Oanh tạc cơ tàng hình JH-20 của Trung Quốc chính là máy bay chiến đấu chiến thuật có người lái đầu tiên ứng dụng công nghệ giảm tín hiệu phản xạ radar được giới thiệu trong 12 năm qua.Những bức ảnh do báo chí Trung Quốc đăng tải vào ngày 26/12/2024 cho thấy chiếc chiến đấu cơ này được tiêm kích thế hệ thứ năm J-20 bay kèm trong lần cất cánh đầu tiên.Mặc dù nhiều chuyên gia quân sự đánh giá đây có thể là nguyên mẫu tiêm kích thế hệ thứ sáu của Trung Quốc, nhưng đặc điểm bên ngoài cho thấy nó thuộc loại máy bay ném bom chiến thuật, hoặc cường kích tấn công mặt đất.JH-20 nhiều khả năng được thiết kế để thay thế chiếc JH-7 lạc hậu, được đưa vào sử dụng từ thập niên 1990. Tên định danh cho thấy nó nằm trong “dòng 20” của Không quân Trung Quốc, ngoài tiêm kích J-20 thì còn vận tải cơ hạng nặng Y-20 và máy bay ném bom tàng hình H-20.Những chiến đấu cơ nói trên được thiết kế nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, cho phép Không quân Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai ở Thái Bình Dương.Trong cuộc trò chuyện với tờ Military Watch, chuyên gia hàng không người Mỹ Abraham Abrams nhận xét chiếc JH-20 giữ vai trò vai trò quan trọng trong việc nâng cao ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.JH-20 sẽ thay thế một phần đáng kể phi đội JH-7 và máy bay ném bom H-6 đã cũ, bổ sung cho các phương tiện tác chiến khác của Quân đội Trung Quốc như tên lửa siêu thanh và máy bay không người lái tàng hình.Nhà phân tích cho rằng oanh tạc cơ JH-20 thế hệ mới sẽ đủ sức đe dọa các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam và có thể cả Hawaii, hỗ trợ khả năng triển khai sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.Đặc tính kỹ chiến thuật của JH-20 cho thấy sự vượt trội đáng kể về tầm xa, với phạm vi hoạt động ước tính 3.000 km, đủ để tiếp cận các mục tiêu ở Bắc Cực, Ấn Độ Dương và địa bàn xa xôi thuộc Nam Thái Bình Dương nếu có khả năng tiếp dầu trên không.So với tiêm kích J-20 thì oanh tạc cơ JH-20 chắc chắn kém cơ động hơn và có khả năng không chiến hạn chế, nhưng ưu điểm chính của nó là khối lượng vũ khí có thể mang theo rất lớn.JH-20 dự kiến sẽ sử dụng động cơ WS-15 (cùng loại lắp trên J-20), nổi tiếng có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tốt nhất thế giới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo kỹ thuật.Giống như máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga được tạo ra trên cơ sở Su-27, JH-20 có thể trở thành một phiên bản đặc biệt dựa trên J-20, trong đó chú trọng nhiệm vụ tấn công mặt đất - mặt nước.Hiện tại chưa rõ thời điểm Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt JH-20 cũng như số lượng đặt hàng, nhưng chiếc chiến đấu cơ này có khả năng giải quyết các vấn đề chiến lược liên quan đến tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương.Khi căng thẳng với phương Tây tiếp tục gia tăng cũng như số lượng căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực ngày càng dày đặc, JH-20 có thể đóng vai trò công cụ quan trọng để triển khai sức mạnh và loại bỏ mối đe dọa tiềm tàng từ cự ly xa.Các chuyên gia quân sự phương Tây nhận xét, sự xuất hiện của JH-20 đang thúc đẩy Mỹ sớm hoàn thiện các chương trình vũ khí tương lai của mình, với trọng tâm chính là tiêm kích thế hệ thứ sáu NGAD.
