Mặc dù thực tế là không quân Mỹ đã ngừng hoạt động hoàn toàn các máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Nighthawk từ vài năm trước, giới truyền thông vẫn biết về việc những chiếc oanh tạc cơ này đã quay trở lại làm nhiệm vụ.Cụ thể theo ghi nhận, nhiều phi cơ đã được cấp lại mã số và số đăng ký, trong khi rõ ràng chúng ta đang nói về các phương tiện chiến đấu thuộc một lớp hoàn toàn khác so với bản thân chúng trước khi "nhận sổ hưu".Trong bức ảnh vừa được giới thiệu - chụp tại căn cứ không quân Miramar, có thể dễ dàng nhận thấy máy bay tiêm kích - ném bom F-117A với số hiệu và mã hiệu được ấn định.Không chỉ có vậy, các chuyến bay của chiếc phi cơ tàng hình này trong khu vực căn cứ không quân Miramar được thực hiện với tần suất rất cao.Theo giới phân tích, đây có thể là bằng chứng cho thấy sự trở lại hoàn toàn trong hoạt động chính thức của những chiến đấu cơ tàng hình này, hơn nữa có thể chúng ta đang nói về các phiên bản hiện đại hóa với tính năng kỹ chiến thuật nâng cao đáng kể.cĐáng chú ý là còn có thông tin về việc sử dụng oanh tạc cơ tàng hình F-117A trong một tình huống chiến đấu, cụ thể là trước đó có báo cáo cho rằng hai chiếc Nighthawk đã được đưa đến một trong những căn cứ không quân của không quân Mỹ ở Trung Đông.Tại căn cứ trên, chiếc F-117A này đã bay tới Syria và thực hiện một loạt các cuộc không kích, nó thậm chí không được các hệ thống phòng không chú ý. Theo thông tin trên báo chí, vụ việc diễn ra cách đây vài năm.Hiện vẫn chưa rõ lý do chính xác cho việc tái sử dụng máy bay F-117A của không quân Mỹ, có thể họ nhận thấy nó vẫn còn tiềm năng khai thác đặc biệt khi bổ sung chức năng sử dụng tên lửa không đối đất thay vì chỉ ném bom dẫn đường như trước kia.F-117A Nighthawk (Chim ưng đêm) là loại máy bay ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới, thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 18/6/1981 và chỉ được sử dụng trong không quân Mỹ.Khác với F-105 hay F-111, F-117 hoàn toàn không có khả năng không chiến khi không được trang bị pháo hay tên lửa không đối không, do vậy có rất nhiều trang cãi khi nó mang ký hiệu "F".Ký hiệu “F” của F-117 được giải thích rằng những phi công lái chiếc máy bay chiến đấu có cánh đuôi hình chữ V này cảm thấy việc điều khiển nó tương đồng với loại máy bay “F” hơn là loại “B” và “A”.Thông số kỹ thuật máy bay tàng hình F-117A: Kíp lái 1 người; chiều dài 20,09 m; sải cánh 13,2 m; chiều cao 3,78 m; trọng lượng rỗng 13.380 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 23.800 kg, tải trọng vũ khí tối đa 2.300 kg.Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực General Electric F404-F1D2 lực đẩy 48 kN cho tốc độ tối đa Mach 0,92; tầm bay 1.720 km; trần bay 13.716 m.Phi vụ đầu tiên của F-117 là cuộc tấn công của Mỹ vào Panama năm 1989, trong lần đó 2 chiếc F-117A Nighthawk đã ném 2 quả bom xuống sân bay Rio Hato.Sau đó F-117 còn được triển khai với nhiệm vụ ném bom thông minh trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, Chiến tranh Kosovo năm 1999 và Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003.Chiếc F-117A đầu tiên và duy nhất bị bắn rơi cho đến lúc này là bởi hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora (SA-3 Goa) của Serbia vào ngày 27/3/1999.
