Ưu điểm đầu tiên của tiêm kích Checkmate là những vũ khí đi kèm. Loại vũ khí đi kèm mà giới quân sự mong muốn có nhất trên Su-75, đó là tên lửa không đối không nhanh nhất và tầm bắn xa nhất trên thế giới R-37M.Với tốc độ đến Mach 6, R-37M là một trong số rất ít tên lửa có tốc độ siêu thanh; với tốc độ này, sẽ làm giảm thời gian phản ứng của máy bay đối phương đang bị tên lửa ngắm bắn.R-37 lúc đầu được phát triển cho máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound của Không quân Nga, tên lửa này sau đó đã được thu nhỏ và tạo thành thế hệ tên lửa không đối không tầm xa thời hậu Xô Viết, để kế nhiệm tên lửa R-77. Đến bây giờ, R-37M được phát triển để kế thừa R-27 của những năm cuối Chiến tranh Lạnh.Trong khi hầu hết các máy bay chiến đấu của Nga, để tiêu diệt các mục tiêu ngoài tầm nhìn, vẫn sử dụng tên lửa R-77 và R-37. Checkmate được cho là sẽ hoàn toàn sử dụng R-37M để chiến đấu ngoài tầm nhìn. R-37M sử dụng radar AESA, có thể dẫn đường cho tên lửa tới các mục tiêu cách xa tới 400km, đây là tầm bắn tối đa của R-37.Tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất của Mỹ hiện nay là AIM-120D, có thể tấn công mục tiêu cách xa 180 km; trong khi hầu hết máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh sử dụng tên lửa AIM-120C, có tầm bắn chỉ 105 km. Vì vậy tên lửa R-37M sẽ đem lại cho Checkmate lợi thế áp đảo trong chiến đấu ngoài tầm nhìn.Ưu điểm thứ hai của Checkmate là tính năng tàng hình, Checkmate đang được chế với những thiết kế kỹ thuật để giảm tiết diện phản xạ radar, thấp hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu Nga và giống như bất kỳ máy bay chiến đấu tàng hình nào của Mỹ hiện nay.Su-75 sử dụng cửa hút khí kiểu biến tần (DSI) ở phía dưới máy bay, thiết kế không chỉ đảm bảo cung cấp luồng không khí ổn định cho động cơ trong quá trình hoạt động, mà còn che được cánh tuabin động cơ khỏi sóng radar, từ hầu hết các góc độ; giúp Su-75 nâng cao khả năng tàng hình.Ưu điểm thứ ba của Su-75 là yêu cầu bảo trì thấp; điều này là hoàn toàn phù hợp, vì máy bay chiến đấu một động cơ thường được đánh giá cao do yêu cầu bảo dưỡng thấp; ngoại trừ chiếc F-35 có chút ngoại lệ đáng chú ý duy nhất trong những năm gần đây.Với một trong những tính năng hấp dẫn nhất của Checkmate là chi phí sử dụng và nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn nhiều so với Su-57 và thậm chí có thể là Su-30 hoặc Su-35 thế hệ trước.Thiết kế của Checkmate, sẽ đặc biệt hấp dẫn trên quan điểm bảo trì đối với các quốc gia đang sử dụng, hoặc có ý định sử dụng máy bay chiến đấu Su-57, do sự giống nhau giữa chúng, đặc biệt là về động cơ.Chi phí sử dụng chiếm phần lớn chi phí của một máy bay chiến đấu trong suốt vòng đời của nó, chứ không phải chi mua máy bay ban đầu; vì vậy, việc chế tạo Checkmate với giá thành khai thác, có thể sẽ là chìa khóa thành công của nó - giống như đối với MiG-21 của Liên Xô và F-16 của Mỹ.Việc bảo dưỡng dễ dàng, cũng cho phép các quốc gia sở hữu Checkmate duy trì được tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu cao, cho phi đội máy bay của họ. Nếu phải bảo dưỡng nhiều hơn, sẽ ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu; nhất là đối với những quốc gia có số máy bay chiến đấu hạn chế.Ưu điểm thứ tư của Checkmate là hiệu suất cao của máy bay; có lẽ đây là ưu điểm ấn tượng của Checkmate. Hiệu suất bay của Checkmate sẽ là một lợi thế chính, với động cơ “Sản phẩm 30” trang bị trên Su-57, giúp Checkmate bay với tốc độ siêu âm mà không cần bật tăng lực, rất tốn nhiên liệu.