Được thiết kế trong năm 1943, ra đời và sử dụng trong hai năm cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, xe tăng King Tiger hay "Vua Hổ" là một trong những nỗ lực đáng khâm phục cuối cùng trong cuộc đua công nghệ chiến tranh nhằm chiếm ưu thế trên chiến trường của Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.Được xếp hạng vào xe tăng hạng nặng, King Tiger thực sự có trọng lượng quá khổ, lên tới 68 tấn - vượt quá ngưỡng chịu đựng của hầu như mọi cây cầu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.Cũng có ý tưởng thiết kế như phiên bản Tiger trước đó, King Tuger là sự kết hợp giữa giáp dày của Tiger nhưng được tăng cường thêm độ nghiêng như của xe tăng Panther. Với trọng lượng gần 70 tấn của mình, đây là loại xe tăng nặng nhất từng được sản xuất hàng loạt và thực chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.Giáp trước của King Tiger có độ dày tổng cộng từ 100 mm tới 180 mm. Tuy nhiên đáng tiếc là vào thời điểm nó ra đời, các loại vũ khí chống tăng trên chiến trường đã phát triển đủ để ngay cả lực lượng bộ binh thông thường cũng đủ đồ nghề làm thịt được Vua Hổ. Nguồn ảnh: Warhistory.Nhược điểm lớn nhất của King Tiger đó là giống với Tiger, nó có giá thành sản xuất quá lớn. Kèm theo đó là hiệu năng của động cơ không cao khiến nó thường xuyên bị "bó máy", hư hỏng liên miên trên chiến trường và trong lúc hành quân. Nguồn ảnh: Warhistory.Theo ghi chép của các kíp chiến đấu xe tăng Đức, dù có hướng dẫn sửa chữa đầy đủ nhưng một khi xe tăng hạng nặng King Tiger hỏng trên chiến trường thì sẽ rất khó sửa. Ngay cả việc kéo King Tiger tới vị trí khác trong trường hợp nó bị chết máy cũng là cả một vấn đề vì khi này Đức chưa có loại xe cứu hộ xe tăng đủ khoẻ để lôi được King Tiger. Nguồn ảnh: Warhistory.Trên lý thuyết thì King Tiger hoàn toàn có thể "lật kèo" trên chiến trường, chiếm được ưu thế cho lực lượng thiết giáp Đức khi phải đối đầu với Liên Xô. Tuy nhiên thực tế lại khác, trong khi các loại xe tăng Liên Xô vượt trội về mặt số lượng thì các đơn vị King Tiger của Đức thường xuyên vào trận với 1/2 quân số, nửa còn lại luôn trong tình trạng hỏng hóc nặng. Nguồn ảnh: Warhistory.Nhiều nhà sử học coi King Tiger là sự lãng phí không đáng có vì nó tốn của Đức quá nhiều nhiên liệu, sắt thép để chế tạo. Cùng với mức giá của King Tiger, Đức có thể sản xuất ra 3 chiếc Panther với hiệu quả chiến đấu cao hơn nhiều. Nguồn ảnh: Warhistory.Chính sự ám ảnh về xe tăng hạng nặng đã khiến trùm phát xít Hitler ra lệnh cho Đức sản xuất King Tiger. Trong khi đó Panther vốn dĩ có hiệu quả chiến đấu tốt hơn nhiều và độ tin cậy cũng cao hơn nhưng lại chỉ là xe tăng hạng trung - không được ưu ái bằng những dự án xe tăng hạng nặng. Nguồn ảnh: Warhistory.Để dễ so sánh, cùng với mức giá 800.000 Mark Đức cho một chiếc King Tiger, người Liên Xô có thể sản xuất được tới 10 chiếc T-34 phiên bản xịn nhất hoặc 6 chiếc xe tăng hạng nặng IS-2. Trong khi đó với mức giá này, Mỹ có thể cho ra lò ít nhất 5 chiếc Sherman phiên bản hiện đại nhất kèm theo phí vận chuyển sang tận châu Âu. Nguồn ảnh: Warhistory.Xe tăng King Tiger được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 8,8cm, nòng pháo dài gấp 71 lần đường kính nòng. Tuỳ theo phiên bản tháp pháo khác nhau mà số lượng pháo dự trữ của King Tiger có thể lên tới tối đa 86 quả, ít nhất 80 quả. Nguồn ảnh: Warhistory.Xe được trang bị một động cơ V-12 với công suất không thể thảm hoạ hơn, chỉ 690 mã lực. Điều này đồng nghĩa với việc, King Tiger chỉ có công suất kéo chưa tới 10 mã lực cho mỗi tấn - khiến nó không thể lề mề hơn. Kèm theo đó là thùng nhiên liệu 860 lít xăng cũng chỉ giúp nó di chuyển được tối đa 170 km. Nguồn ảnh: Warhistory.Một xe tăng King Tiger của Đức bị Mỹ chiếm được và sơn lại biểu tượng Quân đội Mỹ lên thành xe. Nguồn ảnh: Warhistory.Tới nay còn khoảng chục chiếc King Tiger còn tồn tại và được trưng bày trong các viện bảo tàng. Tuy nhiên trong số này chỉ duy nhất một chiếc được trưng bày ở Saumur, Pháp là còn có thể chạy được. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Xe tăng Tiger duy nhất của Đức còn chạy được ở thế kỷ 21.
