Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Messerschmitt Me 323 được mệnh danh là dòng máy bay vận tải lớn nhất thế giới niềm tự hào của không quân Đức. Với tầm bay lên tới 1100 km, đây là chiếc máy bay có thể đưa quân Đức tới mọi nơi ở châu Âu, thậm chí là bay từ Berlin vào tận sâu bên trong lãnh thổ Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.Vận tải cơ Messerschmitt Me 323 được Đức quốc xã nghiên cứu để làm phương tiện vận tải cho chiến dịch Sea Lion-một chiến dịch nhằm xâm chiếm nước Anh trên bộ mà thực sự Đức chưa bao giờ thực hiện được. Nguồn ảnh: Wiki.Với yêu cầu chở được cả xe tăng, thiết giáp để đổ bộ, tiến hành một chiến dịch xâm chiến nước Anh trên đất liền, những chiếc vận tải cơ khổng lồ Me 323 đã được Đức thiết kế ra để phục vụ cho việc vận tải xe tăng. Nguồn ảnh: Wiki.Do chiến dịch Sea Lion chưa bao giờ được thực hiện nên Me 323 được dần chuyển sang các nhiệm vụ vận tải đường dài, gửi hàng tiếp tế ra tận mặt trận xa nhất của Đức trong thời kỳ nước này tấn công vào Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.Được phát triển từ năm 1940 nhưng phải tới đầu năm 1942 chiếc vận tải cơ khổng lồ này mới thực hiện được chuyến bay thử đầu tiên và phải tới năm 1943 nó mới được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Wiki.Có khả năng mang được tới tối đa 12 tấn hàng hóa, Me 323 là chiếc vận tải cơ lớn nhất thế giới thời bấy giờ với thiết kế độc nhất vô nhị, một số vận tải cơ ngày nay cũng được thiết kế dựa trên hình mẫu của Me 323. Nguồn ảnh: WW2Do phải chịu tải quá lớn, khung của Me 323 buộc phải làm nguyên khối chắc chắn từ đầu tới đuôi, điều này khiến cho những bộ phận khung ở phía đuôi (vốn càng về sau đuôi máy bay càng chụm hẹp lại) cản trở việc lắp một cửa mở cỡ lớn. Để khắc phục hạn chế này, các kỹ sư Đức đã rất thông minh khi thiết kế cửa mở ở phần đầu máy bay. Nguồn ảnh: WW2Thiết kế cửa mở này nằm ngay bên dưới khoang lái, cho phép việc chất-dỡ hàng hóa diễn ra đơn giản hơn do cửa mở được rất lớn. Đây cũng là thiết kế được Liên Xô sử dụng trong việc chế tạo các siêu vận tải cơ sau này. Ảnh: Khoang lái trên chiếc Me 323. Nguồn ảnh: WW2Me 323 có thành viên phi hành đoàn bao gồm 5 người, có khả năng chở tối đa 12 tấn hàng hóa hoặc 130 lính với đầy đủ vũ khí chiến đấu. Chiếc máy bay này có chiều dài 28,2 mét, sải cánh 55,2 mét và có chiều cao lên tới 10 mét. Nguồn ảnh: WW2Tự trọng của chiếc vận tải cơ này lên tới 27,3 tấn và nó được trang bị tới 6 động cơ Gnome-Rhone 14N. Khối lượng cất cánh tối đa của Me 323 lên tới 43 tấn và chiếc máy bay này có kết cấu càng đáp cực kỳ phức tạp nhằm chịu được trọng lượng kinh hoàng trên. Nguồn ảnh: WW2Mặc dù vậy, hệ thống càng đáp của Me 323 thường xuyên có vấn đề và không chịu được tải trọng chuẩn theo thiết kế ban đầu đề ra. Nguồn ảnh: WW2Tới năm 1944, do gặp phải quá nhiều sự cố kỹ thuật và không đáp ứng được yêu cầu thiết kế ban đầu, vận tải cơ Me 323 đã chính thức kết thúc thời gian phục vụ trong Không quân Đức. Tổng cộng trong thời gian 1 năm từ 1943 tới 1944, đã có 213 chiếc Me 323 được sản xuất. Nguồn ảnh: WW2
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Messerschmitt Me 323 được mệnh danh là dòng máy bay vận tải lớn nhất thế giới niềm tự hào của không quân Đức. Với tầm bay lên tới 1100 km, đây là chiếc máy bay có thể đưa quân Đức tới mọi nơi ở châu Âu, thậm chí là bay từ Berlin vào tận sâu bên trong lãnh thổ Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.
