Đầu tiên không thể không nhắc tới Messerschmitt Bf109 hay còn được gọi tắt là Bf109. Đây là loại chiến đấu cơ được cải tiến từ máy bay dân dụng loại Bf108 và trở thành chiến đấu cơ Đức được sản xuất nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.Được sử dụng từ trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra khi xuất hiện trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, Bf 109 đã nhanh chóng trở thành chiến đấu cơ xương sống của Không quân phát xít Đức với khả năng tác chiến vượt trội của mình. Nguồn ảnh: Warhistory.Trong các chiến dịch được quân Đức tổ chức sau này trên đất Ba Lan hay ở Liên Xô, tiêm kích Messerschmitt Bf109 luôn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ và áp đảo không quân đối phương trên không. Tuy nhiên tới trận không chiến nước Anh, chiếc tiêm kích huyền thoại này lại không thể đạt được thành công như kỳ vọng. Nguồn ảnh: Warhistory.Ra đời cùng thời điểm với Bf109 đó là Bf110. Tuy tên tuổi có phần giống nhau nhưng đây lại là 2 dòng chiến đấu cơ khác biệt hoàn toàn. Bf110 có thể xếp vào loại máy bay tiêm kích hạng nặng, cường kích hay tiêm kích - bom tuỳ từng phiên bản. Nguồn ảnh: Warhistory.Đây cũng là chiếc chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới có khả năng mang theo radar. Điều này cũng biến nó thành chiến đấu cơ tấn công đêm đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Ngay trong trận đầu ra mắt khi Đức xâm lược Ba Lan, một tốp Bf110 đã hạ 9 trên tổng số 22 chiến đấu cơ Anh loại Wellington. Nguồn ảnh: Warhistory.Với sự thành công vang dội ngay trận đầu ra quân, từ năm 1940 phía Đức đã sản xuất Bf110 hết công suất với tốc độ 100 chiếc mỗi tháng - nghĩa là khoảng 3 chiếc ra lò một ngày. Không quân Đức cũng ghi nhận một phi công Ace của nước này đã hạ 121 máy bay đối phương khi sử dụng Bf110. Nguồn ảnh: Warhistory.Nối tiếp sự thành công của Bf110 là việc hãng Messerschmitt cho ra đời Me210. Tuy nhiên sau khi sản xuất được 200 chiếc, Đức đã quyết định dừng dây chuyền Me210 vì cho rằng loại phi cơ này thiếu ổn định. Trong khi các dây chuyền lắp ráp Me210 được tạm sử dụng để lắp ráp Bf110 thì các kỹ sư Đức đã hoàn thiện lại thiết kế của Me210 và cho ra đời Me410. Nguồn ảnh: Warhistory.Giống như Bf110, Me410 có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ trong đó bao gồm tiêm kích hạng nặng hoặc ném bom hạng nhẹ. Tháng 1/1943, phi vụ đầu tiên của Me410 đã được thực hiện bằng cách ném bom đêm vào sâu lãnh thổ nước Anh. Tới năm 1944, Me410 được cải tiến thành máy bay đánh đêm giống Bf110 để tham gia ngăn chặn máy bay ném bom của không quân Đồng minh. Nguồn ảnh: Warhistory.Một thiết kế vượt thời đại của Messerschmitt đó chính là Me163 - một loại máy bay đánh chặn trang bị động cơ tên lửa được sản xuất năm 1944. Xin nhấn mạnh lại, động cơ mà Me163 sử dụng là động cơ tên lửa, khác hoàn toàn với động cơ phản lực. Nguồn ảnh: Warhistory.Động cơ mà Me163 sử dụng là loại động cơ HWK 109-509A-2 với nhiên liệu lỏng. Việc sử dụng động cơ tên lửa cho phép Me163 bay được với tốc độ tối đa gần 1000 km/h. Tuy nhiên bù lại, nó chỉ có thời gian hoạt động tối đa khoảng 8 phút và không đạt được nhiều thành công như mong đợi. Nguồn ảnh: Warhistory.Cuối cùng, kiệt tác tuyệt vời nhất của Messerschmitt trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai đó là chiến đấu cơ phản lực đầu tiên trên thế giới, chiếc Me 262 Schwalbe - có nghĩa là "Chim Nhạn" trong tiếng Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên phải tới năm 1944 chiếc chiến đấu cơ "không-cánh-quạt" này mới được gia nhập vào Không quân Đức - quá muộn để nó có thể tạo ra được bất cứ lợi thế nào khi vào thời điểm này, Không quân Đức gần như đã bị xoá sổ và hồi kết của Đế chế thứ ba cũng đang đến gần. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Bf-110 - chiến đấu cơ đánh đêm đầu tiên của thế giới.
