Tháng 2/1991 đánh dấu sự kết thúc của Chiến dịch Bão táp sa mạc và sự kết thúc của Chiến tranh vùng Vịnh lần 1. Thế giới đã chứng kiến một số cuộc tiến công đường không với quy mô lớn nhất trong thời đại máy bay phản lực, xảy ra với tần suất và cường độ lớn hơn nhiều, so với các cuộc chiến tranh ở Việt Nam hoặc trong Chiến tranh Iran-Iraq.Mặc dù có sự chênh lệch quá lớn về lực lượng giữa hai bên, khi không quân Iraq chủ yếu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba hạng nhẹ như Mirage F1 và MiG-23 và có rất ít máy bay chiến đấu thế hệ 4. Trong khi Mỹ chủ yếu triển khai các máy bay hạng nặng thế hệ thứ tư F-15 cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.Trong quá trình chiến đấu, Không quân Mỹ và đồng minh được với sự hỗ trợ của các máy bay cảnh báo sớm trên không như E-3 Sentries; trong khi đó, không quân Iraq hoàn toàn không có lợi thế này. Tuy nhiên với những máy bay chiến đấu như MiG-25PD và MiG-29, không quân Iraq đã làm cho không quân Mỹ phải ôm hận.Ngày 17/1 đã diễn ra trận đầu tiên giữa máy bay chiến đấu Iraq và Mỹ, hai máy bay chiến đấu hạng trung F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ đối đầu với một máy bay đánh chặn MiG-25PD Foxbat từ Phi đội 96 của Iraq.Một chiếc F/A-18 bị chiếc MiG-25 tấn công bằng một tên lửa tầm xa R-40, có đầu đạn nặng 100kg và có tầm bắn lớn hơn các loại tên lửa của Mỹ. Chiếc F/A-18 xấu số không kịp né tránh, Trung úy phi công Scott Speicher không kịp nhảy dù và chết ngay lập tức.Cũng trong ngày 17/1 đã chứng kiến hai chiếc MiG-25 của Iraq giao chiến với F-15 của Mỹ; khi đó phi đội F-15 đang bay hộ tống cho một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu mặt đất của Iraq. Các tên lửa R-40 của MiG đã không thể tiếp cận mục tiêu, và F-15 đã trả đũa bằng cách phóng liên tiếp mười tên lửa vào MiG-25.Tuy nhiên những chiếc MiG-25 có khả năng sống sót cao trước các tên lửa AIM-7 mà Không quân Mỹ sử dụng, phần lớn là nhờ tốc độ cực cao của máy bay, và cuối cùng đã tránh được tất cả mười tên lửa mà không bị thiệt hại nào.Một trận không chiến nữa cũng trong ngày 17/1, khi một chiếc MiG-29A của Iraq giao chiến với một máy bay chiến đấu tấn công F-111 của Mỹ và máy bay ném bom chiến lược B-52G. MiG-29 là loại máy bay chiến đấu mới nhất của Liên Xô, được xuất khẩu.Mặc dù tên lửa và hiệu suất bay của MiG-29 nói chung kém hơn đáng kể so với MiG-25PD, nhưng loại máy bay này vẫn được đánh giá có tính năng tương đương với hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ. MiG-29A đã sử dụng tên lửa tầm ngắn R-60 để vô hiệu hóa F-111, sau đó sử dụng tên lửa tầm xa R-27 bắn bị thương chiếc B-52.Đáng chú ý là tên lửa R-27 được coi là vũ khí không đối không có khả năng nhất, được triển khai trên các máy bay chiến đấu của Liên Xô; và đây là một trong những cuộc giao tranh đầu tiên của loại tên lửa này. Radar của MiG-29A rất phù hợp với các cuộc không chiến tầm xa.Ngày 18/1, thế giới chứng kiến trận không chiến đầu tiên giữa F-15 và MiG-29; nhờ sự phát hiện của máy bay cảnh báo sớm E-3, khi hai chiếc MiG-29 đuổi theo tốp máy bay ném bom có F-15 bay hộ tống. Rất nhanh chóng, hai chiếc F-15 quay đầu lại, đối đầu trực tiếp với hai chiếc MiG-29.Những chiếc MiG-29 có ưu thế về khả năng cơ động cao hơn, nhất là trong chiến đấu tầm gần; trong khi F-15 