Sau 52 năm phục vụ không quân nhiều nước trên thế giới, có lẽ cũng đã đến lúc vận tải cơ C-130 cần phải tìm cho mình một kẻ thay thế xứng đáng khi chúng đã tới tuổi để "nghỉ hưu". Kẻ thay thế đó không ai khác chính là vận tải cơ Airbus A400M đứa con cưng của công nghiệp hàng không châu Âu. Nguồn ảnh: Wiki.Mặc dù đã khá phổ biến tại châu Âu và xuất hiện trong biên chế của Không quân Pháp và Không quân Đức nhưng A400M vẫn chưa phổ biến tại Mỹ do nó được sản xuất bởi Airbus-tập đoàn sản xuất máy bay của châu Âu. Nguồn ảnh: Wiki.Về thông số kỹ thuật, máy bay vận tải A400M vượt trội hơn hoàn toàn so với C-130 Hercules. Trong đó, chiều dài tổng thể của A400M lên tới 45 mét với sải cánh đạt 42,4 mét, còn chiều dài của C-130 chỉ 29,8 mét và sải cánh dài tương đương, 40,4 mét. Nguồn ảnh: Wiki.Về hiệu suất bay, A400M cũng vượt trội hơn hoàn toàn so với C-130. Cụ thể A400M có thể đạt tốc độ tối đa 859 km/h, trần bay tối đa 11.300 mét trong khi đó ở phía chiếc C-130, tốc độ tối đa chỉ 657 km/h và trần bay tối đa khoảng 8800 mét. Nguồn ảnh: Wiki.Về khả năng chứa hàng, sức chứa của A400M được cho là gần gấp đôi so với C-130 khi nó có thể mang theo dược tới 37 tấn hàng hóa các loại trong khi đó C-130 chỉ mang được tối đa 21 tấn shàng hóa. Nguồn ảnh: Wiki.Do có thiết kế thân dài hơn hẳn so với C-130 nên số lượng lính dù mà A400M có khả năng mang theo được cũng nhiều hơn hẳn, lên tới 116 binh sĩ với đầy đủ trang thiết bị vũ khí hoặc 66 cáng thương cùng 25 y bác sĩ và đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: Wiki.Chưa hết A400M có sức chứa tới 50,5 tấn nhiên liệu cho phép nó đạt tầm bay tối đa 3300 km khi mang đầy tải. Khi chở theo 20 tấn hàng (tương đương lượng hàng tối đa mà C-130 có thể mang theo) A400M có thể đạt được hành trình bay tối đa dài tới 6400 km. Nguồn ảnh: Wiki.Khả năng cất hạ cánh của chiếc máy bay vận tải chiến thuật này cũng cực kỳ đáng nể khi mà nó có thể cất cánh chỉ với đường băng dài 1000 mét và hạ cánh với đường băng yêu cầu chỉ khoảng 770 mét. Điều đặc biệt là đường băng cho vận tải cơ A400M có thể là bất cứ khu đất bằng phẳng nào, không cần thiết phải là đường nhựa. Nguồn ảnh: Aviation.Rất có thể trong tương lai, A400M sẽ được lắp đặt thêm vũ khí và tham gia hoạt động hỗ trợ hỏa lực từ trên không giống với phiên bản AC-130 của Mỹ. Nguồn ảnh: Defense.Bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2013, tính đến nay đã có tổng cộng 56 chiếc A400M được sản xuất và phục vụ trong biên chế của Không quân 8 nước trên thế giới. Malaysia là quốc gia duy nhất ở châu Á đang sở hữu A400M với số lượng 4 chiếc. Nguồn ảnh: Mexico.
Sau 52 năm phục vụ không quân nhiều nước trên thế giới, có lẽ cũng đã đến lúc vận tải cơ C-130 cần phải tìm cho mình một kẻ thay thế xứng đáng khi chúng đã tới tuổi để "nghỉ hưu". Kẻ thay thế đó không ai khác chính là vận tải cơ Airbus A400M đứa con cưng của công nghiệp hàng không châu Âu. Nguồn ảnh: Wiki.
Mặc dù đã khá phổ biến tại châu Âu và xuất hiện trong biên chế của Không quân Pháp và Không quân Đức nhưng A400M vẫn chưa phổ biến tại Mỹ do nó được sản xuất bởi Airbus-tập đoàn sản xuất máy bay của châu Âu. Nguồn ảnh: Wiki.
Về thông số kỹ thuật, máy bay vận tải A400M vượt trội hơn hoàn toàn so với C-130 Hercules. Trong đó, chiều dài tổng thể của A400M lên tới 45 mét với sải cánh đạt 42,4 mét, còn chiều dài của C-130 chỉ 29,8 mét và sải cánh dài tương đương, 40,4 mét. Nguồn ảnh: Wiki.
Về hiệu suất bay, A400M cũng vượt trội hơn hoàn toàn so với C-130. Cụ thể A400M có thể đạt tốc độ tối đa 859 km/h, trần bay tối đa 11.300 mét trong khi đó ở phía chiếc C-130, tốc độ tối đa chỉ 657 km/h và trần bay tối đa khoảng 8800 mét. Nguồn ảnh: Wiki.
Về khả năng chứa hàng, sức chứa của A400M được cho là gần gấp đôi so với C-130 khi nó có thể mang theo dược tới 37 tấn hàng hóa các loại trong khi đó C-130 chỉ mang được tối đa 21 tấn shàng hóa. Nguồn ảnh: Wiki.
Do có thiết kế thân dài hơn hẳn so với C-130 nên số lượng lính dù mà A400M có khả năng mang theo được cũng nhiều hơn hẳn, lên tới 116 binh sĩ với đầy đủ trang thiết bị vũ khí hoặc 66 cáng thương cùng 25 y bác sĩ và đầy đủ trang thiết bị. Nguồn ảnh: Wiki.
Chưa hết A400M có sức chứa tới 50,5 tấn nhiên liệu cho phép nó đạt tầm bay tối đa 3300 km khi mang đầy tải. Khi chở theo 20 tấn hàng (tương đương lượng hàng tối đa mà C-130 có thể mang theo) A400M có thể đạt được hành trình bay tối đa dài tới 6400 km. Nguồn ảnh: Wiki.
Khả năng cất hạ cánh của chiếc máy bay vận tải chiến thuật này cũng cực kỳ đáng nể khi mà nó có thể cất cánh chỉ với đường băng dài 1000 mét và hạ cánh với đường băng yêu cầu chỉ khoảng 770 mét. Điều đặc biệt là đường băng cho vận tải cơ A400M có thể là bất cứ khu đất bằng phẳng nào, không cần thiết phải là đường nhựa. Nguồn ảnh: Aviation.
Rất có thể trong tương lai, A400M sẽ được lắp đặt thêm vũ khí và tham gia hoạt động hỗ trợ hỏa lực từ trên không giống với phiên bản AC-130 của Mỹ. Nguồn ảnh: Defense.
Bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2013, tính đến nay đã có tổng cộng 56 chiếc A400M được sản xuất và phục vụ trong biên chế của Không quân 8 nước trên thế giới. Malaysia là quốc gia duy nhất ở châu Á đang sở hữu A400M với số lượng 4 chiếc. Nguồn ảnh: Mexico.