Ngày 10/8 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã chính thức công bố kế hoạch thành lập căn cứ quân sự mới trên đảo Mage thuộc tỉnh Kagoshima - miền nam nước này. Căn cứ này sẽ được sử dụng để cung cấp trung tâm huấn luyện mới cho lực lượng hàng không trên tàu sân bay của Mỹ nhằm giảm bớt sự quá tải cũng như bất tiện của căn cứ Atsugi cũ nằm sâu trong nội địa nước này.
Ảnh: Đảo Mage của Nhật Bản.Hòn đảo có chiều dài 4.3km và nơi rộng nhất là 3.0km. Trước năm 1959, đã có hàng trăm ngư dân Nhật Bản sống ở đây tuy nhiên vì điều kiện khó khăn, thiếu thốn mà họ đã lần lượt dọn đi. Cho đến năm 1980, đây cơ bản là hòn đảo không người. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã chú ý đến hòn đảo này từ lâu, vì vậy họ đã liên hệ với chính quyền địa phương cũng như các chủ sở hữu đất để mua lại toàn bộ hòn đảo từ cuối năm 2019 cho mục đích quân sự.
Ảnh: Đảo Mage nhìn từ trên cao.Căn cứ quân sự mới trên đảo Mage được cho là sẽ làm giảm bớt gánh nặng tại căn cứ huấn luyện không quân trên hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ mang tên Atsugi ở tỉnh Kanagawa. Đây được cho là một sự bất tiện vô cùng lớn khi tần suất hạ cánh của máy bay quân sự Mỹ là vô cùng thường xuyên trong khi căn cứ lại quá gần khu đông dân cư, chỉ cách sân bay Haneda của Tokyo 33km, khiến người dân sống xung quanh vô cùng khó chịu. Hơn nữa, nó lại nằm quá sâu trong nội địa Nhật Bản, điều này là khó mô phỏng thực tế cất hạ cánh máy bay trên biển.
Ảnh: Căn cứ huấn luyện không quân Atsugi tại Kanagawa.Trong khi đó, đảo Mage lại nằm trơ trọi giữa biển, không gần khu vực dân sự, rất thích hợp để huấn luyện mô phỏng tàu sân bay. Tuy nhiên người Nhật vẫn còn rất nhiều việc phải làm để hình thành căn cứ ở đây, đầu tiên là xây dựng một sân bay mới, bãi đỗ, nhà chứa, kho xăng dầu, trạm kiểm soát không lưu, doanh trại và cầu cảng để tàu thuyền cận bến.
Ảnh: Biên đội tiêm kích hạm F/A-18 chủ lực trên tàu sân bay Mỹ.Dẫu vậy, đảo Mage cũng có những mặt hạn chế riêng. Đầu tiên là do diệc tích hạn chế nên không thể xây dựng cơ sở bảo trì, bảo dưỡng cũng như sinh hoạt, dịch vụ lớn, cũng như không đủ chỗ cho gia đình, người thân của cán bộ, chiến sĩ sinh sống. Hai là khoảng cách từ căn cứ Atsugi đến Mage là 950km, khiến các nhiệm vụ cất cánh tại Atsugi hướng tới Mage sẽ tiêu hao nhiên liệu rất lớn, cũng như hao tốn giờ bay, giảm tuổi thọ của khung thân. Đảo cũng không có đủ nơi để xây dựng cơ sở giải trí cho lính Mỹ.
Ảnh: Tàu sân bay Nimizt của Hải quân Hoa Kỳ.Không những thế, trên đảo Mage cũng không hề có nguồn nước ngọt, đây cũng là lí do khiến người dân sống trên đảo rời đi. Ngày nay, lực lượng Không quân Hoa Kỳ tất nhiên sẽ sử dụng nhiều nước hơn người dân bản địa Nhật Bản rất nhiều, đây sẽ lại là một gánh nặng lớn khác để có thể vận chuyển hay lọc nước ngọt để sử dụng. Chính vì những lí do này, người ta phán đoán rằng căn cứ này sẽ chỉ là nơi huấn luyện phụ, không thường trực, là nơi giảm bớt gánh nặng cho căn cứ chính ở Atsugi.
