Đảo Rắn thuộc chủ quyền của Ukraine, nằm trên Biển Đen, ở phía đông cửa sông Danube; có chiều dài 662 m, rộng 440 m và diện tích chỉ 0,17 km vuông. Hòn đảo này là được bao quanh bởi một vách đá cao 25 mét. Điểm cao nhất trên đảo là một ngọn đồi nhỏ, cao 41 mét so với mực nước biển, trên đảo không có cây cối hay khoáng sản.Đảo Rắn tuy nhỏ, nhưng giữ một vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga và Ukraine. Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, chỉ trong 3 tháng, đã diễn ra hai trận tấn công và phòng thủ ác liệt. Vậy, tại sao cả Nga và Ukraine đều phải tốn nhiều xương máu quanh Đảo Rắn?Lý do là Đảo Rắn tuy nhỏ nhưng giá trị chiến lược rất cao, khi chỉ nằm cách bờ biển của khu vực Odessa khoảng 48 km, cách thành phố biển Sulina của Romania 45 km, cách bán đảo Crimea khoảng 300 km về phía đông và khoảng 140 km từ cảng Odessa ở phía bắc.Đối với Hải quân Nga, việc kiểm soát Đảo Rắn cùng với Crimea, đã kiểm soát hoàn toàn tuyến hàng hải tây bắc của Ukraine ra vào Biển Đen như hai cánh cửa; đồng thời củng cố hơn nữa quyền kiểm soát đối với vùng biển Tây Nam Biển Đen.Nếu quân đội Nga triển khai radar trên đảo, có thể giám sát hiệu quả một khu vực rộng lớn dọc theo bờ biển Romania; đối với quân đội Ukraine, việc kiểm soát Đảo Rắn có thể cho phép Ukraine ra vào Biển Đen từ Odessa, Nikolayev và các cảng khác.Nếu Ukraine phát huy vai trò đảo tiền tiêu, với sự hỗ trợ của hải quân, sẽ không bị quân đội Nga phong tỏa tới các cảng của Ukraine trên bờ Biển Đen. Vì Đảo Rắn có giá trị chiến lược lớn đối với cả Nga và Ukraine, nên đã trở thành một trong những tâm điểm tranh chấp giữa Nga và Ukraine. Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, phía Ukraine đã xây dựng một trạm nghiên cứu biển, một bưu điện, một ngân hàng, một trạm cấp cứu, một sân bay trực thăng, 2 bến tàu, truyền hình vệ tinh, điện thoại Internet, tháp điện thoại di động; trên đảo có 95 lính biên phòng cùng nhân viên để bảo vệ.Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào ngày 24/2, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã nhanh chóng điều tàu tuần dương tên lửa Moscow và tàu tuần tra Vasily Bykov chở quân đổ bộ tới Đảo Rắn.Vì không có vũ khí chống hạm, vũ khí phòng không và công sự kiên cố trên Đảo Rắn, nên chỉ qua ít phút nổ súng, 13 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và 82 người còn lại đầu hàng quân đội Nga. Sau đó, quân đội Nga đổ bộ lên đảo và kiểm soát Đảo Rắn và các tàu nổi của Nga liên tục tuần tra vùng biển gần Đảo Rắn để ngăn quân đội Ukraine tái chiếm đảo.Nhưng sau đó một việc bất ngờ xảy ra, ngày 14/4, tàu tuần dương Moscow đã bốc cháy ở Biển Đen gần Đảo Rắn, khiến kho đạn của tàu phát nổ và hư hỏng nặng; sau đó tàu mất ổn định và chìm trong quá trình được kéo về cảng.Những ngày sau đó, hoạt động tuần tra trên biển của Hải quân Nga xung quanh Đảo Rắn đã bị suy yếu đáng kể, đồng nghĩa với việc khả năng kiểm soát vùng biển xung quanh Đảo Rắn không còn tốt như trước; điều này khiến Ukraine nhìn thấy cơ hội và lên kế hoạch tái chiếm lại hòn đảo chiến lược này. Dưới sự hướng dẫn của các cố vấn quân sự Anh, quân đội Ukraine đã xây dựng một kế hoạch tác chiến đổ bộ cẩn thận và tích cực tập hợp lực lượng hải quân và không