Chiến hạm USS San Diego (CL-53) thuộc lớp tuần dương hạm hạng nhẹ Atlanta - một trong những tàu chiến chủ lực của Hải quân Mỹ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2, hoạt động chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương. Dù vậy, nếu so sánh với các mẫu tàu chiến khác của Mỹ trong chiến tranh, USS San Diego không thật sự quá nổi bật. Tuy nhiên thành tích chiến đấu của nó lại là niềm mơ ước của mọi thiết giáp hạm. Nguồn ảnh: Navsource.Tuần dương hạm USS San Diego được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Bethlehem Steel ở Quincy, Massachusetts vào ngày 27/3/1940 đến đầu năm 1941 nó được hạ thủy. Nó là tàu số 3 trong tổng số 8 tàu lớp Atlanta được đóng mới cho Hải quân Mỹ từ năm 1940-1942. Tuy nhiên vào thời điểm đó không ai nghĩ USS San Diego sẽ là tàu chiến vĩ đại nhất của Hải quân Mỹ trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Navsource.Ngày 10/1/1942, USS San Diego được chuyển giao cho Hải quân Mỹ và được chỉ huy bởi thuyền trưởng Benjamin Franklin Perry. Sau khi chạy thử nghiệm trên biển tại Vịnh Chesapeake, chiến hạm này ngay lập tức được gửi ra Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Navsource.Về sức mạnh hỏa lực, các tàu lớp Atlanta không được trang bị pháo hạm cỡ lớn nhưng thay vào đó chúng được trang bị nhiều tháp pháo hơn với 8 tháp pháo nòng đôi 127mm 5"/38 Mark 12, cùng với đó là 4 tháp pháo phòng không 4 nòng 28mm 1.1"/75 và 8 pháo phòng không 20mm Oerlikon. Nguồn ảnh: Navsource.Với hệ thống vũ khí phòng không, tuần dương hạm Atlanta là một trong những lớp tàu sở hữu hệ thống phòng không mạnh nhất của Hải quân Mỹ trong CTTG 2. Có lẽ nhờ vậy mà USS San Diego có thể sống sót qua hàng trăm đợt không kích của không quân Hải quân Nhật Bản. Nguồn ảnh: Navsource.Tàu chiến USS San Diego tham gia hầu hết mọi trận chiến của Hải quân Mỹ ở Mặt trận Thái Bình Dương trừ trận Midway. Nó đóng vai trò hộ vệ và phòng không hạm đội trong các biên đội tàu sân bay của Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương từ năm 1942 trong bối cảnh Hải quân Nhật Bản luôn tìm cách đánh chặn các tàu sân bay Mỹ từ xa bằng các máy bay tiêm kích lẫn đánh bom cảm tử. Nguồn ảnh: Navsource.Có một thực tế là dù không chịu tổn thất nặng nề nào kể cả thiệt hại về người khi tham chiến tại Thái Bình Dương, nhưng các đối tượng mà USS San Diego bảo vệ lại không may mắn như nó, với một loạt tàu sân bay bị Hải quân Nhật Bản đánh chìm hoặc gây tổn thất nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Navsource.Theo thiết kế, USS San Diego có lượng giãn nước tối đa 8.340 tấn, dài 165m và có chiều cao cột buồm chính lên tới 16m. Nó được trang bị tới bốn nồi hơi có công suất 75.000shp với hai tuabin định hướng cùng hai chân vịt, với hệ thống động cơ trên USS San Diego có tốc độ di chuyển tối đa lên tới hơn 30 hải lý giờ. Nguồn ảnh: Navsource.Tuy nhiên để giảm tải tối đa trọng lượng của con tàu phần giáp hai bên thân và tháp pháo khá mỏng của USS San Diego khá mỏng với 95mm tối đa ở hai bên thân, 32mm ở boong tàu và chỉ 32mm ở tháp pháo. Chính lớp vỏ mỏng này đã khiến hai chiếc lớp Atlanta đầu tiên là Atlanta và Juneau bị đánh chìm trong trận hải chiến Guadalcanal. Nguồn ảnh: Navsource.Và trong tổng số 8 tàu thuộc lớp Atlanta thì USS San Diego có thành tích chiến đấu xuất sắc nhất kể từ đầu cuộc chiến cho đến khi tiến vào các khu vực quần đảo tiền tiêu đầu tiên của Nhật Bản tại Iwo Jima. Nguồn ảnh: Navsource.Có một điều đặc biệt nữa là USS San Diego là tàu chiến đầu tiên của quân Đồng Minh tiến vào Vịnh Tokyo sau khi Nhật Bản đầu hàng và đến tận cuối cuộc chiến nó đã dành được 18 ngôi sao chiến đấu mặc dù bảo tàng lịch sử Hải quân Mỹ chỉ ghi nhận 15 ngôi sao. Nguồn ảnh: Navsource.Sau CTTG 2, USS San Diego tiếp tục phục vụ trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương tuy nhiên vai trò của nó trong chiến tranh lại không được ghi nhận mấy. Đến năm 1960 nó bị tháo dỡ như số phận của nhiều tàu lớp Atlanta khác. Nguồn ảnh: Navsource.
