Ở thời kỳ mà chiến đấu cơ cánh quạt còn tung hoành trên bầu trời, kỹ năng không chiến của phi công dường như đã chạm tới trình độ đỉnh cao khi mỗi pha không chiến đều là một màn trình diễn trên không với các cú nhào lộn ngoài sức tưởng tượng của chính những kỹ sư thiết kế ra những chiếc máy bay đó. Nguồn ảnh: Youtube.Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kỹ năng hỗn chiến trên không của phi công đã dần dần kém đi, thay vào đó là sự giúp sức cực kỳ đắc lực của các loại tên lửa với tầm xa có thể lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm kilomets. Nguồn ảnh: Dailybeast.Trước đây, các loại súng, pháo trang bị trên máy bay chiến đấu chỉ có tầm bắn hiệu quả trong khoảng một vài trăm mét và bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan như gió, mưa,hay cơ số đạn... thì ngày nay, các loại pháo-súng trên máy bay chiến đấu dường như chỉ để làm cảnh với cơ số đạn ít ỏi khoảng 100 tới 250 viên, còn vũ khí chính của chúng lại là các mẫu tên lửa tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.Với tầm bắn lên tới vài chục kilomet, các loại tên lửa đối không, đối đất, đối hải cực kỳ thông minh với dẫn đường bằng máy tính và định vị GPS thừa sức tiêu diệt mục tiêu đã định từ khoảng cách rất xa, ngay cả khi phi công chưa kịp nhìn thấy đối phương bằng mắt thường. Nguồn ảnh: Taku.Điều này đồng nghĩa với việc, nếu một phi công bị tấn công, anh ta cũng sẽ không kịp nhìn thấy đối phương khai hỏa mà hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống cảnh báo trên máy bay. Việc né tránh một quả tên lửa dẫn đường cũng cực kỳ khó khăn đối với các phi công chiến đấu vì nếu cơ động quá sớm, quả tên lửa sẽ có đủ thời gian để đổi hướng và hạ gục được mục tiêu. Tuy nhiên, nếu cơ động quá muộn thì tỉ lệ mục tiêu đó bị bắn hạ lại cũng cực kỳ cao. Nguồn ảnh: Defense.Chính vì vậy, các biện pháp phòng thủ chủ động và bị động dành cho máy bay chiến đấu được ra đời với nhiệm vụ bảo vệ chiến đấu cơ bằng các biện pháp áp chế điện tử hoặc tung hỏa mù đánh lừa hệ thống dẫn đường tên lửa đối phương. Với những trang bị này, khả năng cơ động trên không của phi công đã ít được dùng tới nay còn ít được sử dụng hơn, các phi công gần như phụ thuộc vào công nghệ. Nguồn ảnh: Pinterest.Thêm vào đó, việc các chiến đấu cơ ngày nay có tốc độ ngày càng nhanh hơn cũng là lý do khiến cho các cuộc hỗn chiến trên không ngày càng ít. Cụ thể, một phi cơ sử dụng động cơ cánh quạt có thể cơ động góc cua 90 độ một cách dễ dàng trong vài giây, tuy nhiên với một chiến đấu cơ có tốc độ siêu âm, việc cơ động một góc 90 độ là điều quá khó khăn vì khi này cơ thể của người phi công sẽ phải chịu một lực tác động cực kỳ lớn. Nguồn ảnh: Jet17.Chính những lý do kể trên đã khiến các phi công chiến đấu ngày nay ít tham gia không chiến theo kiểu đối đầu hơn. Một điều rõ ràng đó là họ cũng không cần thiết phải không chiến ở cự ly vài trăm mét khi được trang bị tên lửa có tầm bắn hàng chục kilomets, họ không cần phải thực hiện động tác bổ nhào khi mà bom họ đang mang theo có tính năng tự tìm mục tiêu. Công việc duy nhất của họ là bay theo lộ trình vạch sẵn, sau đó chỉ cần bấm nút và bấm nút. Nguồn ảnh: Wiki.Nói như vậy không có nghĩa là các phi công ngày nay chỉ có mỗi công việc bấm nút, việc biết bấm nút nào vào khi nào cũng là cả một vấn đề, và về khoản này, họ "ăn đứt" các phi công của thế hệ trước. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, các màn không chiến thời nay dường như thiên về việc phô diễn kỹ thuật hiện đại của các chiến đấu cơ nhiều hơn thay vì đề cao kỹ năng cá nhân của phi công như thời trước đây. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù vậy, có thể khẳng định một điều, đó là các phi công vẫn luôn là lực lượng "con cưng" của mọi đội quân trên thế giới và lực lượng không quân vẫn luôn là lực lượng nguy hiểm bậc nhất trên chiến trường. Nguồn ảnh: Youtube.