Đầu tiên không thể không nhắc tới Messerschmitt Bf109 hay còn được gọi tắt là Bf109. Đây là loại chiến đấu cơ được cải tiến từ máy bay dân dụng loại Bf108 và trở thành chiến đấu cơ Đức được sản xuất nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Được sử dụng từ trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra khi xuất hiện trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, Bf 109 đã nhanh chóng trở thành chiến đấu cơ xương sống của Không quân phát xít Đức với khả năng tác chiến vượt trội của mình. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong các chiến dịch được quân Đức tổ chức sau này trên đất Ba Lan hay ở Liên Xô, tiêm kích Messerschmitt Bf109 luôn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ và áp đảo không quân đối phương trên không. Tuy nhiên tới trận không chiến nước Anh, chiếc tiêm kích huyền thoại này lại không thể đạt được thành công như kỳ vọng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ra đời cùng thời điểm với Bf109 đó là Bf110. Tuy tên tuổi có phần giống nhau nhưng đây lại là 2 dòng chiến đấu cơ khác biệt hoàn toàn. Bf110 có thể xếp vào loại máy bay tiêm kích hạng nặng, cường kích hay tiêm kích - bom tuỳ từng phiên bản. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đây cũng là chiếc chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới có khả năng mang theo radar. Điều này cũng biến nó thành chiến đấu cơ tấn công đêm đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Ngay trong trận đầu ra mắt khi Đức xâm lược Ba Lan, một tốp Bf110 đã hạ 9 trên tổng số 22 chiến đấu cơ Anh loại Wellington. Nguồn ảnh: Warhistory.
Với sự thành công vang dội ngay trận đầu ra quân, từ năm 1940 phía Đức đã sản xuất Bf110 hết công suất với tốc độ 100 chiếc mỗi tháng - nghĩa là khoảng 3 chiếc ra lò một ngày. Không quân Đức cũng ghi nhận một phi công Ace của nước này đã hạ 121 máy bay đối phương khi sử dụng Bf110. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nối tiếp sự thành công của Bf110 là việc hãng Messerschmitt cho ra đời Me210. Tuy nhiên sau khi sản xuất được 200 chiếc, Đức đã quyết định dừng dây chuyền Me210 vì cho rằng loại phi cơ này thiếu ổn định. Trong khi các dây chuyền lắp ráp Me210 được tạm sử dụng để lắp ráp Bf110 thì các kỹ sư Đức đã hoàn thiện lại thiết kế của Me210 và cho ra đời Me410. Nguồn ảnh: Warhistory.
Giống như Bf110, Me410 có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ trong đó bao gồm tiêm kích hạng nặng hoặc ném bom hạng nhẹ. Tháng 1/1943, phi vụ đầu tiên của Me410 đã được thực hiện bằng cách ném bom đêm vào sâu lãnh thổ nước Anh. Tới năm 1944, Me410 được cải tiến thành máy bay đánh đêm giống Bf110 để tham gia ngăn chặn máy bay ném bom của không quân Đồng minh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một thiết kế vượt thời đại của Messerschmitt đó chính là Me163 - một loại máy bay đánh chặn trang bị động cơ tên lửa được sản xuất năm 1944. Xin nhấn mạnh lại, động cơ mà Me163 sử dụng là động cơ tên lửa, khác hoàn toàn với động cơ phản lực. Nguồn ảnh: Warhistory.
Động cơ mà Me163 sử dụng là loại động cơ HWK 109-509A-2 với nhiên liệu lỏng. Việc sử dụng động cơ tên lửa cho phép Me163 bay được với tốc độ tối đa gần 1000 km/h. Tuy nhiên bù lại, nó chỉ có thời gian hoạt động tối đa khoảng 8 phút và không đạt được nhiều thành công như mong đợi. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuối cùng, kiệt tác tuyệt vời nhất của Messerschmitt trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai đó là chiến đấu cơ phản lực đầu tiên trên thế giới, chiếc Me 262 Schwalbe - có nghĩa là "Chim Nhạn" trong tiếng Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên phải tới năm 1944 chiếc chiến đấu cơ "không-cánh-quạt" này mới được gia nhập vào Không quân Đức - quá muộn để nó có thể tạo ra được bất cứ lợi thế nào khi vào thời điểm này, Không quân Đức gần như đã bị xoá sổ và hồi kết của Đế chế thứ ba cũng đang đến gần. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Bf-110 - chiến đấu cơ đánh đêm đầu tiên của thế giới.