Hôm 11/7 vừa rồi, một đoàn công tác từ Myanmar bao gồm các thành viên cấp cao của Bộ quốc phòng nước này đã tới thăm Ấn Độ. Trong chuyến công tác này, phía Myanmar đặc biệt chú ý tới các xe tăng T-72M1 và xe tăng T-90S do chính Ấn Độ tự sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.Tính tới thời điểm hiện tại, Myanmar đang sở hữu một lượng vũ khí thuộc vào dạng "khủng" bậc nhất Đông Nam Á với các xe tăng chủ lực MBT-2000 có xuất sứ từ Trung Quốc, xe tăng T-72S có xuất xứ từ Ukraine và rất nhiều các loại xe tăng đời cũ khác như Type 69, Type-59D, Type 62 và T-55. Việc trang bị thêm vào biên chế của mình những chiếc xe tăng T-90S sẽ khiến lực lượng thiết giáp của nước này không khác nào "Hổ mọc thêm cánh". Nguồn ảnh: Sina.Ấn Độ bắt đầu tự sản xuất được các mẫu xe tăng chủ lực T-90S dưới sự cho phép và giúp đỡ của Nga cùng các chuyên gia Pháp từ năm 2006. Trước đây, các xe tăng T-90 do Ấn Độ tự sản xuất dưới tên T-90 Bhisma không có hệ thống gây nhiễu tên lửa Shtora. Nguồn ảnh: Sina.Các chuyên gia quân sự Ấn Độ thuyết trình về tính năng kỹ chiến thuật và khả năng tác chiến của xe tăng T-90S phiên bản Ấn Độ cho các quan chức quân sự Myanmar. Các chuyên gia quân sự trên thế giới cho biết, với việc nâng cấp được hệ thống gây nhiễu tên lửa Shtora, xe tăng T-90 Ấn Độ giờ có thể sánh ngang hàng với các phiên bản T-90 xuất khẩu của Nga, thậm chí còn nhỉnh hơn nếu Ấn Độ chịu bán T-90S kèm Shtora với giá thành không đổi. Nguồn ảnh: Sina.Phía Ấn Độ trao quà lưu niệm cho đoàn công tác đến từ Myanmar. Nguồn ảnh: Sina.Giới thiệu các loại đạn dành cho xe tăng T-90 phiên bản Ấn Độ. Xe tăng T-90S sử dụng pháo nòng trơn 2A46M2 có cỡ nòng 125 mm, hiện tại phía Ấn Độ đã có khả năng tự chủ động sản xuất tất cả các loại đạn cho xe tăng T-90 bản nội địa. Nguồn ảnh: Sina.Các thiết bị quan trọng khác như động cơ, hộp số, hệ thống nạp đạn tự động cũng được phía Ấn Độ giới thiệu với đoàn "khách sộp" tới từ Myanmar. Nguồn ảnh: Sina.Phía Myanmar cũng thăm quan cả quy trình huấn luyện cho binh lính lái xe tăng T-90 của Ấn Độ. Quy trình được xây dựng trên tiêu chuẩn của Nga và được cải biên phù hợp với trình độ và kiến thức của các học viên Ấn Độ. Nếu hợp đồng giữa Myanmar và Ấn Độ về việc mua bán các xe tăng T-90 phiên bản Ấn Độ tự lắp ráp được hoàn thành thì Myanmar sẽ là nước đầu tiên mua xe tăng T-90 từ Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina.
Hôm 11/7 vừa rồi, một đoàn công tác từ Myanmar bao gồm các thành viên cấp cao của Bộ quốc phòng nước này đã tới thăm Ấn Độ. Trong chuyến công tác này, phía Myanmar đặc biệt chú ý tới các xe tăng T-72M1 và xe tăng T-90S do chính Ấn Độ tự sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Tính tới thời điểm hiện tại, Myanmar đang sở hữu một lượng vũ khí thuộc vào dạng "khủng" bậc nhất Đông Nam Á với các xe tăng chủ lực MBT-2000 có xuất sứ từ Trung Quốc, xe tăng T-72S có xuất xứ từ Ukraine và rất nhiều các loại xe tăng đời cũ khác như Type 69, Type-59D, Type 62 và T-55. Việc trang bị thêm vào biên chế của mình những chiếc xe tăng T-90S sẽ khiến lực lượng thiết giáp của nước này không khác nào "Hổ mọc thêm cánh". Nguồn ảnh: Sina.
Ấn Độ bắt đầu tự sản xuất được các mẫu xe tăng chủ lực T-90S dưới sự cho phép và giúp đỡ của Nga cùng các chuyên gia Pháp từ năm 2006. Trước đây, các xe tăng T-90 do Ấn Độ tự sản xuất dưới tên T-90 Bhisma không có hệ thống gây nhiễu tên lửa Shtora. Nguồn ảnh: Sina.
Các chuyên gia quân sự Ấn Độ thuyết trình về tính năng kỹ chiến thuật và khả năng tác chiến của xe tăng T-90S phiên bản Ấn Độ cho các quan chức quân sự Myanmar. Các chuyên gia quân sự trên thế giới cho biết, với việc nâng cấp được hệ thống gây nhiễu tên lửa Shtora, xe tăng T-90 Ấn Độ giờ có thể sánh ngang hàng với các phiên bản T-90 xuất khẩu của Nga, thậm chí còn nhỉnh hơn nếu Ấn Độ chịu bán T-90S kèm Shtora với giá thành không đổi. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Ấn Độ trao quà lưu niệm cho đoàn công tác đến từ Myanmar. Nguồn ảnh: Sina.
Giới thiệu các loại đạn dành cho xe tăng T-90 phiên bản Ấn Độ. Xe tăng T-90S sử dụng pháo nòng trơn 2A46M2 có cỡ nòng 125 mm, hiện tại phía Ấn Độ đã có khả năng tự chủ động sản xuất tất cả các loại đạn cho xe tăng T-90 bản nội địa. Nguồn ảnh: Sina.
Các thiết bị quan trọng khác như động cơ, hộp số, hệ thống nạp đạn tự động cũng được phía Ấn Độ giới thiệu với đoàn "khách sộp" tới từ Myanmar. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Myanmar cũng thăm quan cả quy trình huấn luyện cho binh lính lái xe tăng T-90 của Ấn Độ. Quy trình được xây dựng trên tiêu chuẩn của Nga và được cải biên phù hợp với trình độ và kiến thức của các học viên Ấn Độ. Nếu hợp đồng giữa Myanmar và Ấn Độ về việc mua bán các xe tăng T-90 phiên bản Ấn Độ tự lắp ráp được hoàn thành thì Myanmar sẽ là nước đầu tiên mua xe tăng T-90 từ Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina.