Cuốn sổ tay "What A Platoon Leader Should Know about the Enemy's Jungle Tactics", tạm dịch là “Những điều mà một trung đội trưởng cần phải biết về chiến thuật đi rừng của kẻ địch”, được hoàn thiện vào năm 1967 của tác giả Philip B.Davison, một chuẩn tướng từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Việt Nam, nhằm dạy cho binh lính Mỹ cách để phân biệt những kiểu phục kích đến từ bộ đội Việt Nam.Ám ảnh đầu tiên mà cựu binh này nhắc tới là kiểu mai phục với mìn. Sử dụng mìn có kết nối với các sợi dây điện để kích hoạt nổ gây yếu tố bất ngờ khi đối phương đi vào điểm chết mai phục. Ngoài mìn còn có cả chông, khi kẻ thù bất ngờ dẫm phải chúng sẽ gây tác động rối loạn tâm lý. Cũng có các loại vật cản tự nhiên như bẫy dây, lưới, vv.. nhằm tiêu hao sinh lực địch.Thứ hai là kiểu mai phục sử dụng những nhóm lính nhỏ, cơ động, được trang bị súng bắn tỉa có vai trò bắn lia và đánh tiêu hao quấy rối kẻ thù, thường diễn ra trong một điểm đã được bày sẵn trận địa mìn, chông gai, có vị trí song song với con đường mà kẻ địch hay qua lại.Bắn lia là một dạng chiến thuật tác chiến nhằm ghìm quân địch thành một cụm. Sau đó sử dụng 2 nhóm độc lập, một nhóm sẽ có vai trò làm mồi nhử, nhóm còn lại là nhóm bắn lia, sử dụng súng bắn phát một, thường là súng bắn tỉa chuyên nghiệp có khả năng xuyên thấu và sát thương cao. Nhóm bắn lia này sẽ được sắp xếp để tấn công mạnh vào sườn mục tiêu, sao cho đường đạn gây nhiều thương vong nhất.Tiếp theo là kiểu mai phục tấn công vào sườn của mục tiêu hoặc theo đường thẳng song song với con đường mà mục tiêu di chuyển. Kiểu mai phục này có điểm mạnh là tấn công bất ngờ vào đội hình kẻ địch và thuận lợi cho việc rút lui.Thứ tư là kiểu mai phục đường hình chữ L. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiểu mai phục số 2 và số 3. Hiểu đơn giản, trên đường hành quân những người lính sẽ gặp phải đoạn đường gấp khúc như chữ L.Toán mai phục sườn sẽ được bố trí song song với đoạn đường thẳng dài của khúc đường chữ L và điểm cuối sẽ là mai phục kiểu bắn lia. Quá hoàn hảo, vì nó đồng thời bảo vệ được một sườn của quân mai phục. Trong trường hợp hy hữu, kẻ địch sẽ bỏ chạy theo một hướng khác, thì lực lượng mai phục vẫn có thể tấn công.Tiếp theo là kiểu mai phục chiến thuật. Đây là kiểu mai phục quy mô lớn, thường nhắm vào các đoàn xe vận tải. Quân mai phục thường chọn các vị trí tấn công từ trên cao và nhắm chủ yếu vào các đoạn đường thắt nút, uốn cong hoặc chỗ rẽ. Nơi hỗ trợ tầm xa cho súng máy mai phục tấn công và hỏa lực thẳng như B40.Điểm mấu chốt chính là khu vực thắt núi cổ chai, khi đó toán lính sẽ bị chia cắt làm 2 phần và buộc phải chiến đấu độc lập. Quá trình mai phục sẽ chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 mở màn, sẽ dùng hỏa lực bất ngờ đánh trực tiếp vào quân địch và buộc chúng phải dừng lại.Tiếp theo đó nhóm tấn công chính sẽ tham chiến, thực hiện bao vây chia cắt, cô lập và tiêu diệt quân thù trong cùng một thời khắc để đảm bảo tính đồng thời. Và rút lui an toàn cùng lúc sau khi dọn dẹp trận địa.Kiểu mai phục hình chữ V, đây là kiểu kinh điển mà quân giải phóng hay sử dụng. Áp dụng cho đoạn đường hẹp, tầm nhìn bị che khuất và binh sĩ chỉ có vượt qua được đoạn đường gấp khúc mới thoát được trận địa mai phục chết chóc này.Mai phục