Hôm 15/12 vừa qua, một phái đoàn của chính phủ Nhật Bản, bao gồm cả các quan chức thuộc Lực lượng Phòng vệ Trên biển của nước này đã có mặt tại cảng Portmouth để tham quan tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh. Nguồn ảnh: Sina.Chuyến viếng thăm này được báo chí và cư dân mạng Trung Quốc rất quan tâm và lưu ý. Nhiều tờ báo của Trung Quốc còn đưa ra nhận định rằng rất có thể, Nhật đang tìm cách để sở hữu một con tàu sân bay đúng nghĩa cho nước này trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.Các chuyên gia nhận định, công nghệ của Nhật Bản thừa sức giúp họ đóng được các loại tàu sân bay hiện đại tương đương với Anh, thậm chí Nhật còn có thể đóng được tàu sân bay nguyên tử hiện đại ngang với các lớp tàu sân bay của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.Điều duy nhất bó buộc Nhật Bản sở hữu cho mình các tàu sân bay này chính là các thỏa thuận nằm trong điều khoản đầu hàng vô điều kiện mà Nhật ký với Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo đó Nhật không được phép thành lập quân đội và sở hữu tàu sân bay cũng như các loại phương tiện khác có khả năng giúp Nhật triển khai lực lượng quân đội hoặc các lực lượng tương đương ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Sina.Điều này được quy định rất rõ trong điều 9, Hiến pháp Nhật Bản. Mặc dù vậy, điều 9 không còn là rào cản đủ mạnh để ngăn Tokyo trở lại đúng vị thế của mình ở châu Á. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, các loại vận tải cơ mới nhất của Nhật đã có khả năng bay ra nước ngoài với tầm bay đạt hàng chục nghìn kilomets, các đạo luật mới nhất của Nhật Bản cũng cho phép nước này được triển khai quân đội ra nước ngoài để "bảo vệ đồng minh và thực hiện phòng thủ từ xa". Trong tương lai, rất có thể Nhật cũng sẽ đóng những tàu sân bay mới để bảo vệ lợi ích quốc gia của nước này trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản chỉ sở hữu các tàu đổ bộ trực thăng mà nước này gọi là "tàu khu trục chở trực thăng". Trong tương lai, với việc được trang bị các loại máy bay F-35B với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn, các tàu khu trục chở trực thăng của Nhật rất có thể sẽ có được khả năng hoạt động tương đương như các tàu sân bay cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Sina.Theo dõi chuyến thăm của Nhật lên tàu sân bay Anh, cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra khá lạc quan khi họ cho rằng, Trung Quốc sắp đóng xong chiếc tàu sân bay thứ ba của nước này trong khi đó Nhật vẫn đang trong quá trình "tham khảo" và tự hào rằng Trung Quốc đã bỏ xa Nhật Bản trong việc đóng tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc lại khá lo ngại về việc Nhật sở hữu nhiều công nghệ hiện đại hơn Trung Quốc, đặc biệt là các công nghệ liên quan đến hạt nhân. Điều này có thể tạo lợi thế rất lớn cho Nhật Bản trong tương lai khi họ tham gia vào cuộc đua tàu sân bay trên Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sina.HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới nhất và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại của Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu có trị giá 4 tỷ USD và có độ giãn nước khoảng 60.000 tấn. Dù có giá trị rất lớn, HMS Queen Elizabeth vẫn chỉ là một tàu sân bay sử dụng động cơ thông thường và phải có kèm cả hệ thống cầu nhảy để cất cánh máy bay trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.Mời đọc giả xem Video: Cận cảnh tàu sân bay lớn nhất của Anh rời cảng, ra khơi. Nguồn: Youtube.
Hôm 15/12 vừa qua, một phái đoàn của chính phủ Nhật Bản, bao gồm cả các quan chức thuộc Lực lượng Phòng vệ Trên biển của nước này đã có mặt tại cảng Portmouth để tham quan tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh. Nguồn ảnh: Sina.
Chuyến viếng thăm này được báo chí và cư dân mạng Trung Quốc rất quan tâm và lưu ý. Nhiều tờ báo của Trung Quốc còn đưa ra nhận định rằng rất có thể, Nhật đang tìm cách để sở hữu một con tàu sân bay đúng nghĩa cho nước này trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Các chuyên gia nhận định, công nghệ của Nhật Bản thừa sức giúp họ đóng được các loại tàu sân bay hiện đại tương đương với Anh, thậm chí Nhật còn có thể đóng được tàu sân bay nguyên tử hiện đại ngang với các lớp tàu sân bay của Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Điều duy nhất bó buộc Nhật Bản sở hữu cho mình các tàu sân bay này chính là các thỏa thuận nằm trong điều khoản đầu hàng vô điều kiện mà Nhật ký với Mỹ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo đó Nhật không được phép thành lập quân đội và sở hữu tàu sân bay cũng như các loại phương tiện khác có khả năng giúp Nhật triển khai lực lượng quân đội hoặc các lực lượng tương đương ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Sina.
Điều này được quy định rất rõ trong điều 9, Hiến pháp Nhật Bản. Mặc dù vậy, điều 9 không còn là rào cản đủ mạnh để ngăn Tokyo trở lại đúng vị thế của mình ở châu Á. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, các loại vận tải cơ mới nhất của Nhật đã có khả năng bay ra nước ngoài với tầm bay đạt hàng chục nghìn kilomets, các đạo luật mới nhất của Nhật Bản cũng cho phép nước này được triển khai quân đội ra nước ngoài để "bảo vệ đồng minh và thực hiện phòng thủ từ xa". Trong tương lai, rất có thể Nhật cũng sẽ đóng những tàu sân bay mới để bảo vệ lợi ích quốc gia của nước này trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản chỉ sở hữu các tàu đổ bộ trực thăng mà nước này gọi là "tàu khu trục chở trực thăng". Trong tương lai, với việc được trang bị các loại máy bay F-35B với khả năng cất cánh trên đường băng ngắn, các tàu khu trục chở trực thăng của Nhật rất có thể sẽ có được khả năng hoạt động tương đương như các tàu sân bay cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Sina.
Theo dõi chuyến thăm của Nhật lên tàu sân bay Anh, cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra khá lạc quan khi họ cho rằng, Trung Quốc sắp đóng xong chiếc tàu sân bay thứ ba của nước này trong khi đó Nhật vẫn đang trong quá trình "tham khảo" và tự hào rằng Trung Quốc đã bỏ xa Nhật Bản trong việc đóng tàu sân bay. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc lại khá lo ngại về việc Nhật sở hữu nhiều công nghệ hiện đại hơn Trung Quốc, đặc biệt là các công nghệ liên quan đến hạt nhân. Điều này có thể tạo lợi thế rất lớn cho Nhật Bản trong tương lai khi họ tham gia vào cuộc đua tàu sân bay trên Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Sina.
HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới nhất và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại của Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu có trị giá 4 tỷ USD và có độ giãn nước khoảng 60.000 tấn. Dù có giá trị rất lớn, HMS Queen Elizabeth vẫn chỉ là một tàu sân bay sử dụng động cơ thông thường và phải có kèm cả hệ thống cầu nhảy để cất cánh máy bay trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Mời đọc giả xem Video: Cận cảnh tàu sân bay lớn nhất của Anh rời cảng, ra khơi. Nguồn: Youtube.