Nhiều nước NATO đang quá phụ thuộc vào máy bay thời Soviet?

Google News

Theo tờ Insider, các quốc gia Đông Âu dù đã gia nhập NATO, vẫn phụ thuộc rất nhiều vào dàn máy bay từ thời Liên Xô để lại.

Tuần rồi, chính phủ Ba Lan đã bất ngờ đề nghị vận chuyển toàn bộ các máy bay chiến đấu MiG-29 – tổng cộng 23 chiếc – tới Mỹ để nước này vận chuyển chúng tới Ukraine.

Đổi lại, Ba Lan đề nghị Mỹ cùng cung cấp các máy bay cũ với công nghệ tương đương, cũng như kêu gọi các nước thành viên NATO đang sở hữu MiG-29 làm điều tương tự.

Nhieu nuoc NATO dang qua phu thuoc vao may bay thoi Soviet?
Ảnh: Reuters 

Chính phủ Mỹ được cho là đã từ chối đề nghị này, tuy nhiên các nhà lãnh đạo cho biết đề nghị này vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Mặc dù không phải một cuộc mua – bán, nhưng vụ việc này cho thấy việc tiếp tục sử dụng những chiếc máy bay thời Soviet MiG-29 đang dần trở thành những mối lo toan cho lãnh đạo các nước.

Nhieu nuoc NATO dang qua phu thuoc vao may bay thoi Soviet?-Hinh-2
Ảnh: Reuters  

Một đối thủ xứng tầm

Máy bay chiến đấu MiG-29 vốn là loại phi cơ được thiết kế bởi Liên Xô từ những năm 1970 với mục đích đối trọng mẫu phi cơ F-16 do Mỹ sản xuất.

Chiếc MiG-29 đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1982, và theo đó là hàng loạt mẫu MiG với các mục đích khác nhau được sản xuất.

MiG-29 có thể đạt tốc độ Mach 2.3, tương đương 1,750 dặm/giờ. Với tầm bay 900 dặm tiêu biểu cho loại phi cơ đối không. Mẫu F-15 có tốc độ 1,875 dặm/giờ và tầm bay 3,450 dặm và chiếc F-16 có tốc độ 1,345 dặm/giờ và tầm bay 1,400 dặm.

Chiếc MiG có một khẩu pháo 30mm, có thể gắn tới sáu loại tên lửa đối không. Với cấu hình tùy chỉnh, mẫu phi cơ này cũng có thể mang bom tên lửa đối đất. Đặc biệt, mẫu phi cơ này được trang bị hệ thống tên lửa định vị gắn trên mũ phi công, cho phép nhắm và dẫn tên lửa chỉ bằng cách nhìn thằng vào mục tiêu.

Nhieu nuoc NATO dang qua phu thuoc vao may bay thoi Soviet?-Hinh-3
Ảnh: Reuters  

Chiếc phi cơ của thời đại khác

Trong thời Chiến tranh Lạnh, các mẫu MiG-29 đã được xuất khẩu sang các nước thuộc Hiệp ước Warsaw. Các quốc gia thân Liên Xô khác sẽ được cung cấp một phiên bản ít chức năng hơn.

Sau khi mở rộng lãnh thổ về phía tây hậu Chiến tranh Lạnh, NATO cũng kết nạp một số nước thuộc Soviet cũ cũng như các nước thuộc Hiệp định Warsaw, các nước này đã mang theo phi đội MiG-29 của mình.

Các nước đồng minh NATO này cũng được đề nghị cung cấp trang thiết bị do Mỹ sản xuất, bao gồm máy bay, dẫn tới việc dần loại bỏ các máy bay do Soviet sản xuất vì cả mục đích chính trị và yêu cầu đồng bộ trong vận hành.

Từ các năm 1990 tới các năm 2000, số lượng các nước NATO sử dụng MiG-29 tiếp tục giảm sút. Cộng hòa Séc đã bán phi đội MiG-29 của mình sang Ba Lan vào 1995. Đức tặng toàn bộ sang Ba Lan vào 2004, Romania thông báo dừng sử dụng phi đội của mình vào 2003 và Hungary cũng tiếp bước vào 2010.

Hiện tại chỉ còn 3 nước NATO đang sử dụng MiG-29: Slovakia, Bulgari và Ba Lan - với phi đội lớn nhất trong ba nước. Đồng thời, các nước này cũng đang gặp khó khăn trong việc bảo dưỡng phi đội này.

Nhieu nuoc NATO dang qua phu thuoc vao may bay thoi Soviet?-Hinh-4
 Ảnh: Reuters 

Ít hỗ trợ từ phương Tây

Bởi mẫu MiG-29 do Liên Xô sản xuất, mẫu phi cơ này không tương thích với tiêu chuẩn NATO.

Các mẫu phi cơ này không được trang bị thiết bị xác định thù hay bạn (IF), khiến chúng không thể xác định các máy bay NATO khác là đồng minh và cũng không thể thông tin rằng mình là máy bay đồng minh.

Nhà sản xuất từ Nga mang tên “MiG,” có thể bảo dưỡng và nâng cấp phi cơ này nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng, tuy nhiên việc dựa vào Nga để có thể đang là một mối quan ngại của Bulgari và Slovakia.

Nhieu nuoc NATO dang qua phu thuoc vao may bay thoi Soviet?-Hinh-5
Ảnh: Reuters  

Hiện tại, đơn vị duy nhất ngoài Nga có thể hỗ trợ cho mẫu phi cơ này là Polska Grupa Zbrojeniowa thuộc Ba Lan. Đơn vị này đã bảo dưỡng và nâng cấp phi đội MiG-29, cho phép Ba Lan có phần nào bớt phụ thuộc vào Nga.

Tuy vậy, PGZ vẫn chưa có sự cho phép của đơn vị sản xuất để bảo dưỡng hay sản xuất động cơ MiG-29. Thêm vào đó, quyết định ký kết hợp đồng bảo dưỡng MiG-29 của Bulgari trao cho Ba Lan đã làm Nga phật ý.

Slovakia, Bulgari và Ba Lan vốn đã khó khăn để có thể tìm các linh kiện thay thế cho phi đội MiG-29 của mình. Với hàng loạt lệnh cấm từ Nga vào năm 2014, các nước NATO này đang phải đối mặt với tình huống bắt buộc ngừng sử dụng mẫu MiG-29 khi mối quan hệ với Nga cũng dần trở nên căng thẳng.

Hoàng Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)