Vào ngày 24/1/1972, trung sĩ Nhật Bản Yokoi được những người nông dân địa phương tìm thấy trong rừng rậm của Guam - một hòn đảo ở phía tây Thái Bình Dương. Năm 1941, Nhật Bản tấn công và chiếm lấy Guam. Đến năm 1944, sau ba năm bị người Nhật chiếm đóng, lực lượng của Mỹ đã tái chiếm hòn đảo.Đây cũng là thời điểm mà Yokoi, sau khi bị đồng đội bỏ rơi trong lúc rút lui, đã quyết định bỏ trốn chứ không chịu đầu hàng người Mỹ. Ông đã lẩn trốn suốt 28 năm và không hề biết rằng Thế chiến II đã kết thúc!Ông ta sống sót bằng cách ăn ếch, chuột, lươn cũng như trái cây và các loại hạt, đồng thời dùng tre và lau sậy để tạo ra một cái hang do ông ta tự đào. Ông vẫn tin rằng quân đội Thiên Hoàng sẽ trở lại để ông có thể nhận nhiệm vụ tiếp theo.Sau khi được phát hiện vào năm 1972, Yokoi cuối cùng đã được trở về quê nhà Nhật Bản, nơi ông được ca ngợi như một anh hùng dân tộc. Sau này, ông kết hôn và đến Guam để hưởng tuần trăng mật. Những công cụ sinh tồn và quân phục của ông hiện vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Guam ở Agana.Đầu tháng 2/1974, một du khách Nhật Bản khi đang thám hiểm trên đảo Lubang ở Philippines bất ngờ phát hiện ra một người lính Nhật còn sống sót từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai – trung úy Hiroo Onoda.Sáng hôm ấy, khi du khách trẻ người Nhật Norio Suzuki đi sâu vào rừng rậm nhiệt đới để thám hiểm, anh chợt nhìn thấy một quái vật hình dạng người, râu tóc xồm xoàm, mình đầy vỏ cây đang ngồi ngấu nghiến ăn quả dại trên cành cây. Suzuki sợ quá nhảy thót lên."Quái vật" nhìn thấy anh cũng vội trèo lên cao. Nhìn thấy động tác trèo cây của nó không giống động tác của loài khỉ, Suzuki đoán ra đây là người. Anh vội lại gần và hét to bằng tiếng Nhật: “Ai thế? Đừng sợ, tôi không làm hại ai đâu!”.Suzuki bỗng nghe thấy người kia hỏi lại cũng bằng tiếng Nhật: “Anh là người Nhật Bản hả?” Mừng quá, Suzuki thét to: “Tôi là người Nhật sang đây du lịch. Tại sao anh cũng biết tiếng Nhật? Anh là người nước nào?”Một lát sau, "người rừng" nhảy từ trên cây xuống, miệng lắp bắp: “Người Nhật, người Nhật … thế là cuối cùng tôi đã nhìn thấy người Nhật rồi!”Qua câu chuyện "người rừng" kể lại, Suzuki được biết đây là Hiroo Onoda, trung úy quân đội Nhật, sinh năm 1922, cách đây 29 năm từng phục vụ trong đội đặc nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân vùng 14 đóng trên đất Philippines; trong chiến đấu với quân Mỹ, đơn vị của ông bị tiêu diệt gần hết, ông cùng 3 người sống sót chạy vào rừng ẩn náu.Lính Mỹ đã lùng sục khắp vùng rừng núi này, sau đấy nhiều đợt quân đội và cảnh sát Philippines cũng vào rừng tìm kiếm và gọi hàng. Các bạn ông về sau một người đầu hàng, hai người bị bắn chết, riêng Onoda lẩn sâu hơn nên thoát được.Suốt từ năm 1945 tới nay, Onoda sống một mình trong rừng không hề ra ngoài gặp ai. Ông đoán đơn vị mình đã bị tiêu diệt, nhưng ông tin Đế quốc Nhật vẫn tồn tại và sẽ có ngày ông được quân đội Thiên Hoàng tìm thấy.Onoda sống nhờ ăn trái cây và các loại côn trùng, động vật nhỏ như chuột, sóc, chim, thỏ rừng bẫy được. Vì không có lửa nên ông phải ăn sống mọi thứ. Bộ quân phục duy nhất đã rách hỏng từ lâu, mùa hè anh trần truồng như nhộng, mùa rét ông lấy vỏ và lá cây đan lại làm áo che thân.Tuy không có phương tiện xem ngày giờ, nhưng qua nhìn trăng tròn trăng khuyết, Onoda cũng đại khái biết được mình đã sống ở đây được 29 năm.
