Các chuyên gia đã xem xét phần còn lại của các tên lửa hành trình Kh-101 được tìm thấy ở thủ đô Kiev sau cuộc tấn công ngày 23/11/2022 của Nga nhằm vào các hệ thống điện và nước của Ukraine.Một trong các tên lửa này được sản xuất vào mùa hè năm nay và một tên lửa khác được hoàn thành sau tháng 9 dựa vào các dấu hiệu trên các vũ khí này, báo cáo của một nhóm điều tra viên cho biết ngày 5/12/2022.Việc Nga tiếp tục sản xuất các loại tên lửa dẫn đường tiên tiến như Kh-101 cho thấy nước này đã tìm ra cách để nhận được chip và các nguyên liệu cần thiết khác bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, hoặc Moscow đã tích trữ lượng nguyên liệu cần thiết.Các phát hiện trên nằm trong báo cáo gần đây của nhóm Nghiên cứu Vũ khí xung đột - một tổ chức độc lập có trụ sở tại Anh có nhiệm vụ xác định và theo dõi các loại vũ khí cũng như đạn dược được sử dụng trong chiến tranh.Một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu của tổ chức này đã đến Kiev ngay trước khi các cuộc cuộc tấn công diễn ra theo lời mời của cơ quan an ninh Ukraine.Trong 4 chuyến nghiên cứu tới Kiev, các điều tra viên thấy rằng gần như tất cả thiết bị quân sự tiên tiến của Nga đều được chế tạo bằng chất bán dẫn từ phương Tây.Dù vậy, họ không thể xác định liệu những gì còn lại của Kh-101 mà họ nghiên cứu là từ các tên lửa nhắm vào các mục tiêu và phát nổ hay nó bị đánh chặn trong khi bay và bị bắn hạ.Các tên lửa Kh-101 được đánh dấu bằng một dãy 13 chữ số. Các nhà điều tra cho biết, 3 chữ số đầu tiên đại diện cho nhà máy sản xuất tên lửa,3 chữ số tiếp theo cho biết đây là phiên bản nào trong 2 phiên bản của Kh-101 và 2 chữ số nữa cho thấy thời gian nó được sản xuất. 5 chữ số cuối cùng được cho là số seri và lô sản xuất tên lửa.Piotr Butowski, nhà báo Ba Lan chuyên nghiên cứu về các máy bay chiến đấu và vũ khí quân sự của Nga cũng cho biết phân tích của nhóm trùng khớp với nghiên cứu của ông.3 chữ số đầu tiên luôn là 315 - đó là mã số địa điểm sản xuất. Các tên lửa Kh-101 được phát triển và được sản xuất bởi công ty Raduga ở Dubna gần Moscow.Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trước khi báo cáo trên được công bố, một phân tích tình báo quốc phòng của Mỹ khẳng định, phân tích của ông Butowski nhất quán với những thông tin của họ.Theo các quan chức Lầu Năm Góc, Nga đã phóng hàng nghìn vũ khí tầm xa như các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn nhằm vào các mục tiêu ở Ukraine từ khi xung đột nổ ra.Liệu Nga có cạn kiệt tên lửa hành trình cũ hay không vẫn là một điều chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng quân đội thường sử dụng các loại đạn dược cũ hơn trước, bởi chúng chiếm đa số trong kho vũ khí quốc gia.Ngày 23/11, cùng ngày Nga tiến hành tấn công tên lửa hành trình vào Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin nhận định với báo giới rằng, nguồn cung các vũ khí dẫn đường chính xác của Nga đã "giảm đáng kể".Ông Lloyd J. Austin cho rằng Moscow sẽ gặp khó khăn hơn để nhanh chóng sản xuất chúng "do những lệnh hạn chế mà họ phải đối mặt về vi mạch và các nguyên liệu khác".Tuy nhiên, ông Damien Spleeters, người dẫn đầu cuộc điều tra của tổ chức Nghiên cứu Vũ khí xung đột đánh giá, khó có thể khẳng định Nga có đang cạn kiệt vũ khí hay không.Được biết, tên lửa Kh-101 được phát triển vào những năm 1990 tuy nhiên Nga mới chỉ hoàn thiện loại vũ khí này trong vài năm trở lại đây.Tên lửa có chiều dài tên lửa 7,54 m, đường kính 0,51m. Trọng lượng phóng của Kh-101 lên tới 2,3 tấn.Mỗi chiếc máy bay chiến lược Tu-95MS có khả năng mang tối đa 6 tên lửa Kh-101 gắn bên ngoài.Trong khi những chiếc Tu-160 lại trang bị chúng trong các ổ quay chứa 6 tên lửa bên trong.Theo nhà sản xuất, độ sai số mục tiêu của Kh-101 chỉ vào khoảng 5 - 10 m. Một thông số tuyệt vời đối với loại tên lửa có tầm bay hàng ngàn km.