Trong các loại vũ khí có sức công phá lớn thì pháo phản lực phóng loạt đứng hàng đầu, thậm chí chúng còn được mệnh danh là loại có sức hủy diệt chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân.Khi nói đến những loại pháo phản lực phóng loạt nổi tiếng nhất thế giới, không thể không kể đến BM-21 Grad do Liên Xô phát triển.Hiện Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan đã dùng pháo này bắn thẳng vào các cánh quân tiên phong của Taliban tại thung lũng Panjshir. (Hình ảnh hệ thống BM-21 Grad của FANR khai hỏa vào Taliban).Trước đó hình ảnh lực lượng phản kháng Taliban tại thung lũng Panjshir đã tháo bỏ bạt che và tiến hành khôi phục hàng loạt hệ thống BM-21 Grad đã được tung lên mạng hôm 18/5.Ít nhất hàng chục hệ thống pháo phản lực BM-21 Grad đang được lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan sở hữu.Tại thung lũng Panjshir vẫn còn kho vũ khí khổng lồ của Liên minh Phương Bắc trước đây để lại. Một số lượng lớn đã bị bỏ hoang, nhưng vẫn còn rất nhiều hệ thống vũ khí được bảo quản kỹ, có thể tái sử dụng khi cần thiết.Việc lo lắng nhất của lực lượng Taliban là họ phải đối mặt với hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của lực lượng FANR.Khi bị hệ thống pháo phản lực phóng loạt tấn công, cách tốt nhất là phải tháo lui thật nhanh để bảo toàn lực lượng.Tuy nhiên địa thế hiểm trở tại "thung lũng tử thần" Panjshir được xếp vào loại "vào đã khó, ra còn khó hơn".Thông thường chiến thuật FANR áp dụng là vờ thua để dụ các tay súng Taliban lọt vào tầm tác xạ của trận địa pháo bố trí sẵn.Sau đó họ nhanh chóng cho quân dùng bộc phá phá núi chặn đường lui. Lúc này hệ thống pháo phản lực BM-21 Grad sẽ đồng loạt khai hỏa thẳng vào vị trí của các tay súng Taliban.Ước tính đã có hàng ngàn tay súng Taliban thiệt mạng chỉ trong vài ngày giao tranh vừa qua tại thung lũng Panjshir.Thậm chí Mặt trận kháng chiến quốc gia Afghanistan tuyên bố, ít nhất 800 tay súng đối phương đã bị bắt sống trong một cuộc tấn công thất bại khác của Taliban diễn ra trong 24 giờ qua. (Hình ảnh tù binh Taliban bị FANR bắt giữ).Tuy liên tiếp chịu tổn thất lớn, nhưng Taliban vẫn tiếp tục bao vây thung lũng Panjshir từ cả bốn mặt, họ quyết tâm dứt điểm vùng đất cuối cùng mà FANR đang cố thủ.Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan cũng lên tiếng thừa nhận họ đang gặp khó khăn do thiếu thốn đạn dược để chống đỡ Taliban.Phe Taliban cũng đã bắt sống được một xe tăng T-54 của FANR, ngay sau đó họ dùng nó tấn công ngược lại Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan tại Panjshir.Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan tuyên bố sẽ kháng cự Taliban tới cùng.Giới phân tích chỉ ra rằng, với vũ khí do Liên minh Phương Bắc xưa kia để lại, đặc biệt là các hệ thống pháo BM-21 Grad, FANR vẫn có thể kháng cự Taliban thêm một thời gian nữa.BM-21 Grad là hệ thống pháo phản lực phóng loạt được Liên Xô nghiên cứu và chế tạo vào năm 1963.Hệ thống pháo này được sản xuất với số lượng rất lớn và đang phục vụ trong biên chế của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.BM-21 trang bị tới 40 ống phóng tên lửa cỡ nòng 122mm, chúng được đặt trên khung gầm xe tải Ural-375D 6x6. Một số phiên bản đời sau được đặt trên khung gầm xe tải Ural-4320 hoặc Zil-131.Các xe này được trang bị động cơ diesel hoặc xăng với công suất khoảng 180-200 mã lực giúp xe có thể cơ động với vận tốc khoảng 75km/h, tầm hoạt động 750km.Đạn tên lửa tiêu chuẩn của BM-21 Grad dài 2,87 mét, nặng 66,6 kg luôn đi kèm với đầu đạn phân mảnh nổ cao (HE-FRAG).Mỗi tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 18,4 kg. Ngoài đầu đạn nổ phân mảnh, BM-21 Grad cũng có thể bắn tên lửa trang bị đầu đạn cháy, hóa học, khói thậm chí đầu đạn chùm với các loại đạn chống tăng, hoặc chống bộ binh.Pháo phản lực này rất hiệu quả trong việc chống lại các mục tiêu phân bố trong một khu vực như nơi tập trung quân và phương tiện hoặc sân bay đối phương. Một khẩu đội BM-21 Grad có thể tạo ra một vùng hủy diệt lên tới 1 ha.Chỉ cần 3 phút để BM-21 Grad chuyển từ trang thái hành quân sang chiến đấu, và cũng chỉ cần 2 phút để rời vị trí khai hỏa.Việc tái nạp đầy đạn cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt khủng khiếp này chỉ tốn 10 phút.Trên cơ sở BM-21 Grad, Nga đã phát triển thành công Tornado-G. Tuy không khác biệt về ngoại hình, nhưng phiên bản này đã được nâng cấp về hệ thống khung gầm cơ động cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực.