có ưu thế về radar mạnh hơn, mang được nhiều tên lửa hơn và đặc biệt là sự hỗ trợ tình báo và chỉ huy từ những chiếc E-3, đây có lẽ là lợi thế đáng kể nhất.Một chiếc F-15 đã bắn hạ một chiếc MiG-29 bằng tên lửa AIM-7 Sparrow; nhưng chiếc MiG thứ hai đã khóa được F-15C, buộc nó phải lật vòng xuống thấp tránh tên lửa thả pháo sáng để vô hiệu hóa hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) của MiG. IRST là cảm biến của tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Liên Xô, mà máy bay Mỹ phải hơn 30 năm sau mới được trang bị.Khi khóa radar đã F-15 bị phá thành công và chiếc MiG-29 còn lại đã giả vờ bỏ chạy về phía bắc, trước khi bất ngờ quay trở lại đối đầu với chiếc F-15, nhưng vô tình lại gặp một máy bay tiếp dầu KC-135. Khi những chiếc F-15 không thể xác định được MiG-29 là bạn hay thù, thì MiG-29 đã áp sát và giao tranh với F-15 ở cự ly gần.Máy bay của cả hai bên tham gia vào cuộc chiến quần vòng hẹp, MiG-29 dựa vào khả năng cơ động trong chiến đấu tầm gần, để cố gắng giành lợi thế. Khi các máy bay bay vòng quanh nhau ngày càng gần mặt đất, chiếc MiG-29 đã di chuyển quá gần và thất tốc, dẫn đến bị rơi; nhưng phi công nhảy dù thành công.Điều may mắn cho F-15 của Mỹ là máy bay MiG-29 của Iraq chỉ được trang bị tên lửa R-60 đời cũ cho các cuộc không chiến tầm gần, thay vì loại R-73 mới hơn, được sử dụng bởi các đơn vị không quân Liên Xô và khối Warsaw. Trong khi các máy bay F-15 của Mỹ sử dụng các biến thể mới nhất của tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9.Các nghiên cứu về tên lửa R-73 ở nước Đức sau thống nhất cho thấy, R-73 sẽ mang lại cho các phi công Liên Xô lợi thế quyết định trong không chiến tầm gần, do khả năng phóng ở những góc rất rộng; nếu MiG-29 của Iraq được trang bị R-73, chắc chắn sẽ có máy bay của Mỹ bị bắn hạ.Ngày 19/1 một chiếc Tornado của Không quân Anh đã bị một chiếc MiG-29A của Iraq bắn hạ bằng tên lửa R-60MK. Tornado là máy bay thế hệ thứ tư và được đánh giá là kém nhất về hiệu suất không chiến so với các đối thủ của Liên Xô và Mỹ. Việc sử dụng tên lửa R-60 cho thấy một cuộc giao tranh tầm gần, đây là điểm yếu rất lớn của Tornado.Ngày 30/1, hai chiếc MiG-25PD đã được triển khai ở hai sân bay dã chiến và phục kích thành công hai chiếc F-15 của Mỹ. Quá trình bay của hai chiếc F-15, đã bị đài radar mặt đất của Iraq theo dõi. Những chiếc MiG-25 phóng tên lửa không đối không R-40, bắn bị thương chiếc F-15 của Mỹ, nhưng theo các nguồn tin của Iraq, chiếc F-15 đã bị rơi.MiG-25 được đánh giá là chiến đấu cơ mạnh nhất của Không quân Iraq về khả năng không chiến, nhưng chủ yếu được sử dụng làm máy bay ném bom tấn công trong Chiến tranh Iran-Iraq. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, MiG-25 được sử dụng cho các nhiệm vụ không đối không; đây cũng là chức năng chính của MiG-25.MiG-25PD có radar rất mạnh, có thể hoạt động ở độ cao cực lớn và tốc độ vượt quá Mach 3, khiến chúng trở thành máy bay chiến đấu nhanh nhất từng được đưa vào hoạt động ở bất kỳ đâu trên thế giới. Thực tế, MiG-25 là những kẻ thách thức chính, đối với ưu thế trên không của Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Nguồn ảnh: Warhistory. Phòng không Nhân dân Việt Nam tới nay vẫn là lực lượng duy nhất trên thế giới từng bắn hạ máy bay ném bom chiến lược B-52. Nguồn: Ina.
