Là chiếc tàu chiến thứ 7 trong lịch sử Hải quân Mỹ mang tên Hornet, tàu sân bay USS Hornet (CV-8) là một trong số 12 hàng không mẫu hạm xấu số của Mỹ vĩnh viễn nằm lại dưới đáy Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Flickr.Bắt đầu hoạt động trong Hải quân Mỹ từ năm 1941, USS Hornet có nhiệm vụ chiến đấu trên mặt trận Thái Bình Dương trong biên chế của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.Được đóng theo lớp tàu sân bay Yorktown, USS Hornet có lượng giãn nước tối đa khoảng 30.000 tấn, chiều dài của tàu ở nơi tối đa vào khoảng 235 mét, lườn rộng 34,5 mét và mớn nước tối đa 8,5 mét. Nguồn ảnh: Flickr.Tàu sân bay USS Hornet có khả năng mang theo tối đa 90 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Flickr.Số phận của USS Hornet chính thức "an bài" khi nó được điều đồng tham gia vào cuộc chiến ở quần đảo Santa Cruz vào ngày 26/10/1942. Đây là trận hải chiến lớn thứ tư giữa Mỹ và Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai và nằm trong "khuôn khổ" của chiến dịch Guadalcanal. Nguồn ảnh: Flickr.Trận chiến chính thức bắt đầu từ ngày 26/10/1942 sau khi cuộc đổ bộ của Nhật lên đảo Guadalcanal thất bại. Hải quân và Không quân Mỹ và Nhật đã bắt đầu trạm chán ở phía bắc đảo Santa Cruz và tung những đòn chí tử vào nhau. Nguồn ảnh: Flickr.Tham gia trận chiến này, phía Nhật áp đảo hơn hẳn với số lượng tàu sân bay đông gấp đôi với 4 chiếc trong khi đó Mỹ chỉ có 2 chiếc. Số lượng thiết giáp hạm, tuần dương hạm và khu trục hạm của Nhật cũng vượt trội hơn nhiều so với của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.Kết cục có lẽ đã quá rõ ràng khi mà vào thời điểm này, trình độ và khí tài của Mỹ và Nhật có thể nói là ngang nhau, như vậy thì ai đông hơn, lợi thế sẽ lớn hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Flickr.Tổng cộng phía Mỹ có 136 máy bay tham chiến trong khi đó số lượng máy bay của Nhật là 199 chiếc. Trong trận chiến này, các tàu sân bay của Mỹ đã phải hứng chịu đủ mọi thể loại tấn công từ phía Nhật. Nguồn ảnh: Flickr.Từ phi pháo tới hải pháo cho tới cả ngư lôi, tất cả đều được phía Nhật nhắm vào hai tàu sân bay xấu số này, kết quả là chiếc USS Hornet đã bị thiệt hại nặng hơn và bị chìm cùng với một khu trục hạm và 81 máy bay bị bắn hạ. Nguồn ảnh: Flickr.Ngoài ra, tàu sân bay còn lại của Mỹ cũng hư hại nặng, 2 khu trục hạm khác dù không chìm nhưng mất hoàn toàn sức chiến đấu và có 266 lính tử trận. Nguồn ảnh: Flickr.Trong ảnh, tàu sân bay USS Hornet của Hải quân Mỹ bị các máy bay Nhật Bản tấn công ở cự ly rất gần, các khu trục hạm và tuần dương hạm khác của Mỹ bị quân Nhật đánh bật khỏi đội hình, khiến lực lượng Mỹ bị yếu và không còn áp đảo về hỏa lực phóng không. Nguồn ảnh: Flickr.Máy bay Nhật bổ nhào, kết thúc số phận của tàu sân bay USS Hornet. Nguồn ảnh: Flickr.Màn tra tấn mà Không quân Hải quân Nhật ưu ái dành cho chiếc tàu sân bay USS Hornet kéo dài tới 2 tiếng rưỡi. Kể từ lúc 13:00 ngày 26/10/1942. Nguồn ảnh: Flickr.Tới tối ngày hôm đó, dù USS Hornet chưa chìm nhưng phía Mỹ cũng quyết định sẽ... tự đánh chìm con tàu này do không thể sửa chữa được nữa và quyết không để một tàu sân bay kiêu hãnh của Mỹ bị... đánh chìm bởi Không quân Hải quân Nhật. Số phận của USS Hornet kết thúc vào lúc 01:35 ngày 27/10/1942. Nguồn ảnh: Flickr.Mời độc giả xem Video: Những khoảnh khắc cuối cùng trước khi USS Hornet bị Hải quân Mỹ "tự giác" đánh chìm. Nguồn: Youtube.