Ảnh: Biên đội F-35 của Không quân Hoa Kỳ.Tuy căn cứ mới này vẫn chưa hình thành, nhưng giới truyền thông Trung Quốc đã cực kỳ quan tâm đến nó, nhất là sức uy hiếp của căn cứ trên đảo Mage đối với lãnh thổ Trung Quốc đại lục nếu chiến tranh xảy ra.
Ảnh: Cận cảnh F-35 trong trạng thái mở khoang vũ khí.Người Trung Quốc ước tính rằng, khoảng cách từ Mage đến Thượng Hải chỉ khoảng hơn 850km, đồng nghĩa với việc các tiêm kích F/A-18 hay F-35 nếu cất cánh từ đây sẽ chỉ mất khoảng một giờ để tấn công vào thành phố đông dân nhất của đất nước này. Mặc dù khoảng cách từ Okinawa đến lãnh thổ Trung Quốc là gần hơn, nhưng với việc Nhật Bản triển khai đồng thời ở cả hai căn cứ thì mối đe dọa có thể gây ra là vô cùng lớn.
Ảnh: Biên đội máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orinon của Nhật Bản.Cùng với đó, căn cứ này cũng sẽ cung cấp khả năng cho các máy bay trinh sát và tuần thám săn ngầm của Nhật Bản có thể sử dụng để làm bàn đạp, giúp phủ sóng diện rộng hơn trên toàn biển Hoa Đông.
Ảnh: Biên đội tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.Người Nhật Bản dẫu sao vẫn còn rất nhiều việc phải làm với hòn đảo hoang vu này để có thể biến nó trở thành một căn cứ không quân thực thụ. Nhưng dù sao, khi nó hoàn thành, không thể phủ nhận một điều là nó sẽ tạo sự uy hiếp nhất định lên Trung Quốc đồng thời cũng xử lý được phần nào bất tiện ở Atsugi.
Ảnh: Máy bay F/A-18 hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1
Ngày 10/8 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã chính thức công bố kế hoạch thành lập căn cứ quân sự mới trên đảo Mage thuộc tỉnh Kagoshima - miền nam nước này. Căn cứ này sẽ được sử dụng để cung cấp trung tâm huấn luyện mới cho lực lượng hàng không trên tàu sân bay của Mỹ nhằm giảm bớt sự quá tải cũng như bất tiện của căn cứ Atsugi cũ nằm sâu trong nội địa nước này.
Ảnh: Đảo Mage của Nhật Bản.
Hòn đảo có chiều dài 4.3km và nơi rộng nhất là 3.0km. Trước năm 1959, đã có hàng trăm ngư dân Nhật Bản sống ở đây tuy nhiên vì điều kiện khó khăn, thiếu thốn mà họ đã lần lượt dọn đi. Cho đến năm 1980, đây cơ bản là hòn đảo không người. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã chú ý đến hòn đảo này từ lâu, vì vậy họ đã liên hệ với chính quyền địa phương cũng như các chủ sở hữu đất để mua lại toàn bộ hòn đảo từ cuối năm 2019 cho mục đích quân sự.
Ảnh: Đảo Mage nhìn từ trên cao.
Căn cứ quân sự mới trên đảo Mage được cho là sẽ làm giảm bớt gánh nặng tại căn cứ huấn luyện không quân trên hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ mang tên Atsugi ở tỉnh Kanagawa. Đây được cho là một sự bất tiện vô cùng lớn khi tần suất hạ cánh của máy bay quân sự Mỹ là vô cùng thường xuyên trong khi căn cứ lại quá gần khu đông dân cư, chỉ cách sân bay Haneda của Tokyo 33km, khiến người dân sống xung quanh vô cùng khó chịu. Hơn nữa, nó lại nằm quá sâu trong nội địa Nhật Bản, điều này là khó mô phỏng thực tế cất hạ cánh máy bay trên biển.
Ảnh: Căn cứ huấn luyện không quân Atsugi tại Kanagawa.
