Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) vừa tiếp nhận tên lửa chống hạm XASM-3E. Đây là phiên bản sản xuất hàng loạt và trang bị cho JASDF sau quá trình thử nghiệm thành công vào năm ngoái. Nguồn ảnh: Sina.XASM-3 sẽ thay thế cho ASM-1 và ASM-2 trong vai trò chống hạm trên không của JASDF. Vũ khí này sẽ tạo ra sức mạnh mới cho JASDF vốn chỉ tập trung vào phòng thủ thụ động. Nguồn ảnh: Sina.XASM-3E có thiết kế hiện đại. Nó được trang bị động cơ ramjet với cửa hút không khí bố trí hai bên hông tên lửa. Động cơ ramjet cho phép tên lửa đạt tốc độ tới Mach 3 (khoảng 3.700 km/h). Đây là tốc độ rất khó đánh chặn. Nguồn ảnh: Sina.XASM-3E có chiều dài khoảng 5,2 m, trọng lượng 900 kg. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa quán tính, hiệu chỉnh đường bay giai đoạn giữa và radar chủ động hoặc thụ động giai đoạn cuối. Nguồn ảnh: Sina.XASM-3E có tầm bắn khoảng 200 km đem lại cho JASDF khả năng phòng ngự từ xa. Tên lửa này được giới thiệu là có khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Sina.XASM-3E sẽ là vũ khí chủ lực của tiêm kích F-2, phiên bản F-16 sản xuất tại Nhật Bản. Mỗi chiếc F-2 có thể mang theo 2 tên lửa XASM-3E đem lại khả năng chống hạm mạnh mẽ. Nguồn ảnh: Sina.Năm 2017, tên lửa XASM-3 đã được thử nghiệm từ tiêm kích F-2. Tàu khu trục DDH-143 Shirane ngưng hoạt động được sử dụng làm bia. XASM-3 đã nhấn chìm DDH-143 ngay phát bắn đầu tiên. Nguồn ảnh: Sina.DDH-143 có lượng choán nước 7.500 tấn chứng minh khả năng nhấn chìm mọi chiến hạm, bao gồm tàu sân bay. Với tàu sân bay có thể cần nhiều hơn 1 tên lửa XASM-3, nhưng chỉ cần một phát bắn trúng cũng có thể vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của nó. Nguồn ảnh: Global Security.Giới phân tích nhận định tên lửa XASM-3E sẽ được JASDF sử dụng để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc. F-2 kết hợp với XASM-3E sẽ là vũ khí phòng ngự hiệu quả. Nguồn ảnh: Sina.Trang mạng Sina cho rằng tên lửa này là mối đe dọa đối với tàu sân bay Trung Quốc cũng như các chiến hạm khác của nước này. Nguồn ảnh: Sina.Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang có kế hoạch nâng cấp tên lửa XASM-3 cho phép đạt tới tốc độ Mach 5, tốc độ mà việc đánh chặn gần như là bất khả thi. Nguồn ảnh: Sina.Mời độc giả xem video: Tiêm kích F-2 của Phòng vệ trên Không Nhật Bản thử nghiệm tên lửa XASM-3E (nguồn NavyRecognition)
Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) vừa tiếp nhận tên lửa chống hạm XASM-3E. Đây là phiên bản sản xuất hàng loạt và trang bị cho JASDF sau quá trình thử nghiệm thành công vào năm ngoái. Nguồn ảnh: Sina.
XASM-3 sẽ thay thế cho ASM-1 và ASM-2 trong vai trò chống hạm trên không của JASDF. Vũ khí này sẽ tạo ra sức mạnh mới cho JASDF vốn chỉ tập trung vào phòng thủ thụ động. Nguồn ảnh: Sina.
XASM-3E có thiết kế hiện đại. Nó được trang bị động cơ ramjet với cửa hút không khí bố trí hai bên hông tên lửa. Động cơ ramjet cho phép tên lửa đạt tốc độ tới Mach 3 (khoảng 3.700 km/h). Đây là tốc độ rất khó đánh chặn. Nguồn ảnh: Sina.
XASM-3E có chiều dài khoảng 5,2 m, trọng lượng 900 kg. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa quán tính, hiệu chỉnh đường bay giai đoạn giữa và radar chủ động hoặc thụ động giai đoạn cuối. Nguồn ảnh: Sina.
XASM-3E có tầm bắn khoảng 200 km đem lại cho JASDF khả năng phòng ngự từ xa. Tên lửa này được giới thiệu là có khả năng tàng hình. Nguồn ảnh: Sina.
XASM-3E sẽ là vũ khí chủ lực của tiêm kích F-2, phiên bản F-16 sản xuất tại Nhật Bản. Mỗi chiếc F-2 có thể mang theo 2 tên lửa XASM-3E đem lại khả năng chống hạm mạnh mẽ. Nguồn ảnh: Sina.
Năm 2017, tên lửa XASM-3 đã được thử nghiệm từ tiêm kích F-2. Tàu khu trục DDH-143 Shirane ngưng hoạt động được sử dụng làm bia. XASM-3 đã nhấn chìm DDH-143 ngay phát bắn đầu tiên. Nguồn ảnh: Sina.
DDH-143 có lượng choán nước 7.500 tấn chứng minh khả năng nhấn chìm mọi chiến hạm, bao gồm tàu sân bay. Với tàu sân bay có thể cần nhiều hơn 1 tên lửa XASM-3, nhưng chỉ cần một phát bắn trúng cũng có thể vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của nó. Nguồn ảnh: Global Security.
Giới phân tích nhận định tên lửa XASM-3E sẽ được JASDF sử dụng để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc. F-2 kết hợp với XASM-3E sẽ là vũ khí phòng ngự hiệu quả. Nguồn ảnh: Sina.
Trang mạng Sina cho rằng tên lửa này là mối đe dọa đối với tàu sân bay Trung Quốc cũng như các chiến hạm khác của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang có kế hoạch nâng cấp tên lửa XASM-3 cho phép đạt tới tốc độ Mach 5, tốc độ mà việc đánh chặn gần như là bất khả thi. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem video: Tiêm kích F-2 của Phòng vệ trên Không Nhật Bản thử nghiệm tên lửa XASM-3E (nguồn NavyRecognition)