Vào ngày 5/5/2010, tàu chở dầu mang tên “Đại học Moskva” treo cờ Libia, thuộc Công ty Hàng hải Nga, đã bị bọn cướp biển Somali tấn công trên vịnh Aden. Khi bị cướp, tàu chở dầu “Đại học Moscow” đang ở vùng biển trung lập, cách bờ biển Somalia 900 km.Theo các phương tiện truyền thông Nga, bọn cướp biển chia thành 2 nhóm, trên 2 chiếc tàu cao tốc nhỏ áp sát tàu chở dầu. Khi đã tới gần, bọn chúng dùng súng trường tự động bắn xối xả lên tàu, một nhóm liều lĩnh xông lên tàu, nhóm còn lại làm nhiệm vụ quan sát và bảo vệ.Thuyền trưởng Iuri Turikansky đã bình tĩnh và mưu trí chỉ huy. Một mặt nhanh chóng tập hợp thủy thủ vào nơi an toàn, mặt khác ra lệnh cho tàu tăng tốc độ, tạo cho thân tàu lắc mạnh, gây khó khăn cho bọn cướp biển lên tàu.Đồng thời thuyền trưởng phát tín hiệu cấp cứu khẩn cấp tới chiến hạm mang tên “Nguyên soái Shaposnicov” của Hải quân Nga đang làm nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển ở vùng biển gần đó.Sau khi bọn cướp biển đã leo lên được boong tàu, thuyền trưởng Iuri ra lệnh tắt ngay hệ thống động lực và ngừng tất cả thiết bị máy móc đang hoạt động, để con tàu trôi tự do theo sóng biển, chờ chiến hạm Nga tới giải cứu.Theo truyền thông của Nga tiết lộ: Nơi an toàn của thủy thủ là khoang radar, trong đó có dự trữ đủ lương thực, nước uống và hệ thống thông tin liên lạc. Cửa phòng của khoang được thiết kế từ trước, chỉ có thể mở ra từ bên trong.Bọn cướp biển Somali đứng bên ngoài chỉ còn biết “bó tay”, nhưng không dám đánh mìn phá cửa phòng vì sợ tàu bốc cháy. Tuy nhiên chúng đã chiếm tàu suốt 20 tiếng đồng hồ.Sau khi nhận được báo cáo và chỉ thị có liên quan, Bộ Tư lệnh Hải quân Nga với sự phối hợp của Công ty Hàng hải Nga đã thành lập ngay bộ phận chỉ huy giải cứu, đồng thời lệnh cho chiến hạm “Nguyên soái Shaposnicov” cấp tốc “cắt sóng” tới ngay hiện trường giải cứu.Việc liên lạc giữa thuyền trưởng tàu chở dầu và chỉ huy bộ phận giải cứu được giữ vững, toàn bộ thủy thủ dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng rất bình tĩnh, chờ lực lượng tiếp viện. Ngược lại bọn cướp biển rất hoang mang, tuy một số tên leo lên được tàu nhưng không thể vào khoang radar.Sau khi nhận được lệnh giải cứu, chỉ trong 10 tiếng đồng hồ, chiến hạm giải cứu đã tới hiện trường, đồng thời cho máy bay trực thăng chở lính thủy đánh bộ của hải quân, cất cánh từ chiến hạm giải cứu bay lượn trên vùng trời nơi con tàu bị tấn công, tiến hành trinh sát mọi động tĩnh của bọn cướp biển.Khi đã xác định chính xác toàn đội thủy thủ đoàn đang ẩn nấp ở nơi an toàn, tính mạng và sức khỏe không hề bị uy hiếp, đội giải cứu đã lập tức hành động. Hoạt động chống lại những kẻ cướp biển được đăng tải sau đó qua một đoạn video trên Internet, bởi một người dùng có biệt danh “Andreich”, người đang phục vụ trên một trong những tàu chiến của Hải quân Nga.Nhận xét về video, tác giả giải thích rằng, việc quay phim được thực hiện trực tiếp từ tàu “Đô đốc Shaposhnikov”. Trong đoạn video, người xem có thể dễ dàng nhận ra một ụ pháo tự động 30 mm sáu nòng AK-630M, đang nhằm bắn một chiếc xuồng cao tốc của bọn cướp biển.Ngoài ra, còn có các loại hỏa lực hải quân khác cũng tham gia vụ tiến công này, như súng trường tấn công Kalashnikov và súng phóng lựu; nhưng ấn tượng đặc biệt ấn tượng là hỏa lực từ khẩu AK-630.Những tiếng nổ đầu nòng và