Máy bay chiến đấu tàng hình chiếm ưu thế trên không F-22 Raptor được đưa vào hoạt động trong lực lượng Không quân Mỹ từ năm 2005. Đây là máy bay thế hệ thứ năm sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ thứ tư được Không quân Mỹ nghiên cứu chế tạo từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.Đến nay, trong lực lượng Không quân Mỹ đang có khoảng 183 chiếc tiêm kích tàng hình F-22 Raptor hoạt động. Được phát triển từ phiên bản F-15 Eagle nổi tiếng, chiếc F-22 có độ hoàn thiện đến mức hơn 10 năm sau khi chiếc F-35 ra đời Không quân Mỹ vấn nhất quyết không chịu mua F-35 mà chung thành với F-22 Raptor. Nguồn ảnh: Sina.Dù ra đời sau hàng thập kỷ, nhưng F-35 lại không hơn F-22 là bao, cụ thể, ngoài khả năng tàng hình vượt trội hơn so với F-22, chiếc tiêm kích tàng hình đa chức năng F-35 thậm chí còn thua cả F-16 trong những cuộc không chiến thử nghiệm chứ chưa cần tới F-22 phải ra tay. Nguồn ảnh: Sina.Ví dụ, động cơ của F-35 yếu hơn so với F-22, tính cơ động của F-35 cũng kém hơn dù cả hai chiếc tiêm kích này có thiết kế khí động học hiệu quả ngang nhau nhưng F-35 chỉ được trang bị có một động cơ. Có lẽ do "ỷ" vào khả năng tàng hình siêu việt trên chiếc F-35 mà các nhà thiết kế đã giới hạn vận tốc tối đa của nó chỉ vào khoảng 1900 km/h tương đương với Mach 1,6. Chiếc F-22 với tốc độ tối đa Mach 2,2 tương đương 2560 km/h thừa sức cho F-35 "hít khói". Nguồn ảnh: Sina.Phía nhà sản xuất lại cho rằng F-35 được thiết kế để tối ưu hóa khả năng tàng hình và nó sẽ phát huy hiệu quả khả năng chiến đấu của mình với một chiến thuật hiệu quả dành riêng cho các máy bay tàng hình. Tuy nhiên phía Không quân Mỹ cho rằng một chiếc máy bay "không thể tự bảo vệ mình" khi bị phát hiện và càng không thể "cao chạy xa bay" vì tốc độ thấp như F-35 thì khả năng bị bắn hạ sau khi bị phát hiện là rất cao vì nên nhớ rằng dù có được trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến đến mấu những chiếc máy bay này vẫn dễ dàng bị nhận ra bằng... mắt thường. Nguồn ảnh: Sina.Trong lực lượng Không quân Mỹ đang có khoảng 5.778 phi cơ, trong đó nhiều nhất là các loại F-16 C/D với hơn 1000 chiếc, sau đó đến các phiên bản F-15 với hơn 450 chiếc và cuối cùng là F-22A Raptor với 183 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.Dự tính từ nay tới năm 2025 Không quân Mỹ sẽ giảm 20% số phi cơ chiến thuật của lực lượng này, nghĩa là chiến đấu cơ F-35 sẽ còn phải đợi rất lâu nữa mới có thể góp mặt trong Không lực Mỹ với số lượng lớn vì ít nhất trong khoảng 10 năm tới lực lượng này sẽ chỉ loại biên bớt chứ chưa chắc đã chịu "mua sắm" thêm nhất là với chiếc phi cơ đắt nhất thế giới F-35. Nguồn ảnh: Sina.F-22 Raptor và F-35 Lightning bay bên cạnh nhau. Ngoài vấn đề kỹ thuật, chiếc F-35 còn có giá thành đắt hơn và chi phí vận hành cao hơn chiếc F-22. Và với những gì F-35 mang lại, Không quân Mỹ đã từng nhận xét thẳng thừng rằng họ xứng đáng có một "chiếc máy bay tốt hơn" nhiều so với chiếc F-35 đắt đỏ này. Nguồn ảnh: Sina.Những vướng mắc về kỹ thuật và vấn đề giá thành quá cao của F-35 thực chất xuất phát từ việc phía Lockheed cố gắng nhồi nhét quá nhiều công nghệ và tính năng khiến nó không đạt được sự ổn định cần thiết. Chính vì quá hiện đại như vậy, nên chiếc F-35 đã không thể soán ngôi được F-22 vốn đã nổi tiếng với sự ổn định suốt hàng chục năm nay trong lực lượng Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay chiến đấu tàng hình chiếm ưu thế trên không F-22 Raptor được đưa vào hoạt động trong lực lượng Không quân Mỹ từ năm 2005. Đây là máy bay thế hệ thứ năm sử dụng công nghệ tàng hình thế hệ thứ tư được Không quân Mỹ nghiên cứu chế tạo từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.
