Thông tin về vụ phóng tên lửa PRS-1M được hãng Sputnik dẫn tuyên bố của chuyên gia quân sự Nga, ủy viên Hội đồng Xã hội trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang, ông Igor Korotchenko cho biết, cuộc thử nghiệm mẫu PRS-1M được tiến hành trên thao trường Sary-Shagan trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Nga.Chuyên gia Korotchenko nói: "Tên lửa nâng cấp PRS-1M sẽ thay thế cho tên lửa đánh chặn 53T6 sắp hết hạn vận hành - đây thực sự là một sản phẩm mới. Trong khi bảo lưu trọng lượng và kích thước đặc trưng của mẫu cũ (tên lửa 53T6), PRS-1M còn được trang bị động cơ mới và trạm thiết bị điện tử mới về nguyên tắc, đẩy tăng đáng kể tốc độ và tầm bay cao của tên lửa đánh chặn".Theo những thông tin ít ỏi được Nga tiết lộ về tên lửa PRS-1M cho biết, đạn tên lửa đánh chặn này thuộc hệ thống phòng thủ tầm cao A-235 Nudol được thiết kế để đối phó với những mục tiêu tầm cao, vệ tinh của đối phương và nó sẽ trở thành lá chắn bảo đảm an toàn cho Moscow và các trung tâm công nghiệp của Nga.Đây là câu trả lời của Nga đối với hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở các nước NATO. Chuyên gia này cũng cho biết thêm rằng, các chuyên gia quân sự Mỹ cũng thừa nhận loại tên lửa mới này của Nga hoàn toàn vượt trội hơn hẳn các phiên bản tương tự của Mỹ.Chuyên gia này nhấn mạnh rằng, so với hệ thống tên lửa A-135 phiên bản mới vượt trội hơn hẳn. Đặc biệt các thành phần của tổ hợp của phiên bản này được đặt trên khung gầm xe chuyên dụng cho phép tăng khả năng cơ động, vì vậy có thể triển khai dễ dàng trên lãnh thổ Nga.Tầm xa của A-235 cũng tăng đáng kể khoảng 1500 km và có thể bay cao đến trên 800 km. Còn phần chiến đấu không khác gì cho với phiên bản cũ. Khả năng đánh chặn của A-235 sẽ được chia làm 3 cấp độ: Đạn tên lửa PRS-1M sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500km và tầm cao trên 800 km; tên lửa 58R6 – 1.000km và 120km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350km và độ cao 40-50km.Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của đối phương. Với tầm cao đánh chặn đạt được, Nga tin rằng hệ thống A-235 hoàn toàn đủ sức bắn hạ cả vệ tinh đối phương.Dù nhiều thông tin về vũ khí này vẫn được Nga bảo mật nhưng trang Business Insider dẫn theo những thông tin tình báo Mỹ thu thập được cho rằng, chỉ với 20 quả tên lửa PRS-1M của hệ thống Nudol, Moscow đủ sức làm tê liệt toàn bộ vũ khí Mỹ nhờ khả năng đánh chặn vệ tinh của nó.
Thông tin về vụ phóng tên lửa PRS-1M được hãng Sputnik dẫn tuyên bố của chuyên gia quân sự Nga, ủy viên Hội đồng Xã hội trực thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang, ông Igor Korotchenko cho biết, cuộc thử nghiệm mẫu PRS-1M được tiến hành trên thao trường Sary-Shagan trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Nga.
Chuyên gia Korotchenko nói: "Tên lửa nâng cấp PRS-1M sẽ thay thế cho tên lửa đánh chặn 53T6 sắp hết hạn vận hành - đây thực sự là một sản phẩm mới. Trong khi bảo lưu trọng lượng và kích thước đặc trưng của mẫu cũ (tên lửa 53T6), PRS-1M còn được trang bị động cơ mới và trạm thiết bị điện tử mới về nguyên tắc, đẩy tăng đáng kể tốc độ và tầm bay cao của tên lửa đánh chặn".
Theo những thông tin ít ỏi được Nga tiết lộ về tên lửa PRS-1M cho biết, đạn tên lửa đánh chặn này thuộc hệ thống phòng thủ tầm cao A-235 Nudol được thiết kế để đối phó với những mục tiêu tầm cao, vệ tinh của đối phương và nó sẽ trở thành lá chắn bảo đảm an toàn cho Moscow và các trung tâm công nghiệp của Nga.
Đây là câu trả lời của Nga đối với hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ ở các nước NATO. Chuyên gia này cũng cho biết thêm rằng, các chuyên gia quân sự Mỹ cũng thừa nhận loại tên lửa mới này của Nga hoàn toàn vượt trội hơn hẳn các phiên bản tương tự của Mỹ.
Chuyên gia này nhấn mạnh rằng, so với hệ thống tên lửa A-135 phiên bản mới vượt trội hơn hẳn. Đặc biệt các thành phần của tổ hợp của phiên bản này được đặt trên khung gầm xe chuyên dụng cho phép tăng khả năng cơ động, vì vậy có thể triển khai dễ dàng trên lãnh thổ Nga.
Tầm xa của A-235 cũng tăng đáng kể khoảng 1500 km và có thể bay cao đến trên 800 km. Còn phần chiến đấu không khác gì cho với phiên bản cũ. Khả năng đánh chặn của A-235 sẽ được chia làm 3 cấp độ: Đạn tên lửa PRS-1M sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500km và tầm cao trên 800 km; tên lửa 58R6 – 1.000km và 120km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350km và độ cao 40-50km.
Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của đối phương. Với tầm cao đánh chặn đạt được, Nga tin rằng hệ thống A-235 hoàn toàn đủ sức bắn hạ cả vệ tinh đối phương.
Dù nhiều thông tin về vũ khí này vẫn được Nga bảo mật nhưng trang Business Insider dẫn theo những thông tin tình báo Mỹ thu thập được cho rằng, chỉ với 20 quả tên lửa PRS-1M của hệ thống Nudol, Moscow đủ sức làm tê liệt toàn bộ vũ khí Mỹ nhờ khả năng đánh chặn vệ tinh của nó.