Trong các loại vũ khí có sức công phá lớn thì pháo phản lực phóng loạt đứng hàng đầu, thậm chí chúng còn được mệnh danh là loại có sức hủy diệt chỉ đứng sau vũ khí hạt nhân.
Khi nói đến những loại pháo phản lực phóng loạt nổi tiếng nhất thế giới, không thể không kể đến BM-21 Grad do Liên Xô phát triển.
Hiện Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan đã dùng pháo này bắn thẳng vào các cánh quân tiên phong của Taliban tại thung lũng Panjshir. (Hình ảnh hệ thống BM-21 Grad của FANR khai hỏa vào Taliban).
Trước đó hình ảnh lực lượng phản kháng Taliban tại thung lũng Panjshir đã tháo bỏ bạt che và tiến hành khôi phục hàng loạt hệ thống BM-21 Grad đã được tung lên mạng hôm 18/5.
Ít nhất hàng chục hệ thống pháo phản lực BM-21 Grad đang được lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan sở hữu.
Tại thung lũng Panjshir vẫn còn kho vũ khí khổng lồ của Liên minh Phương Bắc trước đây để lại. Một số lượng lớn đã bị bỏ hoang, nhưng vẫn còn rất nhiều hệ thống vũ khí được bảo quản kỹ, có thể tái sử dụng khi cần thiết.
Việc lo lắng nhất của lực lượng Taliban là họ phải đối mặt với hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của lực lượng FANR.
Khi bị hệ thống pháo phản lực phóng loạt tấn công, cách tốt nhất là phải tháo lui thật nhanh để bảo toàn lực lượng.
Tuy nhiên địa thế hiểm trở tại "thung lũng tử thần" Panjshir được xếp vào loại "vào đã khó, ra còn khó hơn".
Thông thường chiến thuật FANR áp dụng là vờ thua để dụ các tay súng Taliban lọt vào tầm tác xạ của trận địa pháo bố trí sẵn.
Sau đó họ nhanh chóng cho quân dùng bộc phá phá núi chặn đường lui. Lúc này hệ thống pháo phản lực BM-21 Grad sẽ đồng loạt khai hỏa thẳng vào vị trí của các tay súng Taliban.
Ước tính đã có hàng ngàn tay súng Taliban thiệt mạng chỉ trong vài ngày giao tranh vừa qua tại thung lũng Panjshir.
Thậm chí Mặt trận kháng chiến quốc gia Afghanistan tuyên bố, ít nhất 800 tay súng đối phương đã bị bắt sống trong một cuộc tấn công thất bại khác của Taliban diễn ra trong 24 giờ qua. (Hình ảnh tù binh Taliban bị FANR bắt giữ).
Tuy liên tiếp chịu tổn thất lớn, nhưng Taliban vẫn tiếp tục bao vây thung lũng Panjshir từ cả bốn mặt, họ quyết tâm dứt điểm vùng đất cuối cùng mà FANR đang cố thủ.
Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan cũng lên tiếng thừa nhận họ đang gặp khó khăn do thiếu thốn đạn dược để chống đỡ Taliban.
Phe Taliban cũng đã bắt sống được một xe tăng T-54 của FANR, ngay sau đó họ dùng nó tấn công ngược lại Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan tại Panjshir.
Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan tuyên bố sẽ kháng cự Taliban tới cùng.
Giới phân tích chỉ ra rằng, với vũ khí do Liên minh Phương Bắc xưa kia để lại, đặc biệt là các hệ thống pháo BM-21 Grad, FANR vẫn có thể kháng cự Taliban thêm một thời gian nữa.
BM-21 Grad là hệ thống pháo phản lực phóng loạt được Liên Xô nghiên cứu và chế tạo vào năm 1963.
Hệ thống pháo này được sản xuất với số lượng rất lớn và đang phục vụ trong biên chế của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
BM-21 trang bị tới 40 ống phóng tên lửa cỡ nòng 122mm, chúng được đặt trên khung gầm xe tải Ural-375D 6x6. Một số phiên bản đời sau được đặt trên khung gầm xe tải Ural-4320 hoặc Zil-131.
Các xe này được trang bị động cơ diesel hoặc xăng với công suất khoảng 180-200 mã lực giúp xe có thể cơ động với vận tốc khoảng 75km/h, tầm hoạt động 750km.
Đạn tên lửa tiêu chuẩn của BM-21 Grad dài 2,87 mét, nặng 66,6 kg luôn đi kèm với đầu đạn phân mảnh nổ cao (HE-FRAG).
Mỗi tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 18,4 kg. Ngoài đầu đạn nổ phân mảnh, BM-21 Grad cũng có thể bắn tên lửa trang bị đầu đạn cháy, hóa học, khói thậm chí đầu đạn chùm với các loại đạn chống tăng, hoặc chống bộ binh.
Pháo phản lực này rất hiệu quả trong việc chống lại các mục tiêu phân bố trong một khu vực như nơi tập trung quân và phương tiện hoặc sân bay đối phương. Một khẩu đội BM-21 Grad có thể tạo ra một vùng hủy diệt lên tới 1 ha.
Chỉ cần 3 phút để BM-21 Grad chuyển từ trang thái hành quân sang chiến đấu, và cũng chỉ cần 2 phút để rời vị trí khai hỏa.
Việc tái nạp đầy đạn cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt khủng khiếp này chỉ tốn 10 phút.
Trên cơ sở BM-21 Grad, Nga đã phát triển thành công Tornado-G. Tuy không khác biệt về ngoại hình, nhưng phiên bản này đã được nâng cấp về hệ thống khung gầm cơ động cũng như hệ thống điều khiển hỏa lực.