"Nhện độc" Karakurt Nga là một phát triển đầy thú vị, cho phép hải quân nước này với nguồn lực hạn chế có thể cạnh tranh sòng phẳng với những hạm đội lớn của phương Tây, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã nhận xét như trên.Sau khi Liên Xô tan rã, điều kiện kinh tế của Nga đã ngăn cản nước này đóng tàu chiến lớn. Tuy vậy họ lại không được phép tụt hậu so với phương Tây.Một bản kế hoạch cho phép Hải quân Nga sở hữu vũ khí rẻ tiền nhưng lại mang tính cạnh tranh cao, để bảo vệ các lợi ích của đất nước trên biển đã ra đời.Những tàu tên lửa thuộc Dự án 22800 Karakurt là đại diện sống động cho ý tưởng như vậy.“Không giống như tàu khu trục nhỏ thông thường có lượng giãn nước ít nhất 4.000 tấn, những chiến hạm thuộc Dự án 22800 của Nga sở hữu kích thước khiêm tốn hơn nhiều - chỉ 800 tấn", tác giả bài viết trên trờ Sohu cho biết.Tàu tên lửa Karakurt có chiều dài 65 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 2 m; lượng giãn nước đầy tải 800 tấn; tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 2.500 hải lý; thời gian bám biển liên tục 15 ngày.Hệ thống điện tử của Karakurt bao gồm 4 radar mảng pha quét chủ động gắn trên thượng tầng, được bố trí quay về 4 hướng, tạo góc bao phủ kín 360 độ và không có góc chết, đây là thiết kế thường gặp trên các chiến hạm hiện đại.Chính giữa tàu là cụm bệ phóng thẳng đứng đa năng UKSK-M, mang 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54 Kalibr-NK, bên cạnh đó tàu còn phóng được cả tên lửa hành trình đối đất 3M-14T hoặc tên lửa chống ngầm 91RE.Phía trước cabin chỉ huy là pháo hạm AK-176MA với tháp pháo được thiết kế theo dạng tàng hình hóa, đi kèm thiết bị ngắm bắn quang điện tử tối tân hơn nhiều so với biến thể cũ.Hỏa lực phòng không của Karakurt cũng rất đáng chú ý khi nó đang lắp đặt module tên lửa - pháo Pantsir-M có tầm bắn tối đa 20 km, phát huy tác dụng tốt nhất khi chống lại tên lửa hành trình chống hạm bay thấp.Vậy tại sao người Nga quyết định đóng tàu có lượng giãn nước nhỏ? Theo đánh giá của tờ báo Trung Quốc, chiến hạm Dự án 22800 dù cho kích thước khiêm tốn nhưng là một lớp tàu mạnh mẽ và đầy hiệu quả.Chúng được trang bị cực kỳ tốt, có khả năng tấn công ngoài tầm nhìn. Những con tàu này gần như hoàn hảo về chức năng chiến đấu khi tối ưu hóa không gian cho việc tích hợp vũ khí và khí tài tác chiến.Các nhà quan sát của cổng thông tin Trung Quốc nhận xét: “Rất khó để lắp đặt một hệ thống phóng thẳng đứng như vậy trên khinh hạm siêu nhẹ 800 tấn, nhưng người Nga đã làm được".Sức mạnh của những con tàu này tương đương với một khu trục hạm phương Tây và có thể được sử dụng để thực hiện một cuộc tấn công phi đối xứng chống lại Hải quân Mỹ."Sở hữu khả năng tấn công uy lực, 'Nhện độc' Karakurt Dự án 22800 chắc chắn sẽ trở thành chủ lực trong cuộc tấn công phi đối xứng của Hải quân Nga", tờ báo Trung Quốc kết luận.
"Nhện độc" Karakurt Nga là một phát triển đầy thú vị, cho phép hải quân nước này với nguồn lực hạn chế có thể cạnh tranh sòng phẳng với những hạm đội lớn của phương Tây, các chuyên gia quân sự Trung Quốc đã nhận xét như trên.
Sau khi Liên Xô tan rã, điều kiện kinh tế của Nga đã ngăn cản nước này đóng tàu chiến lớn. Tuy vậy họ lại không được phép tụt hậu so với phương Tây.
Một bản kế hoạch cho phép Hải quân Nga sở hữu vũ khí rẻ tiền nhưng lại mang tính cạnh tranh cao, để bảo vệ các lợi ích của đất nước trên biển đã ra đời.
Những tàu tên lửa thuộc Dự án 22800 Karakurt là đại diện sống động cho ý tưởng như vậy.
“Không giống như tàu khu trục nhỏ thông thường có lượng giãn nước ít nhất 4.000 tấn, những chiến hạm thuộc Dự án 22800 của Nga sở hữu kích thước khiêm tốn hơn nhiều - chỉ 800 tấn", tác giả bài viết trên trờ Sohu cho biết.
Tàu tên lửa Karakurt có chiều dài 65 m; chiều rộng 10 m; mớn nước 2 m; lượng giãn nước đầy tải 800 tấn; tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 2.500 hải lý; thời gian bám biển liên tục 15 ngày.
Hệ thống điện tử của Karakurt bao gồm 4 radar mảng pha quét chủ động gắn trên thượng tầng, được bố trí quay về 4 hướng, tạo góc bao phủ kín 360 độ và không có góc chết, đây là thiết kế thường gặp trên các chiến hạm hiện đại.
Chính giữa tàu là cụm bệ phóng thẳng đứng đa năng UKSK-M, mang 8 tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54 Kalibr-NK, bên cạnh đó tàu còn phóng được cả tên lửa hành trình đối đất 3M-14T hoặc tên lửa chống ngầm 91RE.
Phía trước cabin chỉ huy là pháo hạm AK-176MA với tháp pháo được thiết kế theo dạng tàng hình hóa, đi kèm thiết bị ngắm bắn quang điện tử tối tân hơn nhiều so với biến thể cũ.
Hỏa lực phòng không của Karakurt cũng rất đáng chú ý khi nó đang lắp đặt module tên lửa - pháo Pantsir-M có tầm bắn tối đa 20 km, phát huy tác dụng tốt nhất khi chống lại tên lửa hành trình chống hạm bay thấp.
Vậy tại sao người Nga quyết định đóng tàu có lượng giãn nước nhỏ? Theo đánh giá của tờ báo Trung Quốc, chiến hạm Dự án 22800 dù cho kích thước khiêm tốn nhưng là một lớp tàu mạnh mẽ và đầy hiệu quả.
Chúng được trang bị cực kỳ tốt, có khả năng tấn công ngoài tầm nhìn. Những con tàu này gần như hoàn hảo về chức năng chiến đấu khi tối ưu hóa không gian cho việc tích hợp vũ khí và khí tài tác chiến.
Các nhà quan sát của cổng thông tin Trung Quốc nhận xét: “Rất khó để lắp đặt một hệ thống phóng thẳng đứng như vậy trên khinh hạm siêu nhẹ 800 tấn, nhưng người Nga đã làm được".
Sức mạnh của những con tàu này tương đương với một khu trục hạm phương Tây và có thể được sử dụng để thực hiện một cuộc tấn công phi đối xứng chống lại Hải quân Mỹ.
"Sở hữu khả năng tấn công uy lực, 'Nhện độc' Karakurt Dự án 22800 chắc chắn sẽ trở thành chủ lực trong cuộc tấn công phi đối xứng của Hải quân Nga", tờ báo Trung Quốc kết luận.