Trong khi đó, đảo Mage lại nằm trơ trọi giữa biển, không gần khu vực dân sự, rất thích hợp để huấn luyện mô phỏng tàu sân bay. Tuy nhiên người Nhật vẫn còn rất nhiều việc phải làm để hình thành căn cứ ở đây, đầu tiên là xây dựng một sân bay mới, bãi đỗ, nhà chứa, kho xăng dầu, trạm kiểm soát không lưu, doanh trại và cầu cảng để tàu thuyền cận bến.
Ảnh: Biên đội tiêm kích hạm F/A-18 chủ lực trên tàu sân bay Mỹ.
Dẫu vậy, đảo Mage cũng có những mặt hạn chế riêng. Đầu tiên là do diệc tích hạn chế nên không thể xây dựng cơ sở bảo trì, bảo dưỡng cũng như sinh hoạt, dịch vụ lớn, cũng như không đủ chỗ cho gia đình, người thân của cán bộ, chiến sĩ sinh sống. Hai là khoảng cách từ căn cứ Atsugi đến Mage là 950km, khiến các nhiệm vụ cất cánh tại Atsugi hướng tới Mage sẽ tiêu hao nhiên liệu rất lớn, cũng như hao tốn giờ bay, giảm tuổi thọ của khung thân. Đảo cũng không có đủ nơi để xây dựng cơ sở giải trí cho lính Mỹ.
Ảnh: Tàu sân bay Nimizt của Hải quân Hoa Kỳ.
Không những thế, trên đảo Mage cũng không hề có nguồn nước ngọt, đây cũng là lí do khiến người dân sống trên đảo rời đi. Ngày nay, lực lượng Không quân Hoa Kỳ tất nhiên sẽ sử dụng nhiều nước hơn người dân bản địa Nhật Bản rất nhiều, đây sẽ lại là một gánh nặng lớn khác để có thể vận chuyển hay lọc nước ngọt để sử dụng. Chính vì những lí do này, người ta phán đoán rằng căn cứ này sẽ chỉ là nơi huấn luyện phụ, không thường trực, là nơi giảm bớt gánh nặng cho căn cứ chính ở Atsugi.
Ảnh: Biên đội F-35 của Không quân Hoa Kỳ.
Tuy căn cứ mới này vẫn chưa hình thành, nhưng giới truyền thông Trung Quốc đã cực kỳ quan tâm đến nó, nhất là sức uy hiếp của căn cứ trên đảo Mage đối với lãnh thổ Trung Quốc đại lục nếu chiến tranh xảy ra.
Ảnh: Cận cảnh F-35 trong trạng thái mở khoang vũ khí.
Người Trung Quốc ước tính rằng, khoảng cách từ Mage đến Thượng Hải chỉ khoảng hơn 850km, đồng nghĩa với việc các tiêm kích F/A-18 hay F-35 nếu cất cánh từ đây sẽ chỉ mất khoảng một giờ để tấn công vào thành phố đông dân nhất của đất nước này. Mặc dù khoảng cách từ Okinawa đến lãnh thổ Trung Quốc là gần hơn, nhưng với việc Nhật Bản triển khai đồng thời ở cả hai căn cứ thì mối đe dọa có thể gây ra là vô cùng lớn.
Ảnh: Biên đội máy bay tuần thám săn ngầm P-3C Orinon của Nhật Bản.
Cùng với đó, căn cứ này cũng sẽ cung cấp khả năng cho các máy bay trinh sát và tuần thám săn ngầm của Nhật Bản có thể sử dụng để làm bàn đạp, giúp phủ sóng diện rộng hơn trên toàn biển Hoa Đông.
Ảnh: Biên đội tàu chiến của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.
Người Nhật Bản dẫu sao vẫn còn rất nhiều việc phải làm với hòn đảo hoang vu này để có thể biến nó trở thành một căn cứ không quân thực thụ. Nhưng dù sao, khi nó hoàn thành, không thể phủ nhận một điều là nó sẽ tạo sự uy hiếp nhất định lên Trung Quốc đồng thời cũng xử lý được phần nào bất tiện ở Atsugi.
Ảnh: Máy bay F/A-18 hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1