Mặc dù thực tế là không quân Mỹ đã ngừng hoạt động hoàn toàn các máy bay chiến đấu tàng hình F-117A Nighthawk từ vài năm trước, giới truyền thông vẫn biết về việc những chiếc oanh tạc cơ này đã quay trở lại làm nhiệm vụ.
Cụ thể theo ghi nhận, nhiều phi cơ đã được cấp lại mã số và số đăng ký, trong khi rõ ràng chúng ta đang nói về các phương tiện chiến đấu thuộc một lớp hoàn toàn khác so với bản thân chúng trước khi "nhận sổ hưu".
Trong bức ảnh vừa được giới thiệu - chụp tại căn cứ không quân Miramar, có thể dễ dàng nhận thấy máy bay tiêm kích - ném bom F-117A với số hiệu và mã hiệu được ấn định.
Không chỉ có vậy, các chuyến bay của chiếc phi cơ tàng hình này trong khu vực căn cứ không quân Miramar được thực hiện với tần suất rất cao.
Theo giới phân tích, đây có thể là bằng chứng cho thấy sự trở lại hoàn toàn trong hoạt động chính thức của những chiến đấu cơ tàng hình này, hơn nữa có thể chúng ta đang nói về các phiên bản hiện đại hóa với tính năng kỹ chiến thuật nâng cao đáng kể.c
Đáng chú ý là còn có thông tin về việc sử dụng oanh tạc cơ tàng hình F-117A trong một tình huống chiến đấu, cụ thể là trước đó có báo cáo cho rằng hai chiếc Nighthawk đã được đưa đến một trong những căn cứ không quân của không quân Mỹ ở Trung Đông.
Tại căn cứ trên, chiếc F-117A này đã bay tới Syria và thực hiện một loạt các cuộc không kích, nó thậm chí không được các hệ thống phòng không chú ý. Theo thông tin trên báo chí, vụ việc diễn ra cách đây vài năm.
Hiện vẫn chưa rõ lý do chính xác cho việc tái sử dụng máy bay F-117A của không quân Mỹ, có thể họ nhận thấy nó vẫn còn tiềm năng khai thác đặc biệt khi bổ sung chức năng sử dụng tên lửa không đối đất thay vì chỉ ném bom dẫn đường như trước kia.
F-117A Nighthawk (Chim ưng đêm) là loại máy bay ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới, thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 18/6/1981 và chỉ được sử dụng trong không quân Mỹ.
Khác với F-105 hay F-111, F-117 hoàn toàn không có khả năng không chiến khi không được trang bị pháo hay tên lửa không đối không, do vậy có rất nhiều trang cãi khi nó mang ký hiệu "F".
Ký hiệu “F” của F-117 được giải thích rằng những phi công lái chiếc máy bay chiến đấu có cánh đuôi hình chữ V này cảm thấy việc điều khiển nó tương đồng với loại máy bay “F” hơn là loại “B” và “A”.
Thông số kỹ thuật máy bay tàng hình F-117A: Kíp lái 1 người; chiều dài 20,09 m; sải cánh 13,2 m; chiều cao 3,78 m; trọng lượng rỗng 13.380 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 23.800 kg, tải trọng vũ khí tối đa 2.300 kg.
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực General Electric F404-F1D2 lực đẩy 48 kN cho tốc độ tối đa Mach 0,92; tầm bay 1.720 km; trần bay 13.716 m.
Phi vụ đầu tiên của F-117 là cuộc tấn công của Mỹ vào Panama năm 1989, trong lần đó 2 chiếc F-117A Nighthawk đã ném 2 quả bom xuống sân bay Rio Hato.
Sau đó F-117 còn được triển khai với nhiệm vụ ném bom thông minh trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, Chiến tranh Kosovo năm 1999 và Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003.
Chiếc F-117A đầu tiên và duy nhất bị bắn rơi cho đến lúc này là bởi hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora (SA-3 Goa) của Serbia vào ngày 27/3/1999.