Đây là một tính năng, mà chỉ có đối thủ cạnh tranh của nó là F-35 hiện đang sở hữu và có rất ít chiến đấu cơ một động cơ có khả năng như vậy. Liên Xô cũng là quốc gia đầu tiên, sử dụng máy bay chiến đấu có thể bay siêu âm trong thời gian dài và được chế tạo để không chiến, đó là MiG-31 Foxhound vào năm 1981.Mặc dù về mặt kỹ thuật, đây không phải là một tính năng quá quan trọng, nhưng tính năng này chỉ mới được tích hợp trên các máy bay chiến đấu hiện đại gần đây như F-22 và F-35 của Mỹ.Theo thông tin, Checkmate cũng sẽ sử dụng động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, mặc dù vẫn chưa chắc chắn liệu thiết kế này có được tích hợp vào tất cả các biến thể, vì có thể ảnh hưởng đến giá thành của máy bay. Nếu có, cung cấp khả năng cơ động cực cao và hiện chỉ được sử dụng bởi các máy bay chiến đấu Su-35, Su-57 của Nga và J-10C của Trung Quốc.Ưu điểm nữa của Su-75 Checkmate là khả năng cất và hạ cánh đường băng ngắn. Hiện nay Su-57 đã được các hãng truyền thông Nga ca ngợi đặc biệt vì khả năng hoạt động từ đường băng ngắn, trái ngược với các máy bay hạng nặng, được thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh như MiG-25, vốn yêu cầu đường băng rất dài để cất cánh và hạ cánh.Checkmate được cho là có thể hoạt động từ các đường băng thậm chí ngắn hơn so với máy bay có trọng lượng nhẹ hơn nó; thiết kế này có thể cực kỳ hữu ích, khi sân bay bị đối phương phá hủy, hay những đoạn đường cao tốc.Giống như tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Nga, và đặc biệt là các máy bay hạng trung và hạng nhẹ, được chế tạo để triển khai gần tiền tuyến hơn, Checkmate gần như chắc chắn sẽ được thiết kế để hoạt động từ các sân bay dã chiến, mà các máy bay chiến đấu phương Tây không thể sử dụng.Đây là thiết kế mang lại một lợi thế chiến thuật, có tính quyết định rất quan trọng, để duy trì phi đội máy bay chiến đấu hoạt động liên tục và có thể xuất kích cả trong trường hợp xảy ra chiến tranh lớn. Nguồn ảnh: Avia.
Cận cảnh máy bay chiến đấu Chiếu Tướng vừa được Nga cho ra mắt tại MAKS-2021.
Ưu điểm đầu tiên của tiêm kích Checkmate là những vũ khí đi kèm. Loại vũ khí đi kèm mà giới quân sự mong muốn có nhất trên Su-75, đó là tên lửa không đối không nhanh nhất và tầm bắn xa nhất trên thế giới R-37M.
Với tốc độ đến Mach 6, R-37M là một trong số rất ít tên lửa có tốc độ siêu thanh; với tốc độ này, sẽ làm giảm thời gian phản ứng của máy bay đối phương đang bị tên lửa ngắm bắn.
R-37 lúc đầu được phát triển cho máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound của Không quân Nga, tên lửa này sau đó đã được thu nhỏ và tạo thành thế hệ tên lửa không đối không tầm xa thời hậu Xô Viết, để kế nhiệm tên lửa R-77. Đến bây giờ, R-37M được phát triển để kế thừa R-27 của những năm cuối Chiến tranh Lạnh.
Trong khi hầu hết các máy bay chiến đấu của Nga, để tiêu diệt các mục tiêu ngoài tầm nhìn, vẫn sử dụng tên lửa R-77 và R-37. Checkmate được cho là sẽ hoàn toàn sử dụng R-37M để chiến đấu ngoài tầm nhìn. R-37M sử dụng radar AESA, có thể dẫn đường cho tên lửa tới các mục tiêu cách xa tới 400km, đây là tầm bắn tối đa của R-37.
Tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất của Mỹ hiện nay là AIM-120D, có thể tấn công mục tiêu cách xa 180 km; trong khi hầu hết máy bay chiến đấu của Mỹ và đồng minh sử dụng tên lửa AIM-120C, có tầm bắn chỉ 105 km. Vì vậy tên lửa R-37M sẽ đem lại cho Checkmate lợi thế áp đảo trong chiến đấu ngoài tầm nhìn.
Ưu điểm thứ hai của Checkmate là tính năng tàng hình, Checkmate đang được chế với những thiết kế kỹ thuật để giảm tiết diện phản xạ radar, thấp hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu Nga và giống như bất kỳ máy bay chiến đấu tàng hình nào của Mỹ hiện nay.
Su-75 sử dụng cửa hút khí kiểu biến tần (DSI) ở phía dưới máy bay, thiết kế không chỉ đảm bảo cung cấp luồng không khí ổn định cho động cơ trong quá trình hoạt động, mà còn che được cánh tuabin động cơ khỏi sóng radar, từ hầu hết các góc độ; giúp Su-75 nâng cao khả năng tàng hình.