quân tốt nhất của mình.Vào ngày 2/5, quân đội Ukraine đã sử dụng UAV TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để đánh chìm hai tàu tấn công nhanh lớp Raptor của Nga ở vùng biển gần Đảo Rắn; vào ngày 7/5, một UAV TB-2 khác tiếp tục đánh chìm một tàu đổ bộ nhỏ của Nga.Nghĩ thời cơ đã chín muồi, cũng trong ngày 7/5, quân đội Ukraine bắt đầu mở chiến dịch đổ bộ quy mô lớn tái chiếm đảo Rắn. Phía Ukraine đã thu gom số máy bay chiến đấu Su-27, cường kích bom Su-24, trực thăng Mi-8, Mi-24, UAV TB-2, tàu đổ bộ lớp Centaur cùng gần một trăm lính thủy đánh bộ.Mở đầu trận tái chiếm, Không quân Ukraine dùng máy bay Su-27, Su-24 và UAV TB2 tiến hành không kích vào đảo, sau đó dùng trực thăng vũ trang Mi-24 yểm hộ trực thăng vận tải Mi-8 chở biệt kích tiến hành hạ cánh thẳng đứng để chế áp Quân đội Nga trên đảo.Tiếp theo đó, nhiều trực thăng Mi-8 và tàu đổ bộ lớp Centaur tiếp tục chở quân đổ bộ thực hiện các cuộc đổ bộ dọc và ngang, nhằm loại bỏ hoàn toàn quân Nga trên đảo; qua đó giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn Đảo Rắn.Tuy nhiên, sau khi phát hiện quân đội Ukraine tiến hành hoạt động tấn công đổ bộ, quân đội Nga đã phản ứng nhanh chóng và thực hiện các cuộc phản công chống lại lực lượng đổ bộ của phía Ukraine; chủ yếu bằng máy bay chiến đấu của không quân và không quân hải quân.Trước ưu thế trên không của Nga, Không quân Ukraine hoàn toàn không thể chống đỡ và sớm đánh mất ưu thế trên không. Không có ưu thế trên không, số trực thăng, xuồng bọc thép và quân đổ bộ của quân đội Ukraine tham gia chiến dịch, đã trở thành mục tiêu sống trước chiến đấu cơ Nga và hỏa lực của quân đội Nga trên đảo. Kết quả là trong trận chiến kéo dài trong 2 ngày 7 và 8/5, quân đội Ukraine bị bắn rơi 3 cường kích bom Su-24, 1 tiêm kích Su-27, 3 trực thăng vận tải Mi-8, 1 trực thăng vũ trang Mi-24, 30 UAV (trong đó có 8 chiếc TB-2); 3 tàu đổ bộ lớp Centaur bị đánh chìm và hơn 50 lính đổ bộ thiệt mạng.Toàn bộ hoạt động đổ bộ của Quân đội Ukraine, có sự giúp đỡ của cố vấn Anh nhằm tái chiếm Đảo Rắn đã thất bại hoàn toàn và bị tổn thất nặng nề. Kể từ đó, quân đội Ukraine không tiến hành bất kỳ hoạt động đổ bộ mới nào vào Đảo Rắn. Trận chiến giữa Nga và Ukraine xung quanh Đảo Rắn một lần nữa chứng minh quy luật sắt của hoạt động đổ bộ, đó là phải làm chủ được ưu thế trên không và trên biển, sau đó mới có thể tiến hành các hoạt động đổ bộ.Đảo Rắn là nơi dễ tấn công và khó phòng thủ do diện tích nhỏ, đảo không có chướng ngại vật, nên việc kiểm soát nó thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào quyền chủ động trên không và trên biển.Đó cũng là lý do vì sao quân đội Nga dễ dàng chiếm được đảo Rắn sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, sau đó nhanh chóng đánh bại hành động tái chiếm đảo của quân đội Ukraine vào đầu tháng 5. Nguyên nhân cơ bản là do Quân đội Nga hoàn toàn nắm quyền kiểm soát trên không và trên biển.Như vậy Đảo Rắn không chỉ có giá trị chiến lược quan trọng đối với cả Nga và Ukraine, mà còn có ý nghĩa chính trị to lớn. Do đó, quyền kiểm soát của quân đội Nga đối với Đảo Rắn sẽ chỉ được củng cố chứ không bị suy yếu; điều đó có nghĩa là Ukraine có rất ít hy vọng chiếm lại Đảo Rắn bằng biện pháp quân sự trong tương lai.
