Nhiếp ảnh gia Vitaly Kuzmin (Nga) gần đây đã đăng tải trên blog ảnh quân sự của mình bộ ảnh đặc biệt sự kiện Tiger Day X được tổ chức tại bảo tàng xe tăng Bovington ở Anh. Tại sự kiện này, bảo tàng giới thiệu nhiều mẫu xe tăng từ CTTG 1 tới tận ngày nay, và đặc biệt nhất là hầu hết đều có thể di chuyển. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminTrong số đó, cỗ xe tăng nhận được nhiều sự quan tâm nhất của du khách tới tham gia sự kiện Tiger Day X là “vua tăng hạng nặng” nước Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 – Tiger I. Đây là một trong 6 chiếc xe tăng Tiger I còn nguyên vẹn nhất sau hơn 75 năm kể từ ngày ra đời. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminChiếc Tiger này còn được biết tới với cái tên Tiger 131 – do số hiệu trên thân của nó là 131. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminXe tăng Tiger 131 từng thuộc Tiểu đoàn 504 Quân đội phát xít Đức bị Quân đội Hoàng gia Anh bắt sống ngày 21/4/1943 trên quả đồi Djebel Djaffa ở Tunisia. Khi đó, một viên đạn từ xe tăng Churchill thuộc Trung đoàn thiết giáp hoàng gia 48 đã bắn trúng tháp pháo của chiếc Tiger và nảy bật ra kẹt ở dưới khiến tháp pháo Tiger không thể "cựa quậy". Kíp lái trong "con hổ" buộc phải thoát ra ngoài, bỏ lại chiếc tăng nguyên vẹn. Nguồn ảnh: WikipediaSau đó, chiếc Tiger 131 được sửa chữa và trưng bay ở Tunisia trước khi gửi về Anh nghiên cứu. Sau CTTG 2, ngày 25/9/1951, Tiger 131 được chính thức chuyển giao cho Bảo tàng xe tăng Bovington. Lúc bấy giờ, chiếc tăng này không thể di chuyển. Nguồn ảnh: WikipediaTháng 6/1990, trong một nỗ lực phục chế và đưa chiếc xe tăng hoạt động trở lại phục vụ các sự kiện, Bảo tàng Bovington phối hợp cùng Bộ Quốc phòng Anh đã tiến hành đưa Tiger 131 khỏi nơi trưng bày và tiến hành phục hồi. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminĐể chiếc Tiger 131 có thể di chuyển, ngoài việc phục hồi các bộ phận truyền động, hệ thống lái, người ta quyết định sử dụng một động cơ Maybach HL230 còn tốt lấy từ chiếc Tiger II trong bảo tàng Bovington để trang bị cho Tiger 131. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminNgoài ra, nó còn được trang bị hệ thống chữa cháy hiện đại trong khoang động cơ. Sau các nỗ lực "nâng cấp, Tiger 131 trở lại Bovington tháng 12/2003 với điều kiện sẵn sàng hoạt động. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminHàng năm, Tiger 131 vẫn thường xuyên lăn bánh trên “thao trường” ở Bovington phục vụ các sự kiện. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminChiếc xe tăng từng gieo giắc nỗi kinh hoàng khắp từ Âu sang Phi giờ đây “chỉ là hiện vật chiến tranh có thể di chuyển” phục vụ du khách khắp nơi trên thế giới. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminNgoài Tiger I 131, Bảo tàng Bovington còn duy trì hoạt động của hàng loạt cỗ máy chiến tranh phát xít Đức thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ví dụ như trong ảnh là xe tăng hạng trung Panzer III Ausf. L. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminTheo tài liệu thiết kế Đức, Panzer III Ausf.L là phiên bản cải tiến từ Ausf. J trang bị pháo nòng dài 50mm, bổ sung thêm các tấm giáp 20mm quanh thân và mặt trước tháp pháo. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminHay như pháo chống tăng StuG III Ausf. D. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminStugG III D trang bị khẩu pháo 7,5cm StuK 37 L/24 nòng ngắn nhìn khá kỳ quặc. Dẫu vậy, thời bấy giờ, đó là một khẩu pháo đáng sợ với mọi xe tăng hạng trung - hạng nhẹ của quân đồng minh. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Mời độc giả xem video: Xe tăng Tiger 131 duy nhất còn lại trên thế giới. (nguồn Wonkabar007)
