Tổng cộng, trong bảy tháng diễn ra chiến trận, 60.000 lính Thuỷ quân Lục chiến và các lực lượng khác của Mỹ đã tiêu diệt được 20.000 lính trên tổng số 31.000 lính Nhật đồn trú trên các đảo trải rộng khắp Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.Đây cũng là một trong những chiến dịch hiếm hoi mà gần như mọi lực lượng, mọi binh chủng của Mỹ đều góp quân tham chiến. Lúc này, Không quân Mỹ vẫn chưa được thành lập, tuy nhiên Lục quân, Tuần duyên, Hải quân và Thuỷ quân Lục chiến đều có mặt trong trận chiến này. Nguồn ảnh: BI.Huân chương Danh dự duy nhất được Quân đội Mỹ trao tặng cho lực lượng Tuần duyên của nước này cũng là sau trận Guadalcanal. Cho tới tận ngày nay, Tuần duyên Mỹ chưa từng tham chiến ở bất cứ đấu với quy mô tương tự mà rút về sân nhà, chủ yếu chống buôn lậu và chặn người nhập cư. Nguồn ảnh: BI.Trận chiến ở Guadalcanal này cũng là một trong những trận chiến mang tính biểu tượng nhất của Mỹ, giúp lấy lại tinh thần cho người dân Mỹ và khẳng định với thế giới rằng quân đội Mỹ hoàn toàn biết cách chiến đấu chứ không phải là một đội quân công tử nhà giàu. Nguồn ảnh: BI.Chiến dịch Guadalcanal cũng là một chiến dịch mang tính "kiểu mẫu". Do quy mô quá lớn của chiến dịch, mọi quân binh chủng cần phải hỗ trợ nhau hết mức có thể và giúp các học thuyết về "hiệp đồng tác chiến" của quân đội Mỹ được hoàn thiện. Nguồn ảnh: BI.Theo đó, Không quân và Hải pháo sẽ có nhiệm vụ yểm trợ bộ binh, Hải quân sẽ có nhiệm vụ bảo vệ tuyến hậu cần, cung cấp sức mạnh hoả lực yểm trợ đất liền khi cần. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là trên bộ, khi mà lực lượng thuỷ quân lục chiến và bộ binh cần phải chiếm và giữ được đất. Nguồn ảnh: BI.Hai trên tổng số 10 tàu sân bay của Mỹ đã bị Nhật đánh chìm trong chiến dịch Guadalcanal này. Cụ thể, chiếc USS Wasp đã bị đánh chìm vào ngày 15/9/1942. Chiếc thứ hai là USS Hornet bị đánh chìm sau một cuộc tấn công "hội đồng" của Nhật và nó bị dính 2 ngư lôi cùng ba quả bom. Nguồn ảnh: BI.Khác với nhiều người lầm tưởng về những bộ phim mô tả lại trận Guadalcanal, cuộc đổ bộ đầu tiên của Mỹ lên hòn đảo này diễn ra khá thành công và chính thời tiết đã ủng hộ quân Mỹ khi mưa bão, cùng tầm nhìn hạn chế khiến các máy bay trinh sát của Nhật không thể phát hiện ra quân Mỹ cho tới khi phía Mỹ khai hoả trước. Nguồn ảnh: BI.Trận chiến ở Guadalcanal cũng được coi là điểm mấu chốt trên mặt trận Thái Bình Dương, nó là trận chiến giúp Mỹ "lật ngược tình thế", chuyển từ thế bị động sang chủ động trên Mặt trận Thái Bình Dương giống như trận vòng cung Kurk ở Mặt trận phía Đông giữa Liên Xô và Đức. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên do là một chiến dịch dai dẳng và quá đẫm máu, Guadalcana thường ít được biết tới hơn so với chiến dịch Midway hay Iwo Jima - các chiến dịch mà quân đội Mỹ đã thắng áp đảo hoàn toàn so với đối phương. Nguồn ảnh: BI.Tổng cộng trong toàn bộ chiến dịch này, có khoảng 10.000 lính Mỹ bị thiệt mạng và mất tích, 1000 lính Mỹ bị bắt làm tù binh, 38 tàu chiến các loại của Mỹ bị đánh chìm và kèm theo đó là khoảng 900 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.Phía Nhật cũng chịu thiệt hại tương đương với khoảng 7100 chết, 7800 bị thương, 4 bị bắt, 29 tàu chiến lớn nhỏ các loại bị đánh đắm và 615 máy bay bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Thước phim hiếm hoi ghi lại cảnh tàu sân bay USS Wasp của Mỹ bị phía Nhật "úp sọt" đánh đắm.