Tháng 2/1991 đánh dấu sự kết thúc của Chiến dịch Bão táp sa mạc và sự kết thúc của Chiến tranh vùng Vịnh lần 1. Thế giới đã chứng kiến một số cuộc tiến công đường không với quy mô lớn nhất trong thời đại máy bay phản lực, xảy ra với tần suất và cường độ lớn hơn nhiều, so với các cuộc chiến tranh ở Việt Nam hoặc trong Chiến tranh Iran-Iraq.
Mặc dù có sự chênh lệch quá lớn về lực lượng giữa hai bên, khi không quân Iraq chủ yếu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba hạng nhẹ như Mirage F1 và MiG-23 và có rất ít máy bay chiến đấu thế hệ 4. Trong khi Mỹ chủ yếu triển khai các máy bay hạng nặng thế hệ thứ tư F-15 cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.
Trong quá trình chiến đấu, Không quân Mỹ và đồng minh được với sự hỗ trợ của các máy bay cảnh báo sớm trên không như E-3 Sentries; trong khi đó, không quân Iraq hoàn toàn không có lợi thế này. Tuy nhiên với những máy bay chiến đấu như MiG-25PD và MiG-29, không quân Iraq đã làm cho không quân Mỹ phải ôm hận.
Ngày 17/1 đã diễn ra trận đầu tiên giữa máy bay chiến đấu Iraq và Mỹ, hai máy bay chiến đấu hạng trung F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ đối đầu với một máy bay đánh chặn MiG-25PD Foxbat từ Phi đội 96 của Iraq.
Một chiếc F/A-18 bị chiếc MiG-25 tấn công bằng một tên lửa tầm xa R-40, có đầu đạn nặng 100kg và có tầm bắn lớn hơn các loại tên lửa của Mỹ. Chiếc F/A-18 xấu số không kịp né tránh, Trung úy phi công Scott Speicher không kịp nhảy dù và chết ngay lập tức.
Cũng trong ngày 17/1 đã chứng kiến hai chiếc MiG-25 của Iraq giao chiến với F-15 của Mỹ; khi đó phi đội F-15 đang bay hộ tống cho một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu mặt đất của Iraq. Các tên lửa R-40 của MiG đã không thể tiếp cận mục tiêu, và F-15 đã trả đũa bằng cách phóng liên tiếp mười tên lửa vào MiG-25.
Tuy nhiên những chiếc MiG-25 có khả năng sống sót cao trước các tên lửa AIM-7 mà Không quân Mỹ sử dụng, phần lớn là nhờ tốc độ cực cao của máy bay, và cuối cùng đã tránh được tất cả mười tên lửa mà không bị thiệt hại nào.
Một trận không chiến nữa cũng trong ngày 17/1, khi một chiếc MiG-29A của Iraq giao chiến với một máy bay chiến đấu tấn công F-111 của Mỹ và máy bay ném bom chiến lược B-52G. MiG-29 là loại máy bay chiến đấu mới nhất của Liên Xô, được xuất khẩu.
Mặc dù tên lửa và hiệu suất bay của MiG-29 nói chung kém hơn đáng kể so với MiG-25PD, nhưng loại máy bay này vẫn được đánh giá có tính năng tương đương với hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ. MiG-29A đã sử dụng tên lửa tầm ngắn R-60 để vô hiệu hóa F-111, sau đó sử dụng tên lửa tầm xa R-27 bắn bị thương chiếc B-52.
Đáng chú ý là tên lửa R-27 được coi là vũ khí không đối không có khả năng nhất, được triển khai trên các máy bay chiến đấu của Liên Xô; và đây là một trong những cuộc giao tranh đầu tiên của loại tên lửa này. Radar của MiG-29A rất phù hợp với các cuộc không chiến tầm xa.
Ngày 18/1, thế giới chứng kiến trận không chiến đầu tiên giữa F-15 và MiG-29; nhờ sự phát hiện của máy bay cảnh báo sớm E-3, khi hai chiếc MiG-29 đuổi theo tốp máy bay ném bom có F-15 bay hộ tống. Rất nhanh chóng, hai chiếc F-15 quay đầu lại, đối đầu trực tiếp với hai chiếc MiG-29.