tiếng nổ của đầu đạn của khẩu “pháo sáu nòng” theo đúng nghĩa đen, đã trút đạn pháo vào toàn bộ không gian xung quanh con tàu cướp biển, cuối cùng gây ra một vụ nổ trên đó; rõ ràng là do đạn dược hoặc nhiên liệu phát nổ.Pháo AK-630 sáu nòng được tiếp đạn bằng dây, tổng số đạn cho một khẩu pháo có thể tới 2.000 viên đạn. Tính năng tự động hóa cao của pháo cho phép duy trì tốc độ bắn tối đa lên đến 5.000 viên đạn mỗi phút; việc nạp lại dây đạn nhanh chóng.Khi pháo AK-630 bắn tự động loạt dài, có thể tạo thành một đám “mưa đạn” bay vào mục tiêu. Chế độ bắn tiêu chuẩn của AK-630 là bắn điểm xạ ngắn 5 viên và điểm xạ dài 20 viên ở cự ly tối đa (4 km) và bắn loạt 40 viên ở cự ly trung bình.Tư lệnh Hải quân Nga, Vladimir Vysotsky đã bác bỏ thông tin về vụ thảm sát cướp biển Somalia, đồng thời lưu ý rằng, “Các thủy thủ của chúng tôi không tàn sát ai đó trên biển”. Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, tất cả những tên cướp biển đã được thả, và chúng có thể đã chết vì những lý do khác.Báo chí Somali khi đó lại đưa tin rằng, Hải quân Nga đã tiêu diệt 10 tên cướp biển, bỏ xác họ vào một chiếc thuyền, đưa ra biển và sau đó phá hủy con tàu. Xin nhắc lại, tàu “Đô đốc Shaposhnikov” đã hộ tống các tàu vận tải từ năm 2010 và tuần tra khu vực nguy hiểm ở Vịnh Aden để ngăn chặn nguy cơ cướp biển.Vịnh Aden một thời là điểm nóng của thế giới về nạn cướp biển; tàu chiến Nga hoạt động tại khu vực Vịnh Aden như một phần của sứ mệnh bảo vệ hàng hải quốc tế, trong đó lực lượng hải quân của Bỉ, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan và Thụy Điển cũng tham gia. Nguồn ảnh: History. Cận cảnh sức mạnh của khu trục hạm Admiral Panteleyev trong biên chế Hải quân Nga. Nguồn: Star.
Vào ngày 5/5/2010, tàu chở dầu mang tên “Đại học Moskva” treo cờ Libia, thuộc Công ty Hàng hải Nga, đã bị bọn cướp biển Somali tấn công trên vịnh Aden. Khi bị cướp, tàu chở dầu “Đại học Moscow” đang ở vùng biển trung lập, cách bờ biển Somalia 900 km.
Theo các phương tiện truyền thông Nga, bọn cướp biển chia thành 2 nhóm, trên 2 chiếc tàu cao tốc nhỏ áp sát tàu chở dầu. Khi đã tới gần, bọn chúng dùng súng trường tự động bắn xối xả lên tàu, một nhóm liều lĩnh xông lên tàu, nhóm còn lại làm nhiệm vụ quan sát và bảo vệ.
Thuyền trưởng Iuri Turikansky đã bình tĩnh và mưu trí chỉ huy. Một mặt nhanh chóng tập hợp thủy thủ vào nơi an toàn, mặt khác ra lệnh cho tàu tăng tốc độ, tạo cho thân tàu lắc mạnh, gây khó khăn cho bọn cướp biển lên tàu.
Đồng thời thuyền trưởng phát tín hiệu cấp cứu khẩn cấp tới chiến hạm mang tên “Nguyên soái Shaposnicov” của Hải quân Nga đang làm nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển ở vùng biển gần đó.
Sau khi bọn cướp biển đã leo lên được boong tàu, thuyền trưởng Iuri ra lệnh tắt ngay hệ thống động lực và ngừng tất cả thiết bị máy móc đang hoạt động, để con tàu trôi tự do theo sóng biển, chờ chiến hạm Nga tới giải cứu.
Theo truyền thông của Nga tiết lộ: Nơi an toàn của thủy thủ là khoang radar, trong đó có dự trữ đủ lương thực, nước uống và hệ thống thông tin liên lạc. Cửa phòng của khoang được thiết kế từ trước, chỉ có thể mở ra từ bên trong.
Bọn cướp biển Somali đứng bên ngoài chỉ còn biết “bó tay”, nhưng không dám đánh mìn phá cửa phòng vì sợ tàu bốc cháy. Tuy nhiên chúng đã chiếm tàu suốt 20 tiếng đồng hồ.