hình chữ V chính là việc đợi quân thù đi được nửa đường vào trận địa hình chữ V. Sau đó lính mai phục sẽ bất ngờ tất công từ cả đầu lẫn đuôi con đường. Dạng chữ V này rất khó để khắc chế cũng như thọc sườn phá thế trận.Mai phục hình chữ Z, thường được sử dụng trong các con đường dài và ngoằn ngoèo, đường có hình dạng đúng như hình chữ Z, cụt đầu và cụt đuôi nếu tấn công sẽ có 2 điểm thắt nút, tương tự như hình chữ V. Tuy nhiên người mai phục sẽ có thể bắn lẫn vào nhau do đạn lạc vì hai khúc cuối và đầu là song song với nhau.Đó là 7 kiểu mai phục mà quân Mỹ thường bị bộ đội Việt Nam áp dụng, mà tác giả đã đúc kết ra. Xong chúng ta hãy thử xem qua tài liệu huấn luyện chiến thuật của bộ đội Việt Nam để hiểu rõ hơn.Trận địa phục kích thường được chọn ở nơi bất ngờ nhất mà địch phải cơ động qua; nơi địa hình hiểm trở, nơi có địa thể thuận lợi cho ta bố trí đội hình chiến đấu, bí mất gần địch; dựa vào vườn cây, hang núi, gò đống và làng mạc…. hạn chế khả năng quan sát trên không, mặt đất của địch, có thể rút lui nhanh và đảm bảo an toàn.Qua đây, có thể thấy chuẩn tướng Philip B.Davison đã đúc kết những kinh nghiệm chiến đấu của mình để viết thành một cuốn sổ tay, để cho binh sĩ của mình học thuộc lòng như những con vẹt về cách mai phục của quân giải phóng.Tuy nhiên, bộ đội ta tác chiến thiên biến vạn hóa chứ không biến chiến thuật thành các loại, kiểu như Mỹ viết. Thực sự mà nói, trong chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã máy móc hóa chiến tranh, lấy sức mạnh của khoa học công nghệ mà xem nhẹ yếu tố con người. Nguồn ảnh: TL.
Cuốn sổ tay "What A Platoon Leader Should Know about the Enemy's Jungle Tactics", tạm dịch là “Những điều mà một trung đội trưởng cần phải biết về chiến thuật đi rừng của kẻ địch”, được hoàn thiện vào năm 1967 của tác giả Philip B.Davison, một chuẩn tướng từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Việt Nam, nhằm dạy cho binh lính Mỹ cách để phân biệt những kiểu phục kích đến từ bộ đội Việt Nam.
Ám ảnh đầu tiên mà cựu binh này nhắc tới là kiểu mai phục với mìn. Sử dụng mìn có kết nối với các sợi dây điện để kích hoạt nổ gây yếu tố bất ngờ khi đối phương đi vào điểm chết mai phục. Ngoài mìn còn có cả chông, khi kẻ thù bất ngờ dẫm phải chúng sẽ gây tác động rối loạn tâm lý. Cũng có các loại vật cản tự nhiên như bẫy dây, lưới, vv.. nhằm tiêu hao sinh lực địch.
Thứ hai là kiểu mai phục sử dụng những nhóm lính nhỏ, cơ động, được trang bị súng bắn tỉa có vai trò bắn lia và đánh tiêu hao quấy rối kẻ thù, thường diễn ra trong một điểm đã được bày sẵn trận địa mìn, chông gai, có vị trí song song với con đường mà kẻ địch hay qua lại.
Bắn lia là một dạng chiến thuật tác chiến nhằm ghìm quân địch thành một cụm. Sau đó sử dụng 2 nhóm độc lập, một nhóm sẽ có vai trò làm mồi nhử, nhóm còn lại là nhóm bắn lia, sử dụng súng bắn phát một, thường là súng bắn tỉa chuyên nghiệp có khả năng xuyên thấu và sát thương cao. Nhóm bắn lia này sẽ được sắp xếp để tấn công mạnh vào sườn mục tiêu, sao cho đường đạn gây nhiều thương vong nhất.
Tiếp theo là kiểu mai phục tấn công vào sườn của mục tiêu hoặc theo đường thẳng song song với con đường mà mục tiêu di chuyển. Kiểu mai phục này có điểm mạnh là tấn công bất ngờ vào đội hình kẻ địch và thuận lợi cho việc rút lui.