Chiến hạm USS San Diego (CL-53) thuộc lớp tuần dương hạm hạng nhẹ Atlanta - một trong những tàu chiến chủ lực của Hải quân Mỹ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2, hoạt động chủ yếu ở Mặt trận Thái Bình Dương. Dù vậy, nếu so sánh với các mẫu tàu chiến khác của Mỹ trong chiến tranh, USS San Diego không thật sự quá nổi bật. Tuy nhiên thành tích chiến đấu của nó lại là niềm mơ ước của mọi thiết giáp hạm. Nguồn ảnh: Navsource.
Tuần dương hạm USS San Diego được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Bethlehem Steel ở Quincy, Massachusetts vào ngày 27/3/1940 đến đầu năm 1941 nó được hạ thủy. Nó là tàu số 3 trong tổng số 8 tàu lớp Atlanta được đóng mới cho Hải quân Mỹ từ năm 1940-1942. Tuy nhiên vào thời điểm đó không ai nghĩ USS San Diego sẽ là tàu chiến vĩ đại nhất của Hải quân Mỹ trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Navsource.
Ngày 10/1/1942, USS San Diego được chuyển giao cho Hải quân Mỹ và được chỉ huy bởi thuyền trưởng Benjamin Franklin Perry. Sau khi chạy thử nghiệm trên biển tại Vịnh Chesapeake, chiến hạm này ngay lập tức được gửi ra Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Navsource.
Về sức mạnh hỏa lực, các tàu lớp Atlanta không được trang bị pháo hạm cỡ lớn nhưng thay vào đó chúng được trang bị nhiều tháp pháo hơn với 8 tháp pháo nòng đôi 127mm 5"/38 Mark 12, cùng với đó là 4 tháp pháo phòng không 4 nòng 28mm 1.1"/75 và 8 pháo phòng không 20mm Oerlikon. Nguồn ảnh: Navsource.
Với hệ thống vũ khí phòng không, tuần dương hạm Atlanta là một trong những lớp tàu sở hữu hệ thống phòng không mạnh nhất của Hải quân Mỹ trong CTTG 2. Có lẽ nhờ vậy mà USS San Diego có thể sống sót qua hàng trăm đợt không kích của không quân Hải quân Nhật Bản. Nguồn ảnh: Navsource.
Tàu chiến USS San Diego tham gia hầu hết mọi trận chiến của Hải quân Mỹ ở Mặt trận Thái Bình Dương trừ trận Midway. Nó đóng vai trò hộ vệ và phòng không hạm đội trong các biên đội tàu sân bay của Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương từ năm 1942 trong bối cảnh Hải quân Nhật Bản luôn tìm cách đánh chặn các tàu sân bay Mỹ từ xa bằng các máy bay tiêm kích lẫn đánh bom cảm tử. Nguồn ảnh: Navsource.
Có một thực tế là dù không chịu tổn thất nặng nề nào kể cả thiệt hại về người khi tham chiến tại Thái Bình Dương, nhưng các đối tượng mà USS San Diego bảo vệ lại không may mắn như nó, với một loạt tàu sân bay bị Hải quân Nhật Bản đánh chìm hoặc gây tổn thất nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Navsource.
Theo thiết kế, USS San Diego có lượng giãn nước tối đa 8.340 tấn, dài 165m và có chiều cao cột buồm chính lên tới 16m. Nó được trang bị tới bốn nồi hơi có công suất 75.000shp với hai tuabin định hướng cùng hai chân vịt, với hệ thống động cơ trên USS San Diego có tốc độ di chuyển tối đa lên tới hơn 30 hải lý giờ. Nguồn ảnh: Navsource.
Tuy nhiên để giảm tải tối đa trọng lượng của con tàu phần giáp hai bên thân và tháp pháo khá mỏng của USS San Diego khá mỏng với 95mm tối đa ở hai bên thân, 32mm ở boong tàu và chỉ 32mm ở tháp pháo. Chính lớp vỏ mỏng này đã khiến hai chiếc lớp Atlanta đầu tiên là Atlanta và Juneau bị đánh chìm trong trận hải chiến Guadalcanal. Nguồn ảnh: Navsource.
Và trong tổng số 8 tàu thuộc lớp Atlanta thì USS San Diego có thành tích chiến đấu xuất sắc nhất kể từ đầu cuộc chiến cho đến khi tiến vào các khu vực quần đảo tiền tiêu đầu tiên của Nhật Bản tại Iwo Jima. Nguồn ảnh: Navsource.
Có một điều đặc biệt nữa là USS San Diego là tàu chiến đầu tiên của quân Đồng Minh tiến vào Vịnh Tokyo sau khi Nhật Bản đầu hàng và đến tận cuối cuộc chiến nó đã dành được 18 ngôi sao chiến đấu mặc dù bảo tàng lịch sử Hải quân Mỹ chỉ ghi nhận 15 ngôi sao. Nguồn ảnh: Navsource.
Sau CTTG 2, USS San Diego tiếp tục phục vụ trong biên chế Hạm đội Thái Bình Dương tuy nhiên vai trò của nó trong chiến tranh lại không được ghi nhận mấy. Đến năm 1960 nó bị tháo dỡ như số phận của nhiều tàu lớp Atlanta khác. Nguồn ảnh: Navsource.