Đảo Rắn thuộc chủ quyền của Ukraine, nằm trên Biển Đen, ở phía đông cửa sông Danube; có chiều dài 662 m, rộng 440 m và diện tích chỉ 0,17 km vuông. Hòn đảo này là được bao quanh bởi một vách đá cao 25 mét. Điểm cao nhất trên đảo là một ngọn đồi nhỏ, cao 41 mét so với mực nước biển, trên đảo không có cây cối hay khoáng sản.
Đảo Rắn tuy nhỏ, nhưng giữ một vị trí chiến lược quan trọng đối với Nga và Ukraine. Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, chỉ trong 3 tháng, đã diễn ra hai trận tấn công và phòng thủ ác liệt. Vậy, tại sao cả Nga và Ukraine đều phải tốn nhiều xương máu quanh Đảo Rắn?
Lý do là Đảo Rắn tuy nhỏ nhưng giá trị chiến lược rất cao, khi chỉ nằm cách bờ biển của khu vực Odessa khoảng 48 km, cách thành phố biển Sulina của Romania 45 km, cách bán đảo Crimea khoảng 300 km về phía đông và khoảng 140 km từ cảng Odessa ở phía bắc.
Đối với Hải quân Nga, việc kiểm soát Đảo Rắn cùng với Crimea, đã kiểm soát hoàn toàn tuyến hàng hải tây bắc của Ukraine ra vào Biển Đen như hai cánh cửa; đồng thời củng cố hơn nữa quyền kiểm soát đối với vùng biển Tây Nam Biển Đen.
Nếu quân đội Nga triển khai radar trên đảo, có thể giám sát hiệu quả một khu vực rộng lớn dọc theo bờ biển Romania; đối với quân đội Ukraine, việc kiểm soát Đảo Rắn có thể cho phép Ukraine ra vào Biển Đen từ Odessa, Nikolayev và các cảng khác.
Nếu Ukraine phát huy vai trò đảo tiền tiêu, với sự hỗ trợ của hải quân, sẽ không bị quân đội Nga phong tỏa tới các cảng của Ukraine trên bờ Biển Đen. Vì Đảo Rắn có giá trị chiến lược lớn đối với cả Nga và Ukraine, nên đã trở thành một trong những tâm điểm tranh chấp giữa Nga và Ukraine.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, phía Ukraine đã xây dựng một trạm nghiên cứu biển, một bưu điện, một ngân hàng, một trạm cấp cứu, một sân bay trực thăng, 2 bến tàu, truyền hình vệ tinh, điện thoại Internet, tháp điện thoại di động; trên đảo có 95 lính biên phòng cùng nhân viên để bảo vệ.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào ngày 24/2, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã nhanh chóng điều tàu tuần dương tên lửa Moscow và tàu tuần tra Vasily Bykov chở quân đổ bộ tới Đảo Rắn.
Vì không có vũ khí chống hạm, vũ khí phòng không và công sự kiên cố trên Đảo Rắn, nên chỉ qua ít phút nổ súng, 13 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và 82 người còn lại đầu hàng quân đội Nga. Sau đó, quân đội Nga đổ bộ lên đảo và kiểm soát Đảo Rắn và các tàu nổi của Nga liên tục tuần tra vùng biển gần Đảo Rắn để ngăn quân đội Ukraine tái chiếm đảo.
Nhưng sau đó một việc bất ngờ xảy ra, ngày 14/4, tàu tuần dương Moscow đã bốc cháy ở Biển Đen gần Đảo Rắn, khiến kho đạn của tàu phát nổ và hư hỏng nặng; sau đó tàu mất ổn định và chìm trong quá trình được kéo về cảng.
Những ngày sau đó, hoạt động tuần tra trên biển của Hải quân Nga xung quanh Đảo Rắn đã bị suy yếu đáng kể, đồng nghĩa với việc khả năng kiểm soát vùng biển xung quanh Đảo Rắn không còn tốt như trước; điều này khiến Ukraine nhìn thấy cơ hội và lên kế hoạch tái chiếm lại hòn đảo chiến lược này.
Dưới sự hướng dẫn của các cố vấn quân sự Anh, quân đội Ukraine đã xây dựng một kế hoạch tác chiến đổ bộ cẩn thận và tích cực tập hợp lực lượng hải quân và không quân tốt nhất của mình.