Ưu điểm thứ ba của Su-75 là yêu cầu bảo trì thấp; điều này là hoàn toàn phù hợp, vì máy bay chiến đấu một động cơ thường được đánh giá cao do yêu cầu bảo dưỡng thấp; ngoại trừ chiếc F-35 có chút ngoại lệ đáng chú ý duy nhất trong những năm gần đây.
Với một trong những tính năng hấp dẫn nhất của Checkmate là chi phí sử dụng và nhu cầu bảo dưỡng thấp hơn nhiều so với Su-57 và thậm chí có thể là Su-30 hoặc Su-35 thế hệ trước.
Thiết kế của Checkmate, sẽ đặc biệt hấp dẫn trên quan điểm bảo trì đối với các quốc gia đang sử dụng, hoặc có ý định sử dụng máy bay chiến đấu Su-57, do sự giống nhau giữa chúng, đặc biệt là về động cơ.
Chi phí sử dụng chiếm phần lớn chi phí của một máy bay chiến đấu trong suốt vòng đời của nó, chứ không phải chi mua máy bay ban đầu; vì vậy, việc chế tạo Checkmate với giá thành khai thác, có thể sẽ là chìa khóa thành công của nó - giống như đối với MiG-21 của Liên Xô và F-16 của Mỹ.
Việc bảo dưỡng dễ dàng, cũng cho phép các quốc gia sở hữu Checkmate duy trì được tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu cao, cho phi đội máy bay của họ. Nếu phải bảo dưỡng nhiều hơn, sẽ ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu; nhất là đối với những quốc gia có số máy bay chiến đấu hạn chế.
Ưu điểm thứ tư của Checkmate là hiệu suất cao của máy bay; có lẽ đây là ưu điểm ấn tượng của Checkmate. Hiệu suất bay của Checkmate sẽ là một lợi thế chính, với động cơ “Sản phẩm 30” trang bị trên Su-57, giúp Checkmate bay với tốc độ siêu âm mà không cần bật tăng lực, rất tốn nhiên liệu.
Đây là một tính năng, mà chỉ có đối thủ cạnh tranh của nó là F-35 hiện đang sở hữu và có rất ít chiến đấu cơ một động cơ có khả năng như vậy. Liên Xô cũng là quốc gia đầu tiên, sử dụng máy bay chiến đấu có thể bay siêu âm trong thời gian dài và được chế tạo để không chiến, đó là MiG-31 Foxhound vào năm 1981.
Mặc dù về mặt kỹ thuật, đây không phải là một tính năng quá quan trọng, nhưng tính năng này chỉ mới được tích hợp trên các máy bay chiến đấu hiện đại gần đây như F-22 và F-35 của Mỹ.
Theo thông tin, Checkmate cũng sẽ sử dụng động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, mặc dù vẫn chưa chắc chắn liệu thiết kế này có được tích hợp vào tất cả các biến thể, vì có thể ảnh hưởng đến giá thành của máy bay. Nếu có, cung cấp khả năng cơ động cực cao và hiện chỉ được sử dụng bởi các máy bay chiến đấu Su-35, Su-57 của Nga và J-10C của Trung Quốc.
Ưu điểm nữa của Su-75 Checkmate là khả năng cất và hạ cánh đường băng ngắn. Hiện nay Su-57 đã được các hãng truyền thông Nga ca ngợi đặc biệt vì khả năng hoạt động từ đường băng ngắn, trái ngược với các máy bay hạng nặng, được thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh như MiG-25, vốn yêu cầu đường băng rất dài để cất cánh và hạ cánh.
Checkmate được cho là có thể hoạt động từ các đường băng thậm chí ngắn hơn so với máy bay có trọng lượng nhẹ hơn nó; thiết kế này có thể cực kỳ hữu ích, khi sân bay bị đối phương phá hủy, hay những đoạn đường cao tốc.
Giống như tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Nga, và đặc biệt là các máy bay hạng trung và hạng nhẹ, được chế tạo để triển khai gần tiền tuyến hơn, Checkmate gần như chắc chắn sẽ được thiết kế để hoạt động từ các sân bay dã chiến, mà các máy bay chiến đấu phương Tây không thể sử dụng.
Đây là thiết kế mang lại một lợi thế chiến thuật, có tính quyết định rất quan trọng, để duy trì phi đội máy bay chiến đấu hoạt động liên tục và có thể xuất kích cả trong trường hợp xảy ra chiến tranh lớn. Nguồn ảnh: Avia.
Cận cảnh máy bay chiến đấu Chiếu Tướng vừa được Nga cho ra mắt tại MAKS-2021.