Thứ tư là kiểu mai phục đường hình chữ L. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiểu mai phục số 2 và số 3. Hiểu đơn giản, trên đường hành quân những người lính sẽ gặp phải đoạn đường gấp khúc như chữ L.
Toán mai phục sườn sẽ được bố trí song song với đoạn đường thẳng dài của khúc đường chữ L và điểm cuối sẽ là mai phục kiểu bắn lia. Quá hoàn hảo, vì nó đồng thời bảo vệ được một sườn của quân mai phục. Trong trường hợp hy hữu, kẻ địch sẽ bỏ chạy theo một hướng khác, thì lực lượng mai phục vẫn có thể tấn công.
Tiếp theo là kiểu mai phục chiến thuật. Đây là kiểu mai phục quy mô lớn, thường nhắm vào các đoàn xe vận tải. Quân mai phục thường chọn các vị trí tấn công từ trên cao và nhắm chủ yếu vào các đoạn đường thắt nút, uốn cong hoặc chỗ rẽ. Nơi hỗ trợ tầm xa cho súng máy mai phục tấn công và hỏa lực thẳng như B40.
Điểm mấu chốt chính là khu vực thắt núi cổ chai, khi đó toán lính sẽ bị chia cắt làm 2 phần và buộc phải chiến đấu độc lập. Quá trình mai phục sẽ chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 mở màn, sẽ dùng hỏa lực bất ngờ đánh trực tiếp vào quân địch và buộc chúng phải dừng lại.
Tiếp theo đó nhóm tấn công chính sẽ tham chiến, thực hiện bao vây chia cắt, cô lập và tiêu diệt quân thù trong cùng một thời khắc để đảm bảo tính đồng thời. Và rút lui an toàn cùng lúc sau khi dọn dẹp trận địa.
Kiểu mai phục hình chữ V, đây là kiểu kinh điển mà quân giải phóng hay sử dụng. Áp dụng cho đoạn đường hẹp, tầm nhìn bị che khuất và binh sĩ chỉ có vượt qua được đoạn đường gấp khúc mới thoát được trận địa mai phục chết chóc này.
Mai phục hình chữ V chính là việc đợi quân thù đi được nửa đường vào trận địa hình chữ V. Sau đó lính mai phục sẽ bất ngờ tất công từ cả đầu lẫn đuôi con đường. Dạng chữ V này rất khó để khắc chế cũng như thọc sườn phá thế trận.
Mai phục hình chữ Z, thường được sử dụng trong các con đường dài và ngoằn ngoèo, đường có hình dạng đúng như hình chữ Z, cụt đầu và cụt đuôi nếu tấn công sẽ có 2 điểm thắt nút, tương tự như hình chữ V. Tuy nhiên người mai phục sẽ có thể bắn lẫn vào nhau do đạn lạc vì hai khúc cuối và đầu là song song với nhau.
Đó là 7 kiểu mai phục mà quân Mỹ thường bị bộ đội Việt Nam áp dụng, mà tác giả đã đúc kết ra. Xong chúng ta hãy thử xem qua tài liệu huấn luyện chiến thuật của bộ đội Việt Nam để hiểu rõ hơn.
Trận địa phục kích thường được chọn ở nơi bất ngờ nhất mà địch phải cơ động qua; nơi địa hình hiểm trở, nơi có địa thể thuận lợi cho ta bố trí đội hình chiến đấu, bí mất gần địch; dựa vào vườn cây, hang núi, gò đống và làng mạc…. hạn chế khả năng quan sát trên không, mặt đất của địch, có thể rút lui nhanh và đảm bảo an toàn.
Qua đây, có thể thấy chuẩn tướng Philip B.Davison đã đúc kết những kinh nghiệm chiến đấu của mình để viết thành một cuốn sổ tay, để cho binh sĩ của mình học thuộc lòng như những con vẹt về cách mai phục của quân giải phóng.
Tuy nhiên, bộ đội ta tác chiến thiên biến vạn hóa chứ không biến chiến thuật thành các loại, kiểu như Mỹ viết. Thực sự mà nói, trong chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã máy móc hóa chiến tranh, lấy sức mạnh của khoa học công nghệ mà xem nhẹ yếu tố con người. Nguồn ảnh: TL.