Được thiết kế trong năm 1943, ra đời và sử dụng trong hai năm cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, xe tăng King Tiger hay "Vua Hổ" là một trong những nỗ lực đáng khâm phục cuối cùng trong cuộc đua công nghệ chiến tranh nhằm chiếm ưu thế trên chiến trường của Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.
Được xếp hạng vào xe tăng hạng nặng, King Tiger thực sự có trọng lượng quá khổ, lên tới 68 tấn - vượt quá ngưỡng chịu đựng của hầu như mọi cây cầu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cũng có ý tưởng thiết kế như phiên bản Tiger trước đó, King Tuger là sự kết hợp giữa giáp dày của Tiger nhưng được tăng cường thêm độ nghiêng như của xe tăng Panther. Với trọng lượng gần 70 tấn của mình, đây là loại xe tăng nặng nhất từng được sản xuất hàng loạt và thực chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Giáp trước của King Tiger có độ dày tổng cộng từ 100 mm tới 180 mm. Tuy nhiên đáng tiếc là vào thời điểm nó ra đời, các loại vũ khí chống tăng trên chiến trường đã phát triển đủ để ngay cả lực lượng bộ binh thông thường cũng đủ đồ nghề làm thịt được Vua Hổ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nhược điểm lớn nhất của King Tiger đó là giống với Tiger, nó có giá thành sản xuất quá lớn. Kèm theo đó là hiệu năng của động cơ không cao khiến nó thường xuyên bị "bó máy", hư hỏng liên miên trên chiến trường và trong lúc hành quân. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo ghi chép của các kíp chiến đấu xe tăng Đức, dù có hướng dẫn sửa chữa đầy đủ nhưng một khi xe tăng hạng nặng King Tiger hỏng trên chiến trường thì sẽ rất khó sửa. Ngay cả việc kéo King Tiger tới vị trí khác trong trường hợp nó bị chết máy cũng là cả một vấn đề vì khi này Đức chưa có loại xe cứu hộ xe tăng đủ khoẻ để lôi được King Tiger. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trên lý thuyết thì King Tiger hoàn toàn có thể "lật kèo" trên chiến trường, chiếm được ưu thế cho lực lượng thiết giáp Đức khi phải đối đầu với Liên Xô. Tuy nhiên thực tế lại khác, trong khi các loại xe tăng Liên Xô vượt trội về mặt số lượng thì các đơn vị King Tiger của Đức thường xuyên vào trận với 1/2 quân số, nửa còn lại luôn trong tình trạng hỏng hóc nặng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nhiều nhà sử học coi King Tiger là sự lãng phí không đáng có vì nó tốn của Đức quá nhiều nhiên liệu, sắt thép để chế tạo. Cùng với mức giá của King Tiger, Đức có thể sản xuất ra 3 chiếc Panther với hiệu quả chiến đấu cao hơn nhiều. Nguồn ảnh: Warhistory.
Chính sự ám ảnh về xe tăng hạng nặng đã khiến trùm phát xít Hitler ra lệnh cho Đức sản xuất King Tiger. Trong khi đó Panther vốn dĩ có hiệu quả chiến đấu tốt hơn nhiều và độ tin cậy cũng cao hơn nhưng lại chỉ là xe tăng hạng trung - không được ưu ái bằng những dự án xe tăng hạng nặng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Để dễ so sánh, cùng với mức giá 800.000 Mark Đức cho một chiếc King Tiger, người Liên Xô có thể sản xuất được tới 10 chiếc T-34 phiên bản xịn nhất hoặc 6 chiếc xe tăng hạng nặng IS-2. Trong khi đó với mức giá này, Mỹ có thể cho ra lò ít nhất 5 chiếc Sherman phiên bản hiện đại nhất kèm theo phí vận chuyển sang tận châu Âu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Xe tăng King Tiger được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 8,8cm, nòng pháo dài gấp 71 lần đường kính nòng. Tuỳ theo phiên bản tháp pháo khác nhau mà số lượng pháo dự trữ của King Tiger có thể lên tới tối đa 86 quả, ít nhất 80 quả. Nguồn ảnh: Warhistory.
Xe được trang bị một động cơ V-12 với công suất không thể thảm hoạ hơn, chỉ 690 mã lực. Điều này đồng nghĩa với việc, King Tiger chỉ có công suất kéo chưa tới 10 mã lực cho mỗi tấn - khiến nó không thể lề mề hơn. Kèm theo đó là thùng nhiên liệu 860 lít xăng cũng chỉ giúp nó di chuyển được tối đa 170 km. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một xe tăng King Tiger của Đức bị Mỹ chiếm được và sơn lại biểu tượng Quân đội Mỹ lên thành xe. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới nay còn khoảng chục chiếc King Tiger còn tồn tại và được trưng bày trong các viện bảo tàng. Tuy nhiên trong số này chỉ duy nhất một chiếc được trưng bày ở Saumur, Pháp là còn có thể chạy được. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Tiger duy nhất của Đức còn chạy được ở thế kỷ 21.