Tổng cộng, trong bảy tháng diễn ra chiến trận, 60.000 lính Thuỷ quân Lục chiến và các lực lượng khác của Mỹ đã tiêu diệt được 20.000 lính trên tổng số 31.000 lính Nhật đồn trú trên các đảo trải rộng khắp Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.
Đây cũng là một trong những chiến dịch hiếm hoi mà gần như mọi lực lượng, mọi binh chủng của Mỹ đều góp quân tham chiến. Lúc này, Không quân Mỹ vẫn chưa được thành lập, tuy nhiên Lục quân, Tuần duyên, Hải quân và Thuỷ quân Lục chiến đều có mặt trong trận chiến này. Nguồn ảnh: BI.
Huân chương Danh dự duy nhất được Quân đội Mỹ trao tặng cho lực lượng Tuần duyên của nước này cũng là sau trận Guadalcanal. Cho tới tận ngày nay, Tuần duyên Mỹ chưa từng tham chiến ở bất cứ đấu với quy mô tương tự mà rút về sân nhà, chủ yếu chống buôn lậu và chặn người nhập cư. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến ở Guadalcanal này cũng là một trong những trận chiến mang tính biểu tượng nhất của Mỹ, giúp lấy lại tinh thần cho người dân Mỹ và khẳng định với thế giới rằng quân đội Mỹ hoàn toàn biết cách chiến đấu chứ không phải là một đội quân công tử nhà giàu. Nguồn ảnh: BI.
Chiến dịch Guadalcanal cũng là một chiến dịch mang tính "kiểu mẫu". Do quy mô quá lớn của chiến dịch, mọi quân binh chủng cần phải hỗ trợ nhau hết mức có thể và giúp các học thuyết về "hiệp đồng tác chiến" của quân đội Mỹ được hoàn thiện. Nguồn ảnh: BI.
Theo đó, Không quân và Hải pháo sẽ có nhiệm vụ yểm trợ bộ binh, Hải quân sẽ có nhiệm vụ bảo vệ tuyến hậu cần, cung cấp sức mạnh hoả lực yểm trợ đất liền khi cần. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là trên bộ, khi mà lực lượng thuỷ quân lục chiến và bộ binh cần phải chiếm và giữ được đất. Nguồn ảnh: BI.
Hai trên tổng số 10 tàu sân bay của Mỹ đã bị Nhật đánh chìm trong chiến dịch Guadalcanal này. Cụ thể, chiếc USS Wasp đã bị đánh chìm vào ngày 15/9/1942. Chiếc thứ hai là USS Hornet bị đánh chìm sau một cuộc tấn công "hội đồng" của Nhật và nó bị dính 2 ngư lôi cùng ba quả bom. Nguồn ảnh: BI.
Khác với nhiều người lầm tưởng về những bộ phim mô tả lại trận Guadalcanal, cuộc đổ bộ đầu tiên của Mỹ lên hòn đảo này diễn ra khá thành công và chính thời tiết đã ủng hộ quân Mỹ khi mưa bão, cùng tầm nhìn hạn chế khiến các máy bay trinh sát của Nhật không thể phát hiện ra quân Mỹ cho tới khi phía Mỹ khai hoả trước. Nguồn ảnh: BI.
Trận chiến ở Guadalcanal cũng được coi là điểm mấu chốt trên mặt trận Thái Bình Dương, nó là trận chiến giúp Mỹ "lật ngược tình thế", chuyển từ thế bị động sang chủ động trên Mặt trận Thái Bình Dương giống như trận vòng cung Kurk ở Mặt trận phía Đông giữa Liên Xô và Đức. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên do là một chiến dịch dai dẳng và quá đẫm máu, Guadalcana thường ít được biết tới hơn so với chiến dịch Midway hay Iwo Jima - các chiến dịch mà quân đội Mỹ đã thắng áp đảo hoàn toàn so với đối phương. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng trong toàn bộ chiến dịch này, có khoảng 10.000 lính Mỹ bị thiệt mạng và mất tích, 1000 lính Mỹ bị bắt làm tù binh, 38 tàu chiến các loại của Mỹ bị đánh chìm và kèm theo đó là khoảng 900 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.
Phía Nhật cũng chịu thiệt hại tương đương với khoảng 7100 chết, 7800 bị thương, 4 bị bắt, 29 tàu chiến lớn nhỏ các loại bị đánh đắm và 615 máy bay bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Thước phim hiếm hoi ghi lại cảnh tàu sân bay USS Wasp của Mỹ bị phía Nhật "úp sọt" đánh đắm.