Theo đó quá trình chạy thử nghiệm của tàu sân bay Anh, chiếc HMS Queen Elizabeth vẫn tiếp tục được thực hiện sau gần ba năm ì ạch và lần này sẽ là chuyến chạy thử xuyên nước Anh từ Scotland tới cảng Portsmouth nằm ở phía Nam nước này. Dự kiến hành trình sẽ kết thúc trong khoảng 5 ngày. Nguồn ảnh: Sina.Hành trình từ Scotland-nơi chiếc chiến hạm lớn nhất của Hải quân Anh được đóng tới quân cảng Portsmouth sẽ kéo dài khoảng 5 ngày bắt đầu từ ngày 17/8 tới ngày 22/8 thì kết thúc. Đây sẽ là chuyến hành trình vượt biển dài ngày đầu tiên của chiếc tàu sân bay Anh nhằm thử nghiệm khả năng hải trình của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.Có độ giãn nước lên tới 70.600 tấn, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay lớn nhất của Anh tính tới thời điểm hiện tại. Mặc dù nhiều chuyên gia phân tích quân sự cho rằng tàu sân bay này không thể giúp Anh lấy lại được vị thế cường quốc hải quân của mình nhưng ít nhất cũng giúp London gia tăng được tầm ảnh hưởng trên biển của mình. Nguồn ảnh: Sina.Điểm đặc biệt và dễ nhận biết nhất của chiếc tàu sân bay này chính là nó có tới hai tháp chỉ huy. Trong đó, một tháp chỉ huy có nhiệm vụ điều khiển tàu sân bay, tháp còn lại được sử dụng như tháp không lưu, điều khiển mọi hoạt động của các máy bay trên tàu. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù có giá trị lên tới 4,5 tỷ USD, tuy nhiên, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh lại được thiết kế theo kiểu cũ với hệ thống đường băng cất cánh theo kiểu nhảy cầu và sử dụng động cơ diesel thông thường thay vì sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.Dự kiến, tới cuối năm 2017 này chiếc HMS Queen Elizabeth sẽ được biên chế chính thức vào Hải quân Hoàng gia Anh. Mặc dù hiện vẫn còn nằm ngoài đăng bạ nhưng HMS Queen Elizabeth đã gần như "cầm chắc" suất trở thành Soái hạm (Flagship) của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Sina.Có chiều dài 280 mét, lượng giãn nước 70.600 tấn, HMS Queen Elizabeth cũng là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử phát triển của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh tính đến thời điểm hiện tại. Trong chuyến chạy thử đầu tiên này, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ được kiểm tra khoảng 54 tính năng kỹ thuật khác nhau trong đó quan trọng nhất là hệ thống động cơ, bánh lái và các hệ thống cảm biến, định vị trên tàu. Nguồn ảnh: Sina.Điểm yếu lớn nhất của chiếc tàu sân bay này chính là việc nó sử dụng một hệ thống phần mềm vận hành cực kỳ lỗi thời. Cụ thể là, hầu hết các phần mềm điều khiển trên tàu sân bay thuộc loại hiện đại nhất nhì thế giới này cũng chỉ sử dụng hệ điều hành Windows XP, vốn là một phiên bản hệ điều hành cực kỳ cũ kỹ và đã bị nhà phát hành dừng hỗ trợ từ cách đây vài năm. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy, có thể khẳng định một điều là đây chưa phải là con tàu sân bay cuối cùng của Hải quân Hoàng gia Anh trong tương lai gần và rất có thể, HMS Queen Elizabeth chỉ được coi là "bản nháp" của Hải quân Anh trước khi họ bắt tay vào chế tạo tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó quá trình chạy thử nghiệm của tàu sân bay Anh, chiếc HMS Queen Elizabeth vẫn tiếp tục được thực hiện sau gần ba năm ì ạch và lần này sẽ là chuyến chạy thử xuyên nước Anh từ Scotland tới cảng Portsmouth nằm ở phía Nam nước này. Dự kiến hành trình sẽ kết thúc trong khoảng 5 ngày. Nguồn ảnh: Sina.
Hành trình từ Scotland-nơi chiếc chiến hạm lớn nhất của Hải quân Anh được đóng tới quân cảng Portsmouth sẽ kéo dài khoảng 5 ngày bắt đầu từ ngày 17/8 tới ngày 22/8 thì kết thúc. Đây sẽ là chuyến hành trình vượt biển dài ngày đầu tiên của chiếc tàu sân bay Anh nhằm thử nghiệm khả năng hải trình của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Có độ giãn nước lên tới 70.600 tấn, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay lớn nhất của Anh tính tới thời điểm hiện tại. Mặc dù nhiều chuyên gia phân tích quân sự cho rằng tàu sân bay này không thể giúp Anh lấy lại được vị thế cường quốc hải quân của mình nhưng ít nhất cũng giúp London gia tăng được tầm ảnh hưởng trên biển của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Điểm đặc biệt và dễ nhận biết nhất của chiếc tàu sân bay này chính là nó có tới hai tháp chỉ huy. Trong đó, một tháp chỉ huy có nhiệm vụ điều khiển tàu sân bay, tháp còn lại được sử dụng như tháp không lưu, điều khiển mọi hoạt động của các máy bay trên tàu. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù có giá trị lên tới 4,5 tỷ USD, tuy nhiên, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh lại được thiết kế theo kiểu cũ với hệ thống đường băng cất cánh theo kiểu nhảy cầu và sử dụng động cơ diesel thông thường thay vì sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Sina.
Dự kiến, tới cuối năm 2017 này chiếc HMS Queen Elizabeth sẽ được biên chế chính thức vào Hải quân Hoàng gia Anh. Mặc dù hiện vẫn còn nằm ngoài đăng bạ nhưng HMS Queen Elizabeth đã gần như "cầm chắc" suất trở thành Soái hạm (Flagship) của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Sina.
Có chiều dài 280 mét, lượng giãn nước 70.600 tấn, HMS Queen Elizabeth cũng là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử phát triển của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh tính đến thời điểm hiện tại. Trong chuyến chạy thử đầu tiên này, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ được kiểm tra khoảng 54 tính năng kỹ thuật khác nhau trong đó quan trọng nhất là hệ thống động cơ, bánh lái và các hệ thống cảm biến, định vị trên tàu. Nguồn ảnh: Sina.
Điểm yếu lớn nhất của chiếc tàu sân bay này chính là việc nó sử dụng một hệ thống phần mềm vận hành cực kỳ lỗi thời. Cụ thể là, hầu hết các phần mềm điều khiển trên tàu sân bay thuộc loại hiện đại nhất nhì thế giới này cũng chỉ sử dụng hệ điều hành Windows XP, vốn là một phiên bản hệ điều hành cực kỳ cũ kỹ và đã bị nhà phát hành dừng hỗ trợ từ cách đây vài năm. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy, có thể khẳng định một điều là đây chưa phải là con tàu sân bay cuối cùng của Hải quân Hoàng gia Anh trong tương lai gần và rất có thể, HMS Queen Elizabeth chỉ được coi là "bản nháp" của Hải quân Anh trước khi họ bắt tay vào chế tạo tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của mình. Nguồn ảnh: Sina.