Vận tải cơ Messerschmitt Me 323 được Đức quốc xã nghiên cứu để làm phương tiện vận tải cho chiến dịch Sea Lion-một chiến dịch nhằm xâm chiếm nước Anh trên bộ mà thực sự Đức chưa bao giờ thực hiện được. Nguồn ảnh: Wiki.
Với yêu cầu chở được cả xe tăng, thiết giáp để đổ bộ, tiến hành một chiến dịch xâm chiến nước Anh trên đất liền, những chiếc vận tải cơ khổng lồ Me 323 đã được Đức thiết kế ra để phục vụ cho việc vận tải xe tăng. Nguồn ảnh: Wiki.
Do chiến dịch Sea Lion chưa bao giờ được thực hiện nên Me 323 được dần chuyển sang các nhiệm vụ vận tải đường dài, gửi hàng tiếp tế ra tận mặt trận xa nhất của Đức trong thời kỳ nước này tấn công vào Liên Xô. Nguồn ảnh: Wiki.
Được phát triển từ năm 1940 nhưng phải tới đầu năm 1942 chiếc vận tải cơ khổng lồ này mới thực hiện được chuyến bay thử đầu tiên và phải tới năm 1943 nó mới được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Wiki.
Có khả năng mang được tới tối đa 12 tấn hàng hóa, Me 323 là chiếc vận tải cơ lớn nhất thế giới thời bấy giờ với thiết kế độc nhất vô nhị, một số vận tải cơ ngày nay cũng được thiết kế dựa trên hình mẫu của Me 323. Nguồn ảnh: WW2
Do phải chịu tải quá lớn, khung của Me 323 buộc phải làm nguyên khối chắc chắn từ đầu tới đuôi, điều này khiến cho những bộ phận khung ở phía đuôi (vốn càng về sau đuôi máy bay càng chụm hẹp lại) cản trở việc lắp một cửa mở cỡ lớn. Để khắc phục hạn chế này, các kỹ sư Đức đã rất thông minh khi thiết kế cửa mở ở phần đầu máy bay. Nguồn ảnh: WW2
Thiết kế cửa mở này nằm ngay bên dưới khoang lái, cho phép việc chất-dỡ hàng hóa diễn ra đơn giản hơn do cửa mở được rất lớn. Đây cũng là thiết kế được Liên Xô sử dụng trong việc chế tạo các siêu vận tải cơ sau này. Ảnh: Khoang lái trên chiếc Me 323. Nguồn ảnh: WW2
Me 323 có thành viên phi hành đoàn bao gồm 5 người, có khả năng chở tối đa 12 tấn hàng hóa hoặc 130 lính với đầy đủ vũ khí chiến đấu. Chiếc máy bay này có chiều dài 28,2 mét, sải cánh 55,2 mét và có chiều cao lên tới 10 mét. Nguồn ảnh: WW2
Tự trọng của chiếc vận tải cơ này lên tới 27,3 tấn và nó được trang bị tới 6 động cơ Gnome-Rhone 14N. Khối lượng cất cánh tối đa của Me 323 lên tới 43 tấn và chiếc máy bay này có kết cấu càng đáp cực kỳ phức tạp nhằm chịu được trọng lượng kinh hoàng trên. Nguồn ảnh: WW2
Mặc dù vậy, hệ thống càng đáp của Me 323 thường xuyên có vấn đề và không chịu được tải trọng chuẩn theo thiết kế ban đầu đề ra. Nguồn ảnh: WW2
Tới năm 1944, do gặp phải quá nhiều sự cố kỹ thuật và không đáp ứng được yêu cầu thiết kế ban đầu, vận tải cơ Me 323 đã chính thức kết thúc thời gian phục vụ trong Không quân Đức. Tổng cộng trong thời gian 1 năm từ 1943 tới 1944, đã có 213 chiếc Me 323 được sản xuất. Nguồn ảnh: WW2