Đến nay, trong lực lượng Không quân Mỹ đang có khoảng 183 chiếc tiêm kích tàng hình F-22 Raptor hoạt động. Được phát triển từ phiên bản F-15 Eagle nổi tiếng, chiếc F-22 có độ hoàn thiện đến mức hơn 10 năm sau khi chiếc F-35 ra đời Không quân Mỹ vấn nhất quyết không chịu mua F-35 mà chung thành với F-22 Raptor. Nguồn ảnh: Sina.
Dù ra đời sau hàng thập kỷ, nhưng F-35 lại không hơn F-22 là bao, cụ thể, ngoài khả năng tàng hình vượt trội hơn so với F-22, chiếc tiêm kích tàng hình đa chức năng F-35 thậm chí còn thua cả F-16 trong những cuộc không chiến thử nghiệm chứ chưa cần tới F-22 phải ra tay. Nguồn ảnh: Sina.
Ví dụ, động cơ của F-35 yếu hơn so với F-22, tính cơ động của F-35 cũng kém hơn dù cả hai chiếc tiêm kích này có thiết kế khí động học hiệu quả ngang nhau nhưng F-35 chỉ được trang bị có một động cơ. Có lẽ do "ỷ" vào khả năng tàng hình siêu việt trên chiếc F-35 mà các nhà thiết kế đã giới hạn vận tốc tối đa của nó chỉ vào khoảng 1900 km/h tương đương với Mach 1,6. Chiếc F-22 với tốc độ tối đa Mach 2,2 tương đương 2560 km/h thừa sức cho F-35 "hít khói". Nguồn ảnh: Sina.
Phía nhà sản xuất lại cho rằng F-35 được thiết kế để tối ưu hóa khả năng tàng hình và nó sẽ phát huy hiệu quả khả năng chiến đấu của mình với một chiến thuật hiệu quả dành riêng cho các máy bay tàng hình. Tuy nhiên phía Không quân Mỹ cho rằng một chiếc máy bay "không thể tự bảo vệ mình" khi bị phát hiện và càng không thể "cao chạy xa bay" vì tốc độ thấp như F-35 thì khả năng bị bắn hạ sau khi bị phát hiện là rất cao vì nên nhớ rằng dù có được trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến đến mấu những chiếc máy bay này vẫn dễ dàng bị nhận ra bằng... mắt thường. Nguồn ảnh: Sina.
Trong lực lượng Không quân Mỹ đang có khoảng 5.778 phi cơ, trong đó nhiều nhất là các loại F-16 C/D với hơn 1000 chiếc, sau đó đến các phiên bản F-15 với hơn 450 chiếc và cuối cùng là F-22A Raptor với 183 chiếc. Nguồn ảnh: Sina.
Dự tính từ nay tới năm 2025 Không quân Mỹ sẽ giảm 20% số phi cơ chiến thuật của lực lượng này, nghĩa là chiến đấu cơ F-35 sẽ còn phải đợi rất lâu nữa mới có thể góp mặt trong Không lực Mỹ với số lượng lớn vì ít nhất trong khoảng 10 năm tới lực lượng này sẽ chỉ loại biên bớt chứ chưa chắc đã chịu "mua sắm" thêm nhất là với chiếc phi cơ đắt nhất thế giới F-35. Nguồn ảnh: Sina.
F-22 Raptor và F-35 Lightning bay bên cạnh nhau. Ngoài vấn đề kỹ thuật, chiếc F-35 còn có giá thành đắt hơn và chi phí vận hành cao hơn chiếc F-22. Và với những gì F-35 mang lại, Không quân Mỹ đã từng nhận xét thẳng thừng rằng họ xứng đáng có một "chiếc máy bay tốt hơn" nhiều so với chiếc F-35 đắt đỏ này. Nguồn ảnh: Sina.
Những vướng mắc về kỹ thuật và vấn đề giá thành quá cao của F-35 thực chất xuất phát từ việc phía Lockheed cố gắng nhồi nhét quá nhiều công nghệ và tính năng khiến nó không đạt được sự ổn định cần thiết. Chính vì quá hiện đại như vậy, nên chiếc F-35 đã không thể soán ngôi được F-22 vốn đã nổi tiếng với sự ổn định suốt hàng chục năm nay trong lực lượng Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.