Oanh tạc cơ tàng hình JH-20 của Trung Quốc chính là máy bay chiến đấu chiến thuật có người lái đầu tiên ứng dụng công nghệ giảm tín hiệu phản xạ radar được giới thiệu trong 12 năm qua.
Những bức ảnh do báo chí Trung Quốc đăng tải vào ngày 26/12/2024 cho thấy chiếc chiến đấu cơ này được tiêm kích thế hệ thứ năm J-20 bay kèm trong lần cất cánh đầu tiên.
Mặc dù nhiều chuyên gia quân sự đánh giá đây có thể là nguyên mẫu tiêm kích thế hệ thứ sáu của Trung Quốc, nhưng đặc điểm bên ngoài cho thấy nó thuộc loại máy bay ném bom chiến thuật, hoặc cường kích tấn công mặt đất.
JH-20 nhiều khả năng được thiết kế để thay thế chiếc JH-7 lạc hậu, được đưa vào sử dụng từ thập niên 1990. Tên định danh cho thấy nó nằm trong “dòng 20” của Không quân Trung Quốc, ngoài tiêm kích J-20 thì còn vận tải cơ hạng nặng Y-20 và máy bay ném bom tàng hình H-20.
Những chiến đấu cơ nói trên được thiết kế nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, cho phép Không quân Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai ở Thái Bình Dương.
Trong cuộc trò chuyện với tờ Military Watch, chuyên gia hàng không người Mỹ Abraham Abrams nhận xét chiếc JH-20 giữ vai trò vai trò quan trọng trong việc nâng cao ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.
JH-20 sẽ thay thế một phần đáng kể phi đội JH-7 và máy bay ném bom H-6 đã cũ, bổ sung cho các phương tiện tác chiến khác của Quân đội Trung Quốc như tên lửa siêu thanh và máy bay không người lái tàng hình.
Nhà phân tích cho rằng oanh tạc cơ JH-20 thế hệ mới sẽ đủ sức đe dọa các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam và có thể cả Hawaii, hỗ trợ khả năng triển khai sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Đặc tính kỹ chiến thuật của JH-20 cho thấy sự vượt trội đáng kể về tầm xa, với phạm vi hoạt động ước tính 3.000 km, đủ để tiếp cận các mục tiêu ở Bắc Cực, Ấn Độ Dương và địa bàn xa xôi thuộc Nam Thái Bình Dương nếu có khả năng tiếp dầu trên không.
So với tiêm kích J-20 thì oanh tạc cơ JH-20 chắc chắn kém cơ động hơn và có khả năng không chiến hạn chế, nhưng ưu điểm chính của nó là khối lượng vũ khí có thể mang theo rất lớn.
JH-20 dự kiến sẽ sử dụng động cơ WS-15 (cùng loại lắp trên J-20), nổi tiếng có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tốt nhất thế giới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo kỹ thuật.
Giống như máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Nga được tạo ra trên cơ sở Su-27, JH-20 có thể trở thành một phiên bản đặc biệt dựa trên J-20, trong đó chú trọng nhiệm vụ tấn công mặt đất - mặt nước.
Hiện tại chưa rõ thời điểm Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt JH-20 cũng như số lượng đặt hàng, nhưng chiếc chiến đấu cơ này có khả năng giải quyết các vấn đề chiến lược liên quan đến tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương.
Khi căng thẳng với phương Tây tiếp tục gia tăng cũng như số lượng căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực ngày càng dày đặc, JH-20 có thể đóng vai trò công cụ quan trọng để triển khai sức mạnh và loại bỏ mối đe dọa tiềm tàng từ cự ly xa.
Các chuyên gia quân sự phương Tây nhận xét, sự xuất hiện của JH-20 đang thúc đẩy Mỹ sớm hoàn thiện các chương trình vũ khí tương lai của mình, với trọng tâm chính là tiêm kích thế hệ thứ sáu NGAD.