Nhiếp ảnh gia Vitaly Kuzmin (Nga) gần đây đã đăng tải trên blog ảnh quân sự của mình bộ ảnh đặc biệt sự kiện Tiger Day X được tổ chức tại bảo tàng xe tăng Bovington ở Anh. Tại sự kiện này, bảo tàng giới thiệu nhiều mẫu xe tăng từ CTTG 1 tới tận ngày nay, và đặc biệt nhất là hầu hết đều có thể di chuyển. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Trong số đó, cỗ xe tăng nhận được nhiều sự quan tâm nhất của du khách tới tham gia sự kiện Tiger Day X là “vua tăng hạng nặng” nước Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 – Tiger I. Đây là một trong 6 chiếc xe tăng Tiger I còn nguyên vẹn nhất sau hơn 75 năm kể từ ngày ra đời. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Chiếc Tiger này còn được biết tới với cái tên Tiger 131 – do số hiệu trên thân của nó là 131. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Xe tăng Tiger 131 từng thuộc Tiểu đoàn 504 Quân đội phát xít Đức bị Quân đội Hoàng gia Anh bắt sống ngày 21/4/1943 trên quả đồi Djebel Djaffa ở Tunisia. Khi đó, một viên đạn từ xe tăng Churchill thuộc Trung đoàn thiết giáp hoàng gia 48 đã bắn trúng tháp pháo của chiếc Tiger và nảy bật ra kẹt ở dưới khiến tháp pháo Tiger không thể "cựa quậy". Kíp lái trong "con hổ" buộc phải thoát ra ngoài, bỏ lại chiếc tăng nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau đó, chiếc Tiger 131 được sửa chữa và trưng bay ở Tunisia trước khi gửi về Anh nghiên cứu. Sau CTTG 2, ngày 25/9/1951, Tiger 131 được chính thức chuyển giao cho Bảo tàng xe tăng Bovington. Lúc bấy giờ, chiếc tăng này không thể di chuyển. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tháng 6/1990, trong một nỗ lực phục chế và đưa chiếc xe tăng hoạt động trở lại phục vụ các sự kiện, Bảo tàng Bovington phối hợp cùng Bộ Quốc phòng Anh đã tiến hành đưa Tiger 131 khỏi nơi trưng bày và tiến hành phục hồi. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Để chiếc Tiger 131 có thể di chuyển, ngoài việc phục hồi các bộ phận truyền động, hệ thống lái, người ta quyết định sử dụng một động cơ Maybach HL230 còn tốt lấy từ chiếc Tiger II trong bảo tàng Bovington để trang bị cho Tiger 131. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống chữa cháy hiện đại trong khoang động cơ. Sau các nỗ lực "nâng cấp, Tiger 131 trở lại Bovington tháng 12/2003 với điều kiện sẵn sàng hoạt động. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Hàng năm, Tiger 131 vẫn thường xuyên lăn bánh trên “thao trường” ở Bovington phục vụ các sự kiện. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Chiếc xe tăng từng gieo giắc nỗi kinh hoàng khắp từ Âu sang Phi giờ đây “chỉ là hiện vật chiến tranh có thể di chuyển” phục vụ du khách khắp nơi trên thế giới. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Ngoài Tiger I 131, Bảo tàng Bovington còn duy trì hoạt động của hàng loạt cỗ máy chiến tranh phát xít Đức thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ví dụ như trong ảnh là xe tăng hạng trung Panzer III Ausf. L. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Theo tài liệu thiết kế Đức, Panzer III Ausf.L là phiên bản cải tiến từ Ausf. J trang bị pháo nòng dài 50mm, bổ sung thêm các tấm giáp 20mm quanh thân và mặt trước tháp pháo. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Hay như pháo chống tăng StuG III Ausf. D. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
StugG III D trang bị khẩu pháo 7,5cm StuK 37 L/24 nòng ngắn nhìn khá kỳ quặc. Dẫu vậy, thời bấy giờ, đó là một khẩu pháo đáng sợ với mọi xe tăng hạng trung - hạng nhẹ của quân đồng minh. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Mời độc giả xem video: Xe tăng Tiger 131 duy nhất còn lại trên thế giới. (nguồn Wonkabar007)