Vào ngày 2/5, quân đội Ukraine đã sử dụng UAV TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để đánh chìm hai tàu tấn công nhanh lớp Raptor của Nga ở vùng biển gần Đảo Rắn; vào ngày 7/5, một UAV TB-2 khác tiếp tục đánh chìm một tàu đổ bộ nhỏ của Nga.
Nghĩ thời cơ đã chín muồi, cũng trong ngày 7/5, quân đội Ukraine bắt đầu mở chiến dịch đổ bộ quy mô lớn tái chiếm đảo Rắn. Phía Ukraine đã thu gom số máy bay chiến đấu Su-27, cường kích bom Su-24, trực thăng Mi-8, Mi-24, UAV TB-2, tàu đổ bộ lớp Centaur cùng gần một trăm lính thủy đánh bộ.
Mở đầu trận tái chiếm, Không quân Ukraine dùng máy bay Su-27, Su-24 và UAV TB2 tiến hành không kích vào đảo, sau đó dùng trực thăng vũ trang Mi-24 yểm hộ trực thăng vận tải Mi-8 chở biệt kích tiến hành hạ cánh thẳng đứng để chế áp Quân đội Nga trên đảo.
Tiếp theo đó, nhiều trực thăng Mi-8 và tàu đổ bộ lớp Centaur tiếp tục chở quân đổ bộ thực hiện các cuộc đổ bộ dọc và ngang, nhằm loại bỏ hoàn toàn quân Nga trên đảo; qua đó giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn Đảo Rắn.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện quân đội Ukraine tiến hành hoạt động tấn công đổ bộ, quân đội Nga đã phản ứng nhanh chóng và thực hiện các cuộc phản công chống lại lực lượng đổ bộ của phía Ukraine; chủ yếu bằng máy bay chiến đấu của không quân và không quân hải quân.
Trước ưu thế trên không của Nga, Không quân Ukraine hoàn toàn không thể chống đỡ và sớm đánh mất ưu thế trên không. Không có ưu thế trên không, số trực thăng, xuồng bọc thép và quân đổ bộ của quân đội Ukraine tham gia chiến dịch, đã trở thành mục tiêu sống trước chiến đấu cơ Nga và hỏa lực của quân đội Nga trên đảo.
Kết quả là trong trận chiến kéo dài trong 2 ngày 7 và 8/5, quân đội Ukraine bị bắn rơi 3 cường kích bom Su-24, 1 tiêm kích Su-27, 3 trực thăng vận tải Mi-8, 1 trực thăng vũ trang Mi-24, 30 UAV (trong đó có 8 chiếc TB-2); 3 tàu đổ bộ lớp Centaur bị đánh chìm và hơn 50 lính đổ bộ thiệt mạng.
Toàn bộ hoạt động đổ bộ của Quân đội Ukraine, có sự giúp đỡ của cố vấn Anh nhằm tái chiếm Đảo Rắn đã thất bại hoàn toàn và bị tổn thất nặng nề. Kể từ đó, quân đội Ukraine không tiến hành bất kỳ hoạt động đổ bộ mới nào vào Đảo Rắn.
Trận chiến giữa Nga và Ukraine xung quanh Đảo Rắn một lần nữa chứng minh quy luật sắt của hoạt động đổ bộ, đó là phải làm chủ được ưu thế trên không và trên biển, sau đó mới có thể tiến hành các hoạt động đổ bộ.
Đảo Rắn là nơi dễ tấn công và khó phòng thủ do diện tích nhỏ, đảo không có chướng ngại vật, nên việc kiểm soát nó thực tế phụ thuộc hoàn toàn vào quyền chủ động trên không và trên biển.
Đó cũng là lý do vì sao quân đội Nga dễ dàng chiếm được đảo Rắn sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, sau đó nhanh chóng đánh bại hành động tái chiếm đảo của quân đội Ukraine vào đầu tháng 5. Nguyên nhân cơ bản là do Quân đội Nga hoàn toàn nắm quyền kiểm soát trên không và trên biển.
Như vậy Đảo Rắn không chỉ có giá trị chiến lược quan trọng đối với cả Nga và Ukraine, mà còn có ý nghĩa chính trị to lớn. Do đó, quyền kiểm soát của quân đội Nga đối với Đảo Rắn sẽ chỉ được củng cố chứ không bị suy yếu; điều đó có nghĩa là Ukraine có rất ít hy vọng chiếm lại Đảo Rắn bằng biện pháp quân sự trong tương lai.