Sau khi nhận được báo cáo và chỉ thị có liên quan, Bộ Tư lệnh Hải quân Nga với sự phối hợp của Công ty Hàng hải Nga đã thành lập ngay bộ phận chỉ huy giải cứu, đồng thời lệnh cho chiến hạm “Nguyên soái Shaposnicov” cấp tốc “cắt sóng” tới ngay hiện trường giải cứu.
Việc liên lạc giữa thuyền trưởng tàu chở dầu và chỉ huy bộ phận giải cứu được giữ vững, toàn bộ thủy thủ dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng rất bình tĩnh, chờ lực lượng tiếp viện. Ngược lại bọn cướp biển rất hoang mang, tuy một số tên leo lên được tàu nhưng không thể vào khoang radar.
Sau khi nhận được lệnh giải cứu, chỉ trong 10 tiếng đồng hồ, chiến hạm giải cứu đã tới hiện trường, đồng thời cho máy bay trực thăng chở lính thủy đánh bộ của hải quân, cất cánh từ chiến hạm giải cứu bay lượn trên vùng trời nơi con tàu bị tấn công, tiến hành trinh sát mọi động tĩnh của bọn cướp biển.
Khi đã xác định chính xác toàn đội thủy thủ đoàn đang ẩn nấp ở nơi an toàn, tính mạng và sức khỏe không hề bị uy hiếp, đội giải cứu đã lập tức hành động. Hoạt động chống lại những kẻ cướp biển được đăng tải sau đó qua một đoạn video trên Internet, bởi một người dùng có biệt danh “Andreich”, người đang phục vụ trên một trong những tàu chiến của Hải quân Nga.
Nhận xét về video, tác giả giải thích rằng, việc quay phim được thực hiện trực tiếp từ tàu “Đô đốc Shaposhnikov”. Trong đoạn video, người xem có thể dễ dàng nhận ra một ụ pháo tự động 30 mm sáu nòng AK-630M, đang nhằm bắn một chiếc xuồng cao tốc của bọn cướp biển.
Ngoài ra, còn có các loại hỏa lực hải quân khác cũng tham gia vụ tiến công này, như súng trường tấn công Kalashnikov và súng phóng lựu; nhưng ấn tượng đặc biệt ấn tượng là hỏa lực từ khẩu AK-630.
Những tiếng nổ đầu nòng và tiếng nổ của đầu đạn của khẩu “pháo sáu nòng” theo đúng nghĩa đen, đã trút đạn pháo vào toàn bộ không gian xung quanh con tàu cướp biển, cuối cùng gây ra một vụ nổ trên đó; rõ ràng là do đạn dược hoặc nhiên liệu phát nổ.
Pháo AK-630 sáu nòng được tiếp đạn bằng dây, tổng số đạn cho một khẩu pháo có thể tới 2.000 viên đạn. Tính năng tự động hóa cao của pháo cho phép duy trì tốc độ bắn tối đa lên đến 5.000 viên đạn mỗi phút; việc nạp lại dây đạn nhanh chóng.
Khi pháo AK-630 bắn tự động loạt dài, có thể tạo thành một đám “mưa đạn” bay vào mục tiêu. Chế độ bắn tiêu chuẩn của AK-630 là bắn điểm xạ ngắn 5 viên và điểm xạ dài 20 viên ở cự ly tối đa (4 km) và bắn loạt 40 viên ở cự ly trung bình.
Tư lệnh Hải quân Nga, Vladimir Vysotsky đã bác bỏ thông tin về vụ thảm sát cướp biển Somalia, đồng thời lưu ý rằng, “Các thủy thủ của chúng tôi không tàn sát ai đó trên biển”. Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, tất cả những tên cướp biển đã được thả, và chúng có thể đã chết vì những lý do khác.
Báo chí Somali khi đó lại đưa tin rằng, Hải quân Nga đã tiêu diệt 10 tên cướp biển, bỏ xác họ vào một chiếc thuyền, đưa ra biển và sau đó phá hủy con tàu. Xin nhắc lại, tàu “Đô đốc Shaposhnikov” đã hộ tống các tàu vận tải từ năm 2010 và tuần tra khu vực nguy hiểm ở Vịnh Aden để ngăn chặn nguy cơ cướp biển.
Vịnh Aden một thời là điểm nóng của thế giới về nạn cướp biển; tàu chiến Nga hoạt động tại khu vực Vịnh Aden như một phần của sứ mệnh bảo vệ hàng hải quốc tế, trong đó lực lượng hải quân của Bỉ, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan và Thụy Điển cũng tham gia. Nguồn ảnh: History.
Cận cảnh sức mạnh của khu trục hạm Admiral Panteleyev trong biên chế Hải quân Nga. Nguồn: Star.