tiền phương Pháp khiến người Pháp không khỏi bàng hoàng với lối đánh nhanh đến "kinh hồn bạt vía này". Nguồn ảnh: Historyimages.
Cũng vào mùa hè năm 1940, Hà Lan phải chịu chung số phận với nước Pháp khi chạm chán với đội quân thiện chiến nhất thế giới thời bấy giờ. Ảnh: Thành phố Rotterdam của Hà Lan bị đánh bom bởi các máy bay Đức. Nguồn ảnh: Historyimages.
Trong ngày 14/5/1940, một lệnh ngừng bắn đã được Đức đưa ra để Hà Lan sơ tán dân chúng ra khỏi Rotterdam, tuy nhiên lệnh ngừng bắn chỉ kéo dài có 3 tiếng rưỡi không thể đủ để toàn bộ dân chúng bên trong thành phố này sơ tán kịp. Kết quả là trận bom của Đức lúc 13h22 phút cùng ngày đã giết chết 3000 người vô tội. Nguồn ảnh: Historyimages.
Khung cảnh hoang tàn đổ nát ở thành phố Rotterdam sau khi chịu trận oanh tạc của Không quân Đức Quốc Xã ngày 14/5/1940. Nguồn ảnh: Historyimages.
Bức ảnh nhục nhã nhất trong lịch sử nước Pháp khi chưa tới 15 ngày, quân Đức đã tràn ngập lãnh thổ Pháp đến tận biên giới Tây Ban Nha. Nguồn ảnh: Historyimages.
Lính thuộc địa Pháp trong đội quân Lê Dương bị bắt làm tù binh sau khi đầu hàng quân Đức. Nguồn ảnh: Historyimages.
Quân Đức diễu hành trong thủ đô Paris, trớ trêu thay con đường diễu hành của phát xít Đức sẽ đi đúng với lộ trình cách đấy hơn 20 năm người Pháp đã diễu hành mừng chiến thắng trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Historyimages.
Trên đường tiến vào Bỉ, một chiếc xe tăng Đức bị hỏng đang được kéo ra vì nó đã chặn mất con đường độc đạo trên một cây cầu. Ảnh chụp năm 1944. Nguồn ảnh: Historyimages.
Các phóng viên chiến trường của hãng CBS đưa về cuộc chiến tranh đang lên đến đỉnh điểm căng thẳng ở châu Âu những tháng đầu năm 1940. Nguồn ảnh: Historyimages.
Một gia đình người Bỉ tìm cách chạy sang Pháp tị nạn. Rất tiếc cho những người tị nạn xấu số này là nước Pháp cũng không trụ vững được thêm bấy lâu trước khi bị Phát Xít Đức tiêu diệt. Nguồn ảnh: Historyimages.
Những người phụ nữ Bỉ vẫy tay từ biệt chồng, con ra trận bảo vệ đất nước. Ảnh chụp ngày 11/5/1940. Nguồn ảnh: Historyimages.
Pháo binh Anh chiến đấu cùng Bỉ chống lại bước tiến của quân Đức. Ảnh chụp ngày 30/5/1940. Nguồn ảnh: Historyimages.
Một trại tù binh chiến tranh với hàng vạn binh lính Pháp bị bắt chỉ sau 10 ngày Đức xâm lược Pháp. Nguồn ảnh: Historyimages.