Là chiếc tàu chiến thứ 7 trong lịch sử Hải quân Mỹ mang tên Hornet, tàu sân bay USS Hornet (CV-8) là một trong số 12 hàng không mẫu hạm xấu số của Mỹ vĩnh viễn nằm lại dưới đáy Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Flickr.
Bắt đầu hoạt động trong Hải quân Mỹ từ năm 1941, USS Hornet có nhiệm vụ chiến đấu trên mặt trận Thái Bình Dương trong biên chế của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Được đóng theo lớp tàu sân bay Yorktown, USS Hornet có lượng giãn nước tối đa khoảng 30.000 tấn, chiều dài của tàu ở nơi tối đa vào khoảng 235 mét, lườn rộng 34,5 mét và mớn nước tối đa 8,5 mét. Nguồn ảnh: Flickr.
Tàu sân bay USS Hornet có khả năng mang theo tối đa 90 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận của USS Hornet chính thức "an bài" khi nó được điều đồng tham gia vào cuộc chiến ở quần đảo Santa Cruz vào ngày 26/10/1942. Đây là trận hải chiến lớn thứ tư giữa Mỹ và Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai và nằm trong "khuôn khổ" của chiến dịch Guadalcanal. Nguồn ảnh: Flickr.
Trận chiến chính thức bắt đầu từ ngày 26/10/1942 sau khi cuộc đổ bộ của Nhật lên đảo Guadalcanal thất bại. Hải quân và Không quân Mỹ và Nhật đã bắt đầu trạm chán ở phía bắc đảo Santa Cruz và tung những đòn chí tử vào nhau. Nguồn ảnh: Flickr.
Tham gia trận chiến này, phía Nhật áp đảo hơn hẳn với số lượng tàu sân bay đông gấp đôi với 4 chiếc trong khi đó Mỹ chỉ có 2 chiếc. Số lượng thiết giáp hạm, tuần dương hạm và khu trục hạm của Nhật cũng vượt trội hơn nhiều so với của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Kết cục có lẽ đã quá rõ ràng khi mà vào thời điểm này, trình độ và khí tài của Mỹ và Nhật có thể nói là ngang nhau, như vậy thì ai đông hơn, lợi thế sẽ lớn hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng phía Mỹ có 136 máy bay tham chiến trong khi đó số lượng máy bay của Nhật là 199 chiếc. Trong trận chiến này, các tàu sân bay của Mỹ đã phải hứng chịu đủ mọi thể loại tấn công từ phía Nhật. Nguồn ảnh: Flickr.
Từ phi pháo tới hải pháo cho tới cả ngư lôi, tất cả đều được phía Nhật nhắm vào hai tàu sân bay xấu số này, kết quả là chiếc USS Hornet đã bị thiệt hại nặng hơn và bị chìm cùng với một khu trục hạm và 81 máy bay bị bắn hạ. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngoài ra, tàu sân bay còn lại của Mỹ cũng hư hại nặng, 2 khu trục hạm khác dù không chìm nhưng mất hoàn toàn sức chiến đấu và có 266 lính tử trận. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong ảnh, tàu sân bay USS Hornet của Hải quân Mỹ bị các máy bay Nhật Bản tấn công ở cự ly rất gần, các khu trục hạm và tuần dương hạm khác của Mỹ bị quân Nhật đánh bật khỏi đội hình, khiến lực lượng Mỹ bị yếu và không còn áp đảo về hỏa lực phóng không. Nguồn ảnh: Flickr.
Máy bay Nhật bổ nhào, kết thúc số phận của tàu sân bay USS Hornet. Nguồn ảnh: Flickr.
Màn tra tấn mà Không quân Hải quân Nhật ưu ái dành cho chiếc tàu sân bay USS Hornet kéo dài tới 2 tiếng rưỡi. Kể từ lúc 13:00 ngày 26/10/1942. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới tối ngày hôm đó, dù USS Hornet chưa chìm nhưng phía Mỹ cũng quyết định sẽ... tự đánh chìm con tàu này do không thể sửa chữa được nữa và quyết không để một tàu sân bay kiêu hãnh của Mỹ bị... đánh chìm bởi Không quân Hải quân Nhật. Số phận của USS Hornet kết thúc vào lúc 01:35 ngày 27/10/1942. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Những khoảnh khắc cuối cùng trước khi USS Hornet bị Hải quân Mỹ "tự giác" đánh chìm. Nguồn: Youtube.