Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù là hai quốc gia thuộc liên minh quân sự NATO nhưng do có tranh chấp chủ quyền mà quan hệ giữa hai nước luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ bùng phát chiến tranh.Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ tích cực Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) trong trận chiến chống lại Quân đội Quốc gia Libya (LNA), khi liên tục cung cấp vũ khí và đạn dược theo đường biển cho đồng minh.Hy Lạp mặc dù không can dự vào chiến sự tại Libya, nhưng bởi chính sách "ngăn chặn bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Địa Trung Hải" và cũng là để gián tiếp gây rắc rối cho đối thủ mà mới đây họ đã có hành động khá bất thường.Trong chiến dịch mang tên Ireni do Italia đứng đầu, tàu tuần tra của hải quân Hy Lạp đã phát hiện một tàu chở hàng Thổ Nhĩ Kỳ ở ngoài khơi bờ biển Libya với vũ khí và đạn dược trên đó.Theo thông báo đã có căng thẳng xảy ra, khi tàu chiến Hy Lạp yêu cầu được kiểm tra chiếc tàu vận tải của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên đòi hỏi đã không được đáp ứng.Về phần mình, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tàu chiến Hy Lạp đã chặn một tàu chở hàng thương mại được hộ tống bởi một khu trục hạm của hải quân nước này trong hành trình đi đến Libya.Họ nói thêm rằng tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải đưa ra tối hậu thư cho hải quân Hy Lạp sau khi nhận thấy trực thăng cất cánh từ tàu của họ, nhưng rất may đụng độ đã tránh được.Sự kiện trên diễn ra chỉ một ngày sau khi các bộ trưởng ngoại giao của Hy Lạp và Italia ký kết tại Athens một thỏa thuận phân định ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Ionia, ngăn cách hai nước láng giềng.Trong diễn biến khác, Ai Cập và Hy Lạp vừa có động thái được đánh giá là nhằm "ngăn chặn tham vọng bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Địa Trung Hải".Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Dendias cho biết sẽ thăm Ai Cập vào ngày 18/6 để nối lại đàm phán về thỏa thuận phân định biên giới trên biển giữa hai nước.Ông Dendias nói rằng thỏa thuận vừa đạt được giữa Italia và Hy Lạp chắc chắn khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tức giận, cần nhắc lại rằng Rome đã thông qua một cách giải thích luật pháp quốc tế theo dự định của Athens.Ai Cập cũng đang tìm cách ngăn chặn con đường tiếp vận giữa GNA và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông Địa Trung Hải, nơi Cairo và Athens đã đồng ý vài tháng trước để đẩy nhanh việc phân định biên giới trên biển giữa họ.Chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp đến Cairo đúng vào thời điểm rất quan trọng, sau khi việc phân định biên giới giữa đất nước của ông và Italia hoàn thành.Nếu Hy Lạp đạt được hiệp ước tiếp theo với Ai Cập về kiểm soát vùng biển, hai quốc gia này có thể gây ra rất nhiều rắc rối cho Thổ Nhĩ Kỳ trong hoạt động viện trợ vũ khí bằng đường biển cho GNA.
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù là hai quốc gia thuộc liên minh quân sự NATO nhưng do có tranh chấp chủ quyền mà quan hệ giữa hai nước luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ bùng phát chiến tranh.
Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ tích cực Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) trong trận chiến chống lại Quân đội Quốc gia Libya (LNA), khi liên tục cung cấp vũ khí và đạn dược theo đường biển cho đồng minh.
Hy Lạp mặc dù không can dự vào chiến sự tại Libya, nhưng bởi chính sách "ngăn chặn bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Địa Trung Hải" và cũng là để gián tiếp gây rắc rối cho đối thủ mà mới đây họ đã có hành động khá bất thường.
Trong chiến dịch mang tên Ireni do Italia đứng đầu, tàu tuần tra của hải quân Hy Lạp đã phát hiện một tàu chở hàng Thổ Nhĩ Kỳ ở ngoài khơi bờ biển Libya với vũ khí và đạn dược trên đó.
Theo thông báo đã có căng thẳng xảy ra, khi tàu chiến Hy Lạp yêu cầu được kiểm tra chiếc tàu vận tải của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên đòi hỏi đã không được đáp ứng.
Về phần mình, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tàu chiến Hy Lạp đã chặn một tàu chở hàng thương mại được hộ tống bởi một khu trục hạm của hải quân nước này trong hành trình đi đến Libya.
Họ nói thêm rằng tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải đưa ra tối hậu thư cho hải quân Hy Lạp sau khi nhận thấy trực thăng cất cánh từ tàu của họ, nhưng rất may đụng độ đã tránh được.
Sự kiện trên diễn ra chỉ một ngày sau khi các bộ trưởng ngoại giao của Hy Lạp và Italia ký kết tại Athens một thỏa thuận phân định ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Ionia, ngăn cách hai nước láng giềng.
Trong diễn biến khác, Ai Cập và Hy Lạp vừa có động thái được đánh giá là nhằm "ngăn chặn tham vọng bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ trên biển Địa Trung Hải".
Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Dendias cho biết sẽ thăm Ai Cập vào ngày 18/6 để nối lại đàm phán về thỏa thuận phân định biên giới trên biển giữa hai nước.
Ông Dendias nói rằng thỏa thuận vừa đạt được giữa Italia và Hy Lạp chắc chắn khiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tức giận, cần nhắc lại rằng Rome đã thông qua một cách giải thích luật pháp quốc tế theo dự định của Athens.
Ai Cập cũng đang tìm cách ngăn chặn con đường tiếp vận giữa GNA và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Đông Địa Trung Hải, nơi Cairo và Athens đã đồng ý vài tháng trước để đẩy nhanh việc phân định biên giới trên biển giữa họ.
Chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp đến Cairo đúng vào thời điểm rất quan trọng, sau khi việc phân định biên giới giữa đất nước của ông và Italia hoàn thành.
Nếu Hy Lạp đạt được hiệp ước tiếp theo với Ai Cập về kiểm soát vùng biển, hai quốc gia này có thể gây ra rất nhiều rắc rối cho Thổ Nhĩ Kỳ trong hoạt động viện trợ vũ khí bằng đường biển cho GNA.