Vào ngày 24/1/1972, trung sĩ Nhật Bản Yokoi được những người nông dân địa phương tìm thấy trong rừng rậm của Guam - một hòn đảo ở phía tây Thái Bình Dương. Năm 1941, Nhật Bản tấn công và chiếm lấy Guam. Đến năm 1944, sau ba năm bị người Nhật chiếm đóng, lực lượng của Mỹ đã tái chiếm hòn đảo.
Đây cũng là thời điểm mà Yokoi, sau khi bị đồng đội bỏ rơi trong lúc rút lui, đã quyết định bỏ trốn chứ không chịu đầu hàng người Mỹ. Ông đã lẩn trốn suốt 28 năm và không hề biết rằng Thế chiến II đã kết thúc!
Ông ta sống sót bằng cách ăn ếch, chuột, lươn cũng như trái cây và các loại hạt, đồng thời dùng tre và lau sậy để tạo ra một cái hang do ông ta tự đào. Ông vẫn tin rằng quân đội Thiên Hoàng sẽ trở lại để ông có thể nhận nhiệm vụ tiếp theo.
Sau khi được phát hiện vào năm 1972, Yokoi cuối cùng đã được trở về quê nhà Nhật Bản, nơi ông được ca ngợi như một anh hùng dân tộc. Sau này, ông kết hôn và đến Guam để hưởng tuần trăng mật. Những công cụ sinh tồn và quân phục của ông hiện vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Guam ở Agana.
Đầu tháng 2/1974, một du khách Nhật Bản khi đang thám hiểm trên đảo Lubang ở Philippines bất ngờ phát hiện ra một người lính Nhật còn sống sót từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai – trung úy Hiroo Onoda.
Sáng hôm ấy, khi du khách trẻ người Nhật Norio Suzuki đi sâu vào rừng rậm nhiệt đới để thám hiểm, anh chợt nhìn thấy một quái vật hình dạng người, râu tóc xồm xoàm, mình đầy vỏ cây đang ngồi ngấu nghiến ăn quả dại trên cành cây. Suzuki sợ quá nhảy thót lên.
"Quái vật" nhìn thấy anh cũng vội trèo lên cao. Nhìn thấy động tác trèo cây của nó không giống động tác của loài khỉ, Suzuki đoán ra đây là người. Anh vội lại gần và hét to bằng tiếng Nhật: “Ai thế? Đừng sợ, tôi không làm hại ai đâu!”.
Suzuki bỗng nghe thấy người kia hỏi lại cũng bằng tiếng Nhật: “Anh là người Nhật Bản hả?” Mừng quá, Suzuki thét to: “Tôi là người Nhật sang đây du lịch. Tại sao anh cũng biết tiếng Nhật? Anh là người nước nào?”
Một lát sau, "người rừng" nhảy từ trên cây xuống, miệng lắp bắp: “Người Nhật, người Nhật … thế là cuối cùng tôi đã nhìn thấy người Nhật rồi!”
Qua câu chuyện "người rừng" kể lại, Suzuki được biết đây là Hiroo Onoda, trung úy quân đội Nhật, sinh năm 1922, cách đây 29 năm từng phục vụ trong đội đặc nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân vùng 14 đóng trên đất Philippines; trong chiến đấu với quân Mỹ, đơn vị của ông bị tiêu diệt gần hết, ông cùng 3 người sống sót chạy vào rừng ẩn náu.
Lính Mỹ đã lùng sục khắp vùng rừng núi này, sau đấy nhiều đợt quân đội và cảnh sát Philippines cũng vào rừng tìm kiếm và gọi hàng. Các bạn ông về sau một người đầu hàng, hai người bị bắn chết, riêng Onoda lẩn sâu hơn nên thoát được.
Suốt từ năm 1945 tới nay, Onoda sống một mình trong rừng không hề ra ngoài gặp ai. Ông đoán đơn vị mình đã bị tiêu diệt, nhưng ông tin Đế quốc Nhật vẫn tồn tại và sẽ có ngày ông được quân đội Thiên Hoàng tìm thấy.
Onoda sống nhờ ăn trái cây và các loại côn trùng, động vật nhỏ như chuột, sóc, chim, thỏ rừng bẫy được. Vì không có lửa nên ông phải ăn sống mọi thứ. Bộ quân phục duy nhất đã rách hỏng từ lâu, mùa hè anh trần truồng như nhộng, mùa rét ông lấy vỏ và lá cây đan lại làm áo che thân.
Tuy không có phương tiện xem ngày giờ, nhưng qua nhìn trăng tròn trăng khuyết, Onoda cũng đại khái biết được mình đã sống ở đây được 29 năm.