Ở thời kỳ mà chiến đấu cơ cánh quạt còn tung hoành trên bầu trời, kỹ năng không chiến của phi công dường như đã chạm tới trình độ đỉnh cao khi mỗi pha không chiến đều là một màn trình diễn trên không với các cú nhào lộn ngoài sức tưởng tượng của chính những kỹ sư thiết kế ra những chiếc máy bay đó. Nguồn ảnh: Youtube.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, kỹ năng hỗn chiến trên không của phi công đã dần dần kém đi, thay vào đó là sự giúp sức cực kỳ đắc lực của các loại tên lửa với tầm xa có thể lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm kilomets. Nguồn ảnh: Dailybeast.
Trước đây, các loại súng, pháo trang bị trên máy bay chiến đấu chỉ có tầm bắn hiệu quả trong khoảng một vài trăm mét và bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan như gió, mưa,hay cơ số đạn... thì ngày nay, các loại pháo-súng trên máy bay chiến đấu dường như chỉ để làm cảnh với cơ số đạn ít ỏi khoảng 100 tới 250 viên, còn vũ khí chính của chúng lại là các mẫu tên lửa tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với tầm bắn lên tới vài chục kilomet, các loại tên lửa đối không, đối đất, đối hải cực kỳ thông minh với dẫn đường bằng máy tính và định vị GPS thừa sức tiêu diệt mục tiêu đã định từ khoảng cách rất xa, ngay cả khi phi công chưa kịp nhìn thấy đối phương bằng mắt thường. Nguồn ảnh: Taku.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu một phi công bị tấn công, anh ta cũng sẽ không kịp nhìn thấy đối phương khai hỏa mà hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống cảnh báo trên máy bay. Việc né tránh một quả tên lửa dẫn đường cũng cực kỳ khó khăn đối với các phi công chiến đấu vì nếu cơ động quá sớm, quả tên lửa sẽ có đủ thời gian để đổi hướng và hạ gục được mục tiêu. Tuy nhiên, nếu cơ động quá muộn thì tỉ lệ mục tiêu đó bị bắn hạ lại cũng cực kỳ cao. Nguồn ảnh: Defense.
Chính vì vậy, các biện pháp phòng thủ chủ động và bị động dành cho máy bay chiến đấu được ra đời với nhiệm vụ bảo vệ chiến đấu cơ bằng các biện pháp áp chế điện tử hoặc tung hỏa mù đánh lừa hệ thống dẫn đường tên lửa đối phương. Với những trang bị này, khả năng cơ động trên không của phi công đã ít được dùng tới nay còn ít được sử dụng hơn, các phi công gần như phụ thuộc vào công nghệ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thêm vào đó, việc các chiến đấu cơ ngày nay có tốc độ ngày càng nhanh hơn cũng là lý do khiến cho các cuộc hỗn chiến trên không ngày càng ít. Cụ thể, một phi cơ sử dụng động cơ cánh quạt có thể cơ động góc cua 90 độ một cách dễ dàng trong vài giây, tuy nhiên với một chiến đấu cơ có tốc độ siêu âm, việc cơ động một góc 90 độ là điều quá khó khăn vì khi này cơ thể của người phi công sẽ phải chịu một lực tác động cực kỳ lớn. Nguồn ảnh: Jet17.
Chính những lý do kể trên đã khiến các phi công chiến đấu ngày nay ít tham gia không chiến theo kiểu đối đầu hơn. Một điều rõ ràng đó là họ cũng không cần thiết phải không chiến ở cự ly vài trăm mét khi được trang bị tên lửa có tầm bắn hàng chục kilomets, họ không cần phải thực hiện động tác bổ nhào khi mà bom họ đang mang theo có tính năng tự tìm mục tiêu. Công việc duy nhất của họ là bay theo lộ trình vạch sẵn, sau đó chỉ cần bấm nút và bấm nút. Nguồn ảnh: Wiki.
Nói như vậy không có nghĩa là các phi công ngày nay chỉ có mỗi công việc bấm nút, việc biết bấm nút nào vào khi nào cũng là cả một vấn đề, và về khoản này, họ "ăn đứt" các phi công của thế hệ trước. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, các màn không chiến thời nay dường như thiên về việc phô diễn kỹ thuật hiện đại của các chiến đấu cơ nhiều hơn thay vì đề cao kỹ năng cá nhân của phi công như thời trước đây. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù vậy, có thể khẳng định một điều, đó là các phi công vẫn luôn là lực lượng "con cưng" của mọi đội quân trên thế giới và lực lượng không quân vẫn luôn là lực lượng nguy hiểm bậc nhất trên chiến trường. Nguồn ảnh: Youtube.