Điểm đặc biệt là Kh-101 được trang bị cả động cơ phản lực cánh quạt đẩy với cánh quạt làm bằng vật liệu phản xạ radar thấp.Kh-101 có "người anh em" là Kh-102 với ngoại hình và các thiết bị hệ thống giống hệt nhau, khác biệt giữa chúng chính là đầu đạn.Kh-101 mang đầu đạn thường nặng 450 kg với loại thuốc nổ cực mạnh.Trong khi Kh-102 được trang bị đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ lên tới 250 kT.Quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản chỉ có đương lượng nổ là 13kt. Như vậy sức công phá của Kh-102 gấp hơn 19 lần quả bom nguyên tử này.Với sức công phá khủng khiếp như vậy, tên lửa hành trình Kh-102 có thể thổi bay cả một thành phố lớn của đối phương.Hiện cả tên lửa Kh-101 và Kh-102 có vận tốc lên tới mach 0,9. Với một loại tên lửa hành trình bám địa hình thì đây được coi là vận tốc khá cao.Tên lửa có thể bay cực thấp, từ 30 - 70 m, điều này gây khó khăn cho việc đánh chặn.Với tầm bắn từ 4.000 tới 6.000 km, đây được coi là loại tên lửa hành trình bay xa nhất thế giới hiện nay, vượt qua tất cả các sản phẩm cùng loại trên thế giới.Tên lửa hành trình Tomahawk phiên bản mới nhất cũng chỉ có tầm bắn ngang bằng với Kalibr, tức khoảng 2.500 km. Như vậy tầm bắn của Kh-101/102 gấp 2,5 lần.Với tầm bay xa như vậy, máy bay Nga có thể phóng tên lửa Kh-01/102 từ khoảng cách an toàn mà không phải lo ngại hệ thống phòng không của đối phương.Tuy có nhiều lợi thế nhưng giá thành lại là điểm yếu của các loại tên lửa hành trình Nga nói chung, sản phẩm của Nga thường có giá cao hơn sản phẩm cùng loại của Mỹ.Đồng thời chúng lại sở hữu một số thành phần điện tử phương Tây. Khi bị đóng nguồn cung chip, Nga nếu không có sự chuẩn bị trước sẽ khó có thể sản xuất loại tên lửa này với số lượng lớn.
Các chuyên gia đã xem xét phần còn lại của các tên lửa hành trình Kh-101 được tìm thấy ở thủ đô Kiev sau cuộc tấn công ngày 23/11/2022 của Nga nhằm vào các hệ thống điện và nước của Ukraine.
Một trong các tên lửa này được sản xuất vào mùa hè năm nay và một tên lửa khác được hoàn thành sau tháng 9 dựa vào các dấu hiệu trên các vũ khí này, báo cáo của một nhóm điều tra viên cho biết ngày 5/12/2022.
Việc Nga tiếp tục sản xuất các loại tên lửa dẫn đường tiên tiến như Kh-101 cho thấy nước này đã tìm ra cách để nhận được chip và các nguyên liệu cần thiết khác bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, hoặc Moscow đã tích trữ lượng nguyên liệu cần thiết.
Các phát hiện trên nằm trong báo cáo gần đây của nhóm Nghiên cứu Vũ khí xung đột - một tổ chức độc lập có trụ sở tại Anh có nhiệm vụ xác định và theo dõi các loại vũ khí cũng như đạn dược được sử dụng trong chiến tranh.
Một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu của tổ chức này đã đến Kiev ngay trước khi các cuộc cuộc tấn công diễn ra theo lời mời của cơ quan an ninh Ukraine.
Trong 4 chuyến nghiên cứu tới Kiev, các điều tra viên thấy rằng gần như tất cả thiết bị quân sự tiên tiến của Nga đều được chế tạo bằng chất bán dẫn từ phương Tây.
Dù vậy, họ không thể xác định liệu những gì còn lại của Kh-101 mà họ nghiên cứu là từ các tên lửa nhắm vào các mục tiêu và phát nổ hay nó bị đánh chặn trong khi bay và bị bắn hạ.
Các tên lửa Kh-101 được đánh dấu bằng một dãy 13 chữ số. Các nhà điều tra cho biết, 3 chữ số đầu tiên đại diện cho nhà máy sản xuất tên lửa,
3 chữ số tiếp theo cho biết đây là phiên bản nào trong 2 phiên bản của Kh-101 và 2 chữ số nữa cho thấy thời gian nó được sản xuất. 5 chữ số cuối cùng được cho là số seri và lô sản xuất tên lửa.
Piotr Butowski, nhà báo Ba Lan chuyên nghiên cứu về các máy bay chiến đấu và vũ khí quân sự của Nga cũng cho biết phân tích của nhóm trùng khớp với nghiên cứu của ông.
3 chữ số đầu tiên luôn là 315 - đó là mã số địa điểm sản xuất. Các tên lửa Kh-101 được phát triển và được sản xuất bởi công ty Raduga ở Dubna gần Moscow.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trước khi báo cáo trên được công bố, một phân tích tình báo quốc phòng của Mỹ khẳng định, phân tích của ông Butowski nhất quán với những thông tin của họ.
Theo các quan chức Lầu Năm Góc, Nga đã phóng hàng nghìn vũ khí tầm xa như các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn nhằm vào các mục tiêu ở Ukraine từ khi xung đột nổ ra.
Liệu Nga có cạn kiệt tên lửa hành trình cũ hay không vẫn là một điều chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng quân đội thường sử dụng các loại đạn dược cũ hơn trước, bởi chúng chiếm đa số trong kho vũ khí quốc gia.
Ngày 23/11, cùng ngày Nga tiến hành tấn công tên lửa hành trình vào Kiev, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin nhận định với báo giới rằng, nguồn cung các vũ khí dẫn đường chính xác của Nga đã "giảm đáng kể".
Ông Lloyd J. Austin cho rằng Moscow sẽ gặp khó khăn hơn để nhanh chóng sản xuất chúng "do những lệnh hạn chế mà họ phải đối mặt về vi mạch và các nguyên liệu khác".
Tuy nhiên, ông Damien Spleeters, người dẫn đầu cuộc điều tra của tổ chức Nghiên cứu Vũ khí xung đột đánh giá, khó có thể khẳng định Nga có đang cạn kiệt vũ khí hay không.
Được biết, tên lửa Kh-101 được phát triển vào những năm 1990 tuy nhiên Nga mới chỉ hoàn thiện loại vũ khí này trong vài năm trở lại đây.
Tên lửa có chiều dài tên lửa 7,54 m, đường kính 0,51m. Trọng lượng phóng của Kh-101 lên tới 2,3 tấn.
Mỗi chiếc máy bay chiến lược Tu-95MS có khả năng mang tối đa 6 tên lửa Kh-101 gắn bên ngoài.
Trong khi những chiếc Tu-160 lại trang bị chúng trong các ổ quay chứa 6 tên lửa bên trong.
Theo nhà sản xuất, độ sai số mục tiêu của Kh-101 chỉ vào khoảng 5 - 10 m. Một thông số tuyệt vời đối với loại tên lửa có tầm bay hàng ngàn km.
Điểm đặc biệt là Kh-101 được trang bị cả động cơ phản lực cánh quạt đẩy với cánh quạt làm bằng vật liệu phản xạ radar thấp.
Kh-101 có "người anh em" là Kh-102 với ngoại hình và các thiết bị hệ thống giống hệt nhau, khác biệt giữa chúng chính là đầu đạn.
Kh-101 mang đầu đạn thường nặng 450 kg với loại thuốc nổ cực mạnh.
Trong khi Kh-102 được trang bị đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ lên tới 250 kT.
Quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản chỉ có đương lượng nổ là 13kt. Như vậy sức công phá của Kh-102 gấp hơn 19 lần quả bom nguyên tử này.
Với sức công phá khủng khiếp như vậy, tên lửa hành trình Kh-102 có thể thổi bay cả một thành phố lớn của đối phương.
Hiện cả tên lửa Kh-101 và Kh-102 có vận tốc lên tới mach 0,9. Với một loại tên lửa hành trình bám địa hình thì đây được coi là vận tốc khá cao.
Tên lửa có thể bay cực thấp, từ 30 - 70 m, điều này gây khó khăn cho việc đánh chặn.
Với tầm bắn từ 4.000 tới 6.000 km, đây được coi là loại tên lửa hành trình bay xa nhất thế giới hiện nay, vượt qua tất cả các sản phẩm cùng loại trên thế giới.
Tên lửa hành trình Tomahawk phiên bản mới nhất cũng chỉ có tầm bắn ngang bằng với Kalibr, tức khoảng 2.500 km. Như vậy tầm bắn của Kh-101/102 gấp 2,5 lần.
Với tầm bay xa như vậy, máy bay Nga có thể phóng tên lửa Kh-01/102 từ khoảng cách an toàn mà không phải lo ngại hệ thống phòng không của đối phương.
Tuy có nhiều lợi thế nhưng giá thành lại là điểm yếu của các loại tên lửa hành trình Nga nói chung, sản phẩm của Nga thường có giá cao hơn sản phẩm cùng loại của Mỹ.
Đồng thời chúng lại sở hữu một số thành phần điện tử phương Tây. Khi bị đóng nguồn cung chip, Nga nếu không có sự chuẩn bị trước sẽ khó có thể sản xuất loại tên lửa này với số lượng lớn.