Những chiếc MiG-29 có ưu thế về khả năng cơ động cao hơn, nhất là trong chiến đấu tầm gần; trong khi F-15 có ưu thế về radar mạnh hơn, mang được nhiều tên lửa hơn và đặc biệt là sự hỗ trợ tình báo và chỉ huy từ những chiếc E-3, đây có lẽ là lợi thế đáng kể nhất.
Một chiếc F-15 đã bắn hạ một chiếc MiG-29 bằng tên lửa AIM-7 Sparrow; nhưng chiếc MiG thứ hai đã khóa được F-15C, buộc nó phải lật vòng xuống thấp tránh tên lửa thả pháo sáng để vô hiệu hóa hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) của MiG. IRST là cảm biến của tất cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Liên Xô, mà máy bay Mỹ phải hơn 30 năm sau mới được trang bị.
Khi khóa radar đã F-15 bị phá thành công và chiếc MiG-29 còn lại đã giả vờ bỏ chạy về phía bắc, trước khi bất ngờ quay trở lại đối đầu với chiếc F-15, nhưng vô tình lại gặp một máy bay tiếp dầu KC-135. Khi những chiếc F-15 không thể xác định được MiG-29 là bạn hay thù, thì MiG-29 đã áp sát và giao tranh với F-15 ở cự ly gần.
Máy bay của cả hai bên tham gia vào cuộc chiến quần vòng hẹp, MiG-29 dựa vào khả năng cơ động trong chiến đấu tầm gần, để cố gắng giành lợi thế. Khi các máy bay bay vòng quanh nhau ngày càng gần mặt đất, chiếc MiG-29 đã di chuyển quá gần và thất tốc, dẫn đến bị rơi; nhưng phi công nhảy dù thành công.
Điều may mắn cho F-15 của Mỹ là máy bay MiG-29 của Iraq chỉ được trang bị tên lửa R-60 đời cũ cho các cuộc không chiến tầm gần, thay vì loại R-73 mới hơn, được sử dụng bởi các đơn vị không quân Liên Xô và khối Warsaw. Trong khi các máy bay F-15 của Mỹ sử dụng các biến thể mới nhất của tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9.
Các nghiên cứu về tên lửa R-73 ở nước Đức sau thống nhất cho thấy, R-73 sẽ mang lại cho các phi công Liên Xô lợi thế quyết định trong không chiến tầm gần, do khả năng phóng ở những góc rất rộng; nếu MiG-29 của Iraq được trang bị R-73, chắc chắn sẽ có máy bay của Mỹ bị bắn hạ.
Ngày 19/1 một chiếc Tornado của Không quân Anh đã bị một chiếc MiG-29A của Iraq bắn hạ bằng tên lửa R-60MK. Tornado là máy bay thế hệ thứ tư và được đánh giá là kém nhất về hiệu suất không chiến so với các đối thủ của Liên Xô và Mỹ. Việc sử dụng tên lửa R-60 cho thấy một cuộc giao tranh tầm gần, đây là điểm yếu rất lớn của Tornado.
Ngày 30/1, hai chiếc MiG-25PD đã được triển khai ở hai sân bay dã chiến và phục kích thành công hai chiếc F-15 của Mỹ. Quá trình bay của hai chiếc F-15, đã bị đài radar mặt đất của Iraq theo dõi. Những chiếc MiG-25 phóng tên lửa không đối không R-40, bắn bị thương chiếc F-15 của Mỹ, nhưng theo các nguồn tin của Iraq, chiếc F-15 đã bị rơi.
MiG-25 được đánh giá là chiến đấu cơ mạnh nhất của Không quân Iraq về khả năng không chiến, nhưng chủ yếu được sử dụng làm máy bay ném bom tấn công trong Chiến tranh Iran-Iraq. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, MiG-25 được sử dụng cho các nhiệm vụ không đối không; đây cũng là chức năng chính của MiG-25.
MiG-25PD có radar rất mạnh, có thể hoạt động ở độ cao cực lớn và tốc độ vượt quá Mach 3, khiến chúng trở thành máy bay chiến đấu nhanh nhất từng được đưa vào hoạt động ở bất kỳ đâu trên thế giới. Thực tế, MiG-25 là những kẻ thách thức chính, đối với ưu thế trên không của Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Nguồn ảnh: Warhistory.
Phòng không Nhân dân Việt Nam tới nay vẫn là lực lượng duy nhất trên thế giới từng bắn hạ máy bay ném bom